Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác
MIỄN PHÍ
Số trang
61
Kích thước
338.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1466

Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Mở đầu..................................................................................................................................3

Chương 1: Học thuyết giá trị thặng dư................................................................................5

1.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản................................................................................5

1.1.1 Công thức chung của tư bản............................................................................5

1.1.2 Mẫu thuẫn của công thức chung của tư bản....................................................5

1.1.3 Hàng hóa sức lao động.....................................................................................7

1.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư...............................................................................9

1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư..................................................................................9

1.2.2 Bản chất của tư bản và sự phân chia tư bản.................................................10

1.2.3 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư..........................................................12

1.2.4 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư...................................................12

1.2.5 Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản15

1.3.Tiền công trong chủ nghĩa tư bản................................................................................16

1.3.1 Bản chất kinh tế của tiền công.......................................................................16

1.3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công...............................................................17

1.3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế....................................................17

1.4 Tích lũy tư bản.............................................................................................................19

1.4.1Thực chất và động cơ tích lũy tư bản.............................................................19

1.4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản..........................19

1.5. Hình thái tư bản và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.........................22

1.5.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận...............22

1

1.5.2 Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng................................................28

................................................................................................................................................

1.5.2.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.............................28

1.5.2.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay........................................................30

1.5.2.3 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán........................................32

1.5.2.4 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô TBCN

...........................................................................................................................34

Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác..................................................................................40

2.1 Quan điểm của các trường phái trước C.Mác..................................................40

2.1.1 Quan điểm của trường phái trọng thương................................................40

2.1.2 Quan điểm của trường phái Cổ điển........................................................40

2.2 Những hạn chế của những quan điểm trước C.Mác........................................42

2.3 Đóng góp của C.Mác đối với học thuyết giá trị thặng dư................................43

Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay...........48

3.1 Thực tiễn Hàng hóa sức lao động ở Việt Nam:..................................................................48

3.2 Thực tiễn vấn đề “sản xuất giá trị thặng dư” ở Việt Nam................................................ 48

3.3 Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa..................................................................................49

3.4 Liên hệ tư bản thương nghiệp ở Việt Nam hiện nay:.........................................................52

3.5 Liên hệ tư bản cho vay ở Việt Nam hiện nay:....................................................................56

3.6 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn

hoạt động TTCK:...............................................................................................................60

3.7 Liên hệ tư bản địa tô ở Việt Nam hiên nay: ......................................................................62

PHẦN MỞ ĐẦU

2

1. Tính cấp thiết của tiểu luận:

Trong toàn bộ học thuyết của C.Mác thì học thuyết giá trị thặng dư được Lênin

đánh giá là “viên đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mác”. Điều đó cho chúng ta thấy vai

trò ý nghĩa to lớn của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác. Học thuyết giá trị thặng dư

của C.Mác khẳng định rõ cả luận cứ về mặt lý thuyết và luận cứ về mặt thực tế, mang ý

nghĩa khoa học sâu sắc, đã giải thích được trọn vẹn nhất, cho phép giải thích được những

hạn chế của các nhà kinh tế trước C.Mác.

Chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công

nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta cần

vận dụng tốt nhiều học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.

Tiểu luận đề tài “Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn

ở Việt Nam hiện nay” sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực về cả phương diện lý luận và giá trị

thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận:

Tiểu luận nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

• Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.

• Liên hệ thực trạng ở Việt Nam liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu: học thuyết trước C.Mác, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác,

học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.

• Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận có liên hệ đến thực tiễn trong phạm vi ở Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:

• Tiểu luận đã sử dụng phương pháp mô tả: để mô tả các khái niệm, tính chất đặc điểm của

học thuyết giá trị thặng dư.

• Tiểu luận đã sử dụng phương pháp phân tích: để phân tích các ưu điểm và hạn chế của

học thuyết giá trị thặng dư trước C.Mác,phân tích học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.

• Tiểu luận đã sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo, thu thập ý kiến của các nhà

khoa học, các nhà kinh tế, tham khảo tài liệu sách báo mạng internet…

3

5. Hạn chế của tiểu luận:

Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm tiểu luận cũng gặp phải những khó khăn nhất

định: Xuất phát từ nhiều vấn đề thực tiễn ở nước ta liên quan đến đề tài nên một số vấn

đề thực tiễn có thể nhóm chưa đề cập đến trong tiểu luận.

6. Kết cấu của tiểu luận:

Chương 1: Thuyết giá trị thặng dư

Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác

Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản

1.1.1 Công thức chung của tư bản

Theo Các Mác thì tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công

thức: H – T - H (Hàng - Tiền - Hàng) còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì

theo công thức: T - H - T’ (Tiền - Hàng - Tiền).

4

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H - T tức là Hàng -

Tiền) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H tức là Tiền - Hàng), ngoài ra điểm xuất phát và

điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông

hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Trong khi đó, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng

hành vi mua (T - H tức Tiền - Hàng) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’ tức Hàng -

Tiền'); tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò

trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị tăng thêm.

Như vậy thì tư bản phải vận động theo công thức T-H-T’ để có giá trị mới. T' (tức

là Tiền sau một vòng lưu thông sẽ được tính bằng công thức: T’ = T + ΔT, trong đó: ΔT

là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư. Còn số tiền ứng ra ban đầu (Tiền ban đầu

dùng để mua hàng ở đầu chu trình lưu thông này) với mục đích thu được giá trị thặng dư

trở thành tư bản và tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư

cho nhà tư bản.

Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng

không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản, với T’ = T

+ m

1.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t.

Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá

trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư. Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay

đổi hình thái của giá trị từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị

trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tiền không lớn lên,

do đó giá trị không tăng thêm.

Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc

thấp hơn giá trị thực của hàng hóa nhưng cũng không làm tăng giá trị thặng dư vì tính

chung tổng thể trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa

là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.

5

Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, mua may, bán đắt hay lừa lọc, ép giá, nói

thách, nói xạo để được lợi thì chính bản thân người thực hiện hành vi đó được lợi nhưng

tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu

được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác. Như vậy trao đổi

không ngang giá thì giá trị không tăng thêm

Xem xét nhân tố tư bản ngoài lưu thông đồng nghĩa với việc không có sự tiếp xúc

giữa tiền- hàng. Nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông ví dụ như đem chôn,

cất, dấu, tích trữ, tàng trữ, không đầu tư gì cả.... thì cũng không thể làm cho tiền của mình

tăng thêm lên được , sẽ không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con. Mặt khác nếu hàng không

được đưa vào lưu thông nghĩa là hàng sẽ dùng trực tiếp vào sản xuất hoặc tiêu dùng thì

cũng không làm tăng giá trị thặng dư được. Cụ thể, khi hàng dùng vào sản xuất thì giá trị

của nó sẽ dịch chuyển vào sản phẩm. Còn khi hàng dùng vào tiêu dùng cá nhân thì cả giá

trị và giá trị sử dụng cũng mất đi.

Như vậy, cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng

thêm.Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phải

tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản

không bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng

hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó

là sức lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn

hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng

dư.

Thông qua hàng hóa sức lao động này mà tạo ra sự chuyển hóa trong lưu thông,

tạo ra giá trị mới, theo đó công thức T - H - T' có thể được hiểu là: T là tư bản, là số tiền

đầu tư ban đầu, trong đó một phần sẽ đầu tư vào để mua máy móc, nhà xưởng, một phần

mua nguyên liệu và một phần thuê nhân công, H chính là hàng hóa sức lao động, thông

qua sức lao động của con người sẽ tác động vào máy móc, vật liệu để tạo nên những H

(hàng hóa) có giá trị cao hơn so với giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc chiếm đoạt H

này và bản để thu về T' (giá trị mới cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư).

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!