Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1117

Hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SƠN

HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƢ

VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

CỦA THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH.

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

NGUY

ỄN VĂN SƠN LU

ẬN VĂN CAO H

ỌC NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SƠN

HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƢ

VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

CỦA THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH.

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ: 60.38.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MINH KHÔI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là

công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong

luận văn này là xác thực. Các ý kiến, khái niệm khoa học tham

khảo từ các tài liệu khác đã được chú dẫn và liệt kê trong tài liệu

tham khảo.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên.

Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN SƠN

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP

CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƢ VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI, TỐ CÁO CỦA THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH. 5

1.1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh....................................................................................................................5

1.1.1. Khái quát chung về Hội đồng nhân dân............................................................ 5

1.1.2. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh............................................... 6

1.1.3. Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .................................................... 7

1.1.4. Địa vị pháp lý của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh......................... 8

1.1.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ...........10

1.2. Nội dung tiếp công dân, xử lý đơn thƣ và giám sát việc giải quyết

khiếu nại tố cáo của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ...........................13

1.2.1. Hoạt động tiếp công dân...................................................................................13

1.2.2. Hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ......................................................20

1.2.3. Hoạt động giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo......................25

1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thƣ và giám

sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh.................................................................................................................................29

1.3.1. Vai trò.................................................................................................................29

1.3.2. Ý nghĩa ...............................................................................................................30

Kết luận chƣơng 1............................................................................................31

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN, XỬ

LÝ ĐƠN THƢ VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

CỦA THƢỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ MỘT SỐ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...................................................................................32

2.1. Các yếu tố tác động đến thực trạng công tác tiếp công dân, xử lý đơn

thƣ và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thƣờng trực Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh..................................................................................................................32

2.2. Thực trạng hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thƣ và giám sát việc

giải quyết khiếu nại của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.....................38

2.2.1. Thực trạng hoạt động tiếp công dân................................................................38

2.2.2. Thực trạng hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo....................................42

2.2.3. Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.....................................46

2.3. Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động tiếp công dân, xử lý

đơn thƣ và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thƣờng trực Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh........................................................................................................50

2.3.1. Hệ thống quy định của pháp luật về hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư

và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

...................................................................................................................................................50

2.3.2. Quy định chung về chủ thể, nội dung, phương thức tiếp công dân, xử lý đơn

thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh.............................................................................................................................................52

2.3.3. Về cơ chế đảm bảo hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ........................59

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tiếp công dân, xử lý

đơn thƣ và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thƣờng trực Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh........................................................................................................62

2.5. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện.................................................71

2.5.1. Phương hướng, nhu cầu ...................................................................................71

2.5.2. Mộtsố giải pháp cụ thể.....................................................................................73

Kết luận chƣơng 2............................................................................................80

KẾT LUẬN...................................................................................................81

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khiếu nại, tố cáo là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng nhà nước. Khiếu

nại, tố cáo phát sinh và được ghi nhận như một lẽ tự nhiên trong quá trình vận động,

phát triển và tồn tại của mỗi chế độ xã hội, của mỗi nhà nước.

Quyền khiếu nại, quyền tố cáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống

các quyền công dân, quyền con người. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là quyền phản

kháng, quyền tự vệ hợp pháp trước các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thực hiện

quyền khiếu nại, quyền tố cáo công dân đồng thời tham gia vào hoạt động kiểm tra,

giám sát xã hội; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước1

.

Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo công dân yêu cầu xử lý các quyết

định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của

người có chức vụ, quyền hạn hoặc các cá nhân trong xã hội; góp phần quan trọng

vào bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tuân thủ nghiêm minh

pháp luật, tăng cường kỷ luật nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của

các cơ quan, tổ chức.

Mặc dù vậy, khi thực hiện các quyền này, công dân luôn gặp phải những

thách thức như: Rào cản về quyền, lợi ích và sự ràng buộc bởi các quan hệ được xác

lập giữa họ và các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; bởi lợi thế và sự khác

biệt khi so sánh giữa một cá nhân với một tổ chức, những vấn đề được hình thành từ

tập quán, phong tục, đặc điểm dân cư và xã hội; bởi những vấn đề được hình thành

từ các quy định của pháp luật, cấu trúc của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

và từ chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,

nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã có

nhiều cố gắng để hoàn thành tốt chức trách được Đảng và nhân dân giao phó, trong

đó có hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong thực tế hoạt động này của Thường trực

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn, do Luật tổ chức Hội đồng

nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa

quy định chế tài đủ mạnh đối với các cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng các cơ

1 Nguyễn Thị Hồng Thơm (2010), Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước

ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, luận văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, khoa Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2

quan, đơn vị chậm giải quyết hoặc không trả lời khiếu nại, tố cáo của công dân do

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chuyển đến, nên việc đôn đốc, giám sát còn

gặp nhiều khó khăn; việc tổ chức giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh về nội dung này chưa được nhiều, hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đáp ứng

được nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát

của Hội đồng nhân dân như:

- Cơ chế kiểm tra và giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật - NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 của tiến sĩ Đào Trí Úc;

- Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước - NXB

Pháp lý, 1998 của tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung;

- Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, 1998 của tác giả Vũ Mạnh Thông;

- Nguyễn Thanh Minh, Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân thành

phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Tp.Hồ Chí

Minh năm 2006;

Và một số bài viết đề cập đến hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như bài:

- “Thực trạng và giải pháp để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh nâng cao

hiệu quả công tác tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị,

khiếu nại, tố cáo của công dân” của tác giả Vũ Đình Ngọc - Uỷ viên Thường trực Hội

đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp;

- “Vai trò của các cơ quan giám sát trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” của tác

giả Trần Lan Hương đăng trên website Viện Khoa học Thanh tra;

- “Cần chế tài đủ mạnh đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công

dân” của tác giả Đinh Trung Phụng - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình

đăng trên báo Đại biểu nhân dân ngày 30/8/2012

- “Đối thoại trong công tác tiếp công dân”của tác giả Thanh Thuỷ đăng trên

Bản tin hoạt động Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La số 05 (2011 - 2016) và một số bài

viết, báo cáo sơ, tổng kết có liên quan đến công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư

khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Tuy nhiên chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về hoạt

động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nhằm khảo sát thực trạng hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và kiến

nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để

công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu tố của Thường trực

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khắc phục được tình

trạng chuyển đơn chồng chéo, trùng lặp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công

tác giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo của công dân.

Căn cứ mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hệ thống các quan

điểm, làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý, khảo sát thực trạng để tìm ra nguyên

nhân của những bất cập, hạn chế trong hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và

giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh. Từ đó đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

có liên quan, nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát

việc giải quyết khiếu nại của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó,

đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận và thực trạng của hoạt

động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của

Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, bám sát đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước kết

hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp

hệ thống, phương pháp tiếp cận, phương pháp luận chung, phương pháp thống kê số

liệu, phân tích vụ việc điển hình để đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

- Ý nghĩa:

Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp thiết thực vào hoạt động nghiên

cứu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đánh giá thực trạng

và những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của

Thường trực Hội đồng nhân dân. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể

nhằm khắc phục những bất cập hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

4

tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

- Tính mới của đề tài

+ Xây dựng một cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện các quy định

của pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh nói chung và hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng, dựa

trên những hoạt động thực tiễn của Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành

phố trên cả nước.

+ Phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động tiếp

công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường

trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, từ đó đề xuất xây dựng, ban hành mới và sửa đổi,

bổ sung các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân,

Thường trực Hội đồng nhân dân phù hợp với Hiến pháp 2013 và yêu cầu thực tiễn

nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực

Hội đồng nhân dân các cấp.

7. Bố cục của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu

tham khảo.

Phần nội dung gồm:

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn

thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh.

Chương 2. Thực trạng về hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và

một số giải pháp hoàn thiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!