Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
525.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương

trình giảm nghèo

Lê Thị Thúy

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Tú

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận, chính trị pháp lý và cơ sở thực tiễn thực hiện hoạt

động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo. Phân tích, đánh giá thực

trạng triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

để thấy được những mặt ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và

nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng

cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong

thời gian tới.

Keywords: Lịch sử nhà nước; Trợ giúp pháp lý; Pháp luật Việt Nam; Xóa đói

giảm nghèo

Content

Trên cơ sở Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống

trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời để giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối

tượng chính sách. Để khẳng định tầm quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý cũng như tạo

cơ sở pháp lý bền vững thúc đẩy công tác này phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giúp đỡ

pháp luật của người dân, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua

Luật Trợ giúp pháp lý (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007). Luật đã quy định các hoạt động

trợ giúp pháp lý.

Đến nay, hoạt động này đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong

đời sống pháp luật của xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện

về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo và được cụ thể hóa tại Quyết định số 07/2006/QĐ-

TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh

tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135

giai đoạn II) và Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (sau

đây gọi là các chương trình giảm nghèo).

Có thể nói, mặc dù hoạt động trợ giúp pháp lý mới được bổ sung vào các chương

trình giảm nghèo và bắt đầu được triển khai thực hiện từ quý IV năm 2007, nhưng đã

mang lại một số kết quả bước đầu, đó là: thành lập và hướng dẫn việc tổ chức sinh hoạt

cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động, thực hiện trợ giúp pháp lý

cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bằng các hình thức khác nhau, cung cấp

thông tin pháp lý… đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân,

tạo điều kiện cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn được tiếp cận với dịch vụ pháp lý, tìm hiểu pháp luật để bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của mình, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa,

hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đồng thời tham gia phát triển kinh tế, vươn lên

xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên nhưng việc thực hiện hoạt động

trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn một số tồn tại như: chưa đáp ứng

có hiệu quả tất cả nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân do nhận thức của các cấp chính

quyền địa phương còn chưa đầy đủ về hoạt động này, văn bản hướng dẫn thực hiện còn

một số bất cập, những hạn chế về năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý, kinh phí

đầu tư cho hoạt động này còn hạn hẹp, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận

với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa...

Xuất phát từ những kết quả đạt được của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương

trình giảm nghèo, để khắc phục những hạn chế, bất cập trên và nhằm đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu của người dân, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ mang

tính chất ưu đãi của nhà nước thì việc nghiên cứu đề tài "Hoạt động trợ giúp pháp lý

trong các chương trình giảm nghèo" là cần thiết cả về phương diện lý luận cũng như

phương diện thực tiễn để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong các

chương trình giảm nghèo giai đoạn tiếp theo.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!