Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Học thuyết pháp trị của hàn phi tử và kế thừa những yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
679.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1137

Học thuyết pháp trị của hàn phi tử và kế thừa những yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

TRẦN THỊ LÊ HƯƠNG

Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và kế thừa

những yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ra đời cách đây trên 2000 năm, lúc mà xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc

khủng hoảng ngày càng trầm trọng: Nền chính trị Thiên tử của nhà Chu suy

vong, các chư hầu nổi lên tranh bá… học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử – đỉnh

cao của tư tưởng Pháp gia đã sớm phát huy vai trò lịch sử của mình trong việc

đưa ra đường lối trị nước. Học thuyết pháp trị, tập đại thành của Hàn Phi Tử

được hình thành trên cơ sở tiếp thu chọn lọc, thống nhất ba học phái: “Pháp” của

Thương Ưởng (? – 338TCN), “Thuật” của Thân Bất Hại (401 – 337 TCN) và

“Thế” của Thận Đáo (370 – 290 TCN). Với tư cách là đường lối chiến lược

chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử

đã nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng đưa sự nghiệp nước Tần đi đến thắng

lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ khai sang quân

chủ chuyên chế, đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử Trung Quốc. Mặc dù trải

qua một thời gian dài và đầy những biến động lịch sử, tuy nhiên học thuyết Pháp

trị của Hàn Phi vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa lịch sử của nó. Đó chính là những

kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp

luật của nhà nước.

Hơn 25 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng. Đất nước ta đã thoát qua giai đoạn khó khăn, bước vào

thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội,

trong đó đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có một vai trò hết sức quan

3

trọng, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Nhận thức rõ yêu cầu đó, vừa qua đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI lần nữa đã

khẳng định: “ Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do

Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế và đời sống xã hội; giải

quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống

chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành

của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật,

kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính

đáng của mọi người dân”.

Trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu

quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những tư

tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Bởi vì những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và

phương Tây, đều là sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực

tiễn lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải

pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu

thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết. Để góp phần vào việc làm

sáng tỏ hơn nữa tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hàn Phi Tử và vận dụng

tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, tôi

mạnh dạn chọn đề tài: “Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và kế thừa những

yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho khóa luận

của mình.

4

2. Lịch sử vấn đề

Vấn đề nhà nước pháp quyền là một vấn đề chính trị - pháp lý rộng lớn.

Những tư tưởng của Hàn Phi Tử về nhà nước pháp quyền có một vai trò rất quan

trọng trong lịch sử cũng như hiện tại. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có

nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng của Hàn Phi về nhà nước pháp quyền cũng

như những nghiên cứu về nhà nước pháp quyền hiện đại.

Chúng ta có thể kể ra một số công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu

biểu như: Hàn Phi Tử (Nxb văn học, 2005); Hàn Phi Tử - Tinh hoa trí tuệ qua

danh ngôn (Nxb văn hóa thông tin, 2008); Hàn Phi Tử - Tập đại thành sự phát

triển tư tưởng pháp gia (Nxb Đồng Nai, 1995); Bách khoa toàn thư tinh tuý văn

học cổ điển Trung Quốc (1995); Hàn Phi Tử. Sự phát triển của tư tưởng Pháp

gia, Nxb. Đồng Nai; Hàn Phi, Phan Ngọc dịch (1990), Hàn Phi Tử, tập I, Nxb.

Văn học và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Hà Nội; Hàn Phi, Phan

Ngọc dịch (1990), Hàn Phi Tử, tập II, Nxb. Văn học và Hội Văn học nghệ thuật

Hà Nam Ninh, Hà Nội; Những vấn đề lí luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật

(Nxb chính trị quốc gia, 1995); GS. Đoàn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và

công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006);

GS.VS.Nguyễn Duy Quý, PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn , Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực tiễn (Nxb

chính trị quốc gia, 2010)… Và rất nhiều bài viết trên các tạp chí như: Nguyễn

Thị Kim Bình, Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử,

Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 3(2008); Vũ Kim

Dung, Lý luận nhận thức trong triết học Hàn Phi Tử, Viện Triết học, viện KH –

XH Việt Nam số 2/2002. Nguyễn Tài Đông, Tư tưởng Pháp trị Hàn Phi

Tử, Tạp chí triết học, số 12, tháng 12/2006…

5

Nhìn chung, ở góc độ nào các tác giả cũng đã nói khá sâu và rõ ràng tư

tưởng Pháp trị của Hàn Phi cũng như những vấn đề về nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của

học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài

này. Từ việc nghiên cứu những tư tưởng của Hàn Phi về nhà nước pháp quyền,

cũng như phân tích cụ thể tình hình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta

hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

- Mục đích: Đề tài nghiên cứu nhằm phác hoạ một cách chân thực trên

những nét cơ bản nhất trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, chỉ ra các yếu

tố hợp lý trong học thuyết ấy và khẳng định sự cần thiết phải kế thừa những yếu

tố đó để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hoá những yếu tố hợp lý trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi

Tử về việc xây dựng nhà nước và pháp luật theo đường lối Pháp trị trên cơ sở

các tài liệu đã có hiện nay.

+ Trên cơ sở tìm hiểu những điểm hợp lí trong học thuyết pháp trị của Hàn

Phi Tử, đề tài chỉ ra sự kế thừa, vận dụng những tư tưởng ấy của Đảng và Nhà

nước ta trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

hiện nay.

6

4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là những quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước và pháp luật; quan điểm đổi

mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Phương pháp luận nghiên cứu: Toàn bộ đề tài được nghiên cứu dựa vào

phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, các nguyên tắc nhận thức khoa học

của nó như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển,

nguyên tắc lịch sử cụ thể, v.v… và sử dụng các phương pháp cụ thể như: So

sánh, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, kết hợp logic và

lịch sử, kết hợp cái đặc thù và cái phổ biến.

5. Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài này giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn, khoa học hơn những tư

tưởng của Hàn Phi về đường lối pháp trị. Nhận thấy rõ vai trò và tác dụng của

những tư tưởng ấy trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn

là giúp chúng ta tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của Hàn Phi để

xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Đề tài nghiên cứu đã giúp tác giả có được một nhận thức và một khối

lượng kiến thức tương đối có hệ thống và sâu sắc về học thuyết pháp trị của Hàn

Phi Tử nói riêng và về nhà nước pháp quyền nói chung hiện nay; giúp tác giả có

thêm kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu khoa học…

- Kết quả đề tài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học

tập các môn học Triết học xã hội, lịch sử triết học phương Đông cổ đại, các môn

học : Chính trị, Giáo dục công dân... Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể

sử dụng để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh và sinh viên trong nhà trường

và ngoài xã hội…

7

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung

trọng tâm của đề tài khoá luận gồm 2 chương với 4 tiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!