Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1163

Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân phường - Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HÙNG VƢƠNG

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Nhiêm

Học viên: Nguyễn Hùng Vƣơng

Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Khóa: 25

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Hoạt động giám sát

của Hội đồng nhân dân phường từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công

trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS

Vũ Văn Nhiêm. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học

của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác.

Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và

trung thực.

Tác giả

Nguyễn Hùng Vƣơng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Hội đồng nhân dân HĐND

2 Ủy ban nhân dân UBND

3 Tòa án nhân dân TAND

4 Văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL

5 Viện kiểm sát nhân dân VKSND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................2

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ...........................................5

6. Bố cục của luận văn ..........................................................................................5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG.............................................................6

1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt

Nam về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phƣờng từ năm 1945

đến nay ...................................................................................................................6

1.2. Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân phƣờng ...........................................9

1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân

dân phƣờng..........................................................................................................12

1.3.1. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường......12

1.3.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường và sự

khác biệt giữa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường và Hội

đồng nhân dân xã..........................................................................................15

1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường...23

1.4. Các chủ thể giám sát cụ thể của Hội đồng nhân dân phƣờng .................25

1.4.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường .......................25

1.4.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân phường.35

1.4.3. Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân phường. 40

1.4.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân phường.........42

Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................44

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG

NHÂN DÂN PHƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...................................45

2.1. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phƣờng ...........45

2.1.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

phường...........................................................................................................45

2.1.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

phường tại Thành phố Hồ Chí Minh...........................................................50

2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

phƣờng .................................................................................................................65

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân phường..........................................................................................65

2.2.2. Các giải pháp khác bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát của Hội

đồng nhân dân phường.................................................................................67

Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................71

Kết luận chung.........................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên

quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung, của

HĐND nói riêng. Chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND đó được thể

hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và được kịp thời cụ thể hoá thành các quy định

trong Hiến pháp năm 2013, Luật hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND năm 2015,

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Nghị quyết Hội nghị Trung ương

5 Khoá X đề cập sâu đến mô hình tổ chức HĐND quận, huyện, phường với việc thí

điểm không tổ chức HĐND ở cấp này tại một số địa phương.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chế định HĐND trong tổ chức

chính quyền địa phương cũng nhằm khẳng định và bảo đảm quyền làm chủ của

người dân trong việc có cơ quan đại diện và giám sát cơ quan hành chính nhà nước.

Theo đó việc tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương phải phù hợp với đặc

điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhưng vẫn phải

trên nguyên tắc: Ở đâu có cơ quan hành chính, ở đó có sự giám sát của HĐND là cơ

quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và

Hội đồng nhân dân. Vì vậy, Quốc hội và HĐND có vị trí và vai trò đặc biệt quan

trọng trong bộ máy Nhà nước. Giám sát là một trong những chức năng quan trọng

của Hội đồng nhân dân. Giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng, bảo đảm

HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; Là công

cụ quan trọng, nhằm giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức thấy được những sai

sót, bất cập trong quản lý và hoạt động của mình. Thông qua hoạt động giám sát,

HĐND phát hiện những vấn đề bất cập, chỉ ra nguyên nhân và có những kiến nghị,

đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại, thiếu sót, góp phần thúc đẩy sự phát triển

kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương. Do vậy, nâng cao

hiệu quả giám sát không chỉ là quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của cơ quan

dân cử mà còn là đòi hỏi, mong đợi từ phía cử tri.

Với sự ra đời của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cùng Quy chế

hoạt động của HĐND năm 2005 đã bước đầu thể hiện sự chú trọng, tạo điều kiện

cho vai trò kiểm tra giám sát của HĐND với UBND được phát huy và các cơ quan

đơn vị ở địa phương liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như: Đầu tư, xây dựng

và phát triển các dự án, các vấn đề y tế, giáo dục, an sinh xã hội… Hoạt động giám

2

sát của HĐND càng được hoàn thiện bởi các văn bản pháp lý ra đời sau như: Hiến

pháp 2013, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Có thể nói,

vai trò của hoạt động giám sát của HĐND ngày càng đi vào cuộc sống. Bên cạnh

những thành công đạt được, thì vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, thể hiện chủ yếu trong

hiệu quả hoạt động của nó, hoạt động quyết định và giám sát của HĐND các cấp

nói chung và HĐND phường nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, một số vấn đề về tổ

chức của hoạt động giám sát HĐND vẫn chưa được làm rõ, chưa có định hướng đổi

mới một cách cơ bản lâu dài. Đặc biệt là sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015 được ban hành, tại khoản 2 Điều 142 đạo luật này đã quy định

chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường theo

Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số

724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc tiếp tục tổ chức và

không tổ chức HĐND phường trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND nói

chung, của HĐND phường nói riêng là nhu cầu cấp thiết. Chính vì thế, tác giả lựa

chọn đề tài: “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường từ thực tiễn

thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động của HĐND không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Nhiều công

trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và

đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND

luôn là vấn đề có tính thời sự và cấp thiết. Các công trình nghiên cứu của các nhà

khoa học đều quan tâm tập trung theo một góc độ nhất định, giá trị mà các công

trình nghiên cứu đó mang lại rất cao và hướng tới sự hoàn thiện tổng thể, trong đó

tiêu biểu:

Về sách chuyên khảo có “Quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát cơ

bản” của Phạm Ngọc Kỳ (2001), Nxb Tư pháp, Hà Nội đã đề cập đến các vấn đề lý

luận cũng như pháp lý về quyền giám sát của HĐND trên cơ sở Luật Tổ chức

HĐND và UBND năm 1989. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những yêu cầu về kỹ

năng giám sát cơ bản mà HĐND cần thực hiện để đạt hiệu quả trong việc thực hiện

hoạt động giám sát. Ngoài ra, có “Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân” của

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2016), Nxb Tư pháp, Hà Nội giới thiệu chức năng

giám sát của Hội đồng địa phương trên thế giới và phân tích chức năng giám sát của

HĐND Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát của

3

HĐND.

Ở góc độ bài báo có “Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà

nước và các cơ chế thực hiện giám sát” của GS.TS Đào Trí Úc (2003), Tạp chí Nhà

nước và pháp luật. Bài viết đề cập đến các quan niệm về giám sát việc thực hiện

quyền lực Nhà nước và đưa ra cơ sở lý luận về các cơ chế thực hiện hoạt động giám

sát. Bài viết phân tích và đánh giá khá sâu về các quan niệm về hoạt động giám sát.

Các tài liệu trên là cơ sở để tác giả có thể kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về

hoạt động giám sát của HĐND phường.

Bên cạnh đó, có các Luận án Tiến sỹ Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

của Nguyễn Hải Long (2012), “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của

Hội đồng nhân dân”, Luận văn Thạc sĩ Vũ Mạnh Thông (1998), “Nâng cao hiệu

lực giám sát của HĐND cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay”,

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Hải Long (2006), “Đổi mới hoạt

động giám sát của HĐND cấp tỉnh”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát của

HĐND qua thực tiễn ở một số tỉnh: Hồ Thị Hương (2006), “Nâng cao hiệu quả

giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”; Đề tài nghiên cứu

khoa học của HĐND tỉnh Thanh Hóa (2007), “Thực trạng và những giải pháp nâng

cao chất lượng giám sát của Thường trực HĐND các cấp ở Thanh Hóa”; Phạm

Quang Hưng (2007), “Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải

Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai”, Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Phương “Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải

Dương” (năm 2009); Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Tô Thị Hồng Lê “Hoạt

động giám sát của HĐND tỉnh Lai Châu” (năm 2013); Luận văn thạc sĩ Luật học

của tác giả Trần Thị Liên “Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn

hiện nay” (năm 2011); Nhìn chung, các đề tài dưới các góc độ khác nhau, đã đề cập

đến các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của HĐND trên cơ sở

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 2003.

Trên cơ sở nghiên cứu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, tác giả sẽ kế thừa

những mặt ưu điểm và hạn chế của các đề tài đã nghiên cứu trên đây để tiếp tục

hoàn thiện và đưa ra nhận xét, đánh giá, đề xuất những giải pháp có giá trị thực tiễn

nhằm tăng cường hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!