Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG VIỆT HỒNG
HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA TÒA ÁN SƠ THẨM TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG VIỆT HỒNG
HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA TÒA ÁN SƠ THẨMTRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả,
không hề sao chép từ luận văn của các tác giả khác. Tác giả chịu trách nhiệm
danh dự về công trình nghiên cứu của mình.
Người viết
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BAST Bản án sơ thẩm
BLDS Bộ luật Dân sự
BLLĐ Bộ luật Lao động
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
HĐTPTANDTC Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
GĐT Giám đốc thẩm
GQVA Giải quyết vụ án
LDS Luật Dân sự
LHN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình
PLTTGQCVADS Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
PLTTGQCTCLĐ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động
QH Quận, huyện
TAND Tòa án nhân dân
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTDS Tố tụng dân sự
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình thụ lý và giải quyết án của Tòa án nhân dân Tp.Hồ Chí
Minh từ năm 2009 đến năm 2013
Bảng 2: Phân tích tỷ lệán dân sự, HNGD, LD, KDTM trong tổng số thụ
lý
Bảng 3. Tình hình thụ lý và giải quyết vụ án dân sự, HNGD, LĐ, KDTM
của Tòa án nhân dân Tp.HCM từ năm 2009 đến năm 2013
Bảng 4. Số lượng bản án sơ thẩm DS, HNGĐ, LĐ, KDTM bị Tòa án cấp
phúc thẩm hủy hàng năm
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA TÒA ÁN SƠ THẨM TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ. 5
1.1. Khái niệm và đặc trƣng pháp lý của hoạt động thu thập chứng cứ do
Tòa án sơ thẩm thực hiện trong giải quyết vụ án dân sự................................. 5
1.1.1. Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án sơ thẩm thực hiện trong
giải quyết vụ án dân sự .......................................................................................... 5
1.1.2. Đặc trưng pháp lý của hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án sơ thẩm
thực hiện trong giải quyết vụ án dân sự................................................................. 9
1.2. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong giải quyết vụ
án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự trƣớc ngày 01/01/2005................... 15
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1990....................................................................... 15
1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 2004....................................................................... 15
1.3. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong giải quyết vụ
án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nƣớc............................. 17
1.3.1. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong tố tụng dân sự
của Liên bang Nga. .............................................................................................. 17
1.3.2. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong tố tụng dân sự
của nước Cộng hòa Pháp..................................................................................... 19
1.3.3. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong tố tụng dân sự
của nước Cộng hòa Liên bang Đức ..................................................................... 21
CHƢƠNG 2.
HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN SƠ THẨM
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT................................................................... 24
2.1. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong giải quyết vụ
án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành................................................ 24
2.1.1. Hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử sơ thẩm .................................................................................................. 24
2.1.2. Hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện trong quá trình diễn ra
phiên tòa sơ thẩm ................................................................................................. 47
2.2. Thực tiễn hoạt động thu thập chứng của Tòa án sơ thẩm, các vƣớng mắc
và kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................... 51
2.2.1. Thực tiễn áp dụng các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm 51
2.2.2. Các vướng mắc trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................................................. 55
Kết luận ...................................................................................................... 80
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thủ tục tố tụng dân sự, chứng cứ có một vai trò quan trọng trong việc
chứng minh và giải quyết vụ án dân sự. Chứng cứ có thể các đương sự thu thập và
giao nộp cho Tòa án, nhưng pháp luật cũng qui định cho Tòa án có quyền thu thập
chứng cứ trong một số trường hợp nhất định. Trong thực tế, hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án sơ thẩm rất quan trọng trọng việc xây dựng hồ sơ vụ án.
Những chứng cứ do các bên đương sự cung cấp, trong nhiều trường hợp chưa đầy
đủ, chưa có cơ sở vững chắc để phán quyết về vụ án. Có những tình tiết của vụ án
cần phải được Tòa án thu thập thêm những chứng cứ cần thiết để xác định, chứng
minh. Việc thu thập chứng cứ của các đương sự trong nhiều trường hợp còn gặp
những trở ngại khách quan như khi đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp chứng cứ không được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án là một nguồn bổ sung chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ
và toàn diện để giải quyết vụ án được nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thời gian qua,
những qui định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm còn nhiều bất
cập, phần nào làm hạn chế kết quả thu thập chứng cứ của Tòa án.
Để góp phần nghiên cứu những qui định của pháp luật tố tụng dân sự về hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm, làm rõ những vướng mắc, bất cập của
pháp luật, từ đó góp phần kiến nghị hoàn thiện qui định của pháp luật về hoạt động
thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm, tác giả chọn đề tài “Hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyếtvụ án dân sự” làm Luận
văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân cấp sơ
thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự trong thời gian qua, đã có một số công
trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề này như:
Nguyễn Thị Minh Hằng, “Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2007. Tại công trình này, tác giả nghiên cứu
qui định của pháp luật về việc chứng minh của các chủ thể trong tố tụng dân sự Việt
Nam. Vũ Trọng Hiếu,“Chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ Luật học (1998). Công trình này, tác giả cũng nghiên
cứu về khái niệm chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Đây là những công trình khoa học, được các tác giả nghiên cứu một cách công phu,
2
nhưng có giới hạn là nghiên cứu trong thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự chưa được
sửa đổi bổ sung.
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có các bài viết của Phạm Hữu
Thư, về“Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân
sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số 9/1998); Hoàng Ngọc Thỉnh, “Chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học năm 2004; Nguyễn Công Bình,
“Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học năm 2005.
Các tác giả này cũng nghiên cứu những qui đinh về chứng minh trong tố tụng dân
sự Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài viết ngắn, nghiên cứu hoạt động chứng
minh của mọi chủ thể có quyền và nghĩa vụ chứng minh, chứ không riêng chủ thể là
Tòa án nhân dân và thời điểm nghiên cứu trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự thay đổi,
bổ sung năm 2011.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung từ năm 2011, có
nhiều qui định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm đã
được sửa đổi, bổ sung, những công trình nghiên cứu nêu trên chưa có điều kiện cập
nhật. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên cũng là nguồn tham khảo quan
trọng để tác giả có thể hoàn thành tốt phần nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận của hoạt động thu thập chứng
cứ do Tòa án sơ thẩm thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích, đánh giá qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành và
những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tại Tòa án để làm cơ sở cho các kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong tố
tụng dân sự Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chú trọng nghiên cứu qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành,
không nhằm tới việc nghiên cứu, so sánh với pháp luật các nước. Trong pháp luật
Việt Nam hiện hành, đề tài tập trung nghiên cứu những qui định cụ thể về hoạt động
thu thập chứng cứ của đối tượng chủ thể là Tòa án và ở cấp giải quyết vụ án là sơ
thẩm. Đó chính là những căn cứ pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm của Tòa án nhân dân.