Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại là một hoạt động quan trọng của
ngân hàng thương mại hiện đại, thể hiện vai trò của ngân hàng thương mại đối với
nền kinh tế thị trường. Hoạt động này góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực
cạnh tranh, mở rộng cơ hội để chiếm lĩnh thị phần; hạn chế rủi ro thường tập trung
vào hoạt động tín dụng, đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt
Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều
hoạt động đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và trên thị trường tài chính nói
chung. Việc phát triển hoạt động đầu tư sẽ làm tăng vị thế của SHB, góp phần đa
dạng hoá hoạt động của ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng ở
Việt Nam phát triển.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động đầu tư tại ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội” nhằm xem xét tình hình đầu tư tại đơn vị
này từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP SHB
Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư của SHB
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể là hoạt động đầu tư và vai trò
của hoạt động đầu tư đối với NHTM
Một số kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2008- 2011 của SHB
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của
luận văn gồm 3 chương:
SV: Trương Thúy An
Lớp: Đầu Tư 50F 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động đầu tư ở ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Hoạt động đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà
Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư
của ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
SV: Trương Thúy An
Lớp: Đầu Tư 50F 2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
1. Khái niệm chung về đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên,
sức lao động, trí tuệ…
Kết quả đạt được có thể là sự tăng them các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản
vật chất ( máy móc thiết bị, nhà xưởng, đường sá, bệnh viện, trường học …), tài sản
trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lí, khoa học kĩ thuật..) và nguồn nhân lực
có chất lượng, năng suất làm việc cao hơn.
2. Phân loại hoạt động đầu tư
Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư
đem lai chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại
và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính: Hoạt động đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào
lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn
rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia
vào các quá trình kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Đầu tư thương mại: là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua
hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do giá khi
mua và bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế
mà đơn thuần chỉ là quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu tài sản hàng
hóa giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ.
Đầu tư phát triển: là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh
tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện
chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi người dân trong xã hội.
Ba loại đầu tư trên luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ nhau, tuy nhiên
SV: Trương Thúy An
Lớp: Đầu Tư 50F 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
trong khuôn khổ của đề tài này, em xin tập trung chủ yếu vào hai loại đầu tư: đầu tư
phát triển và đầu tư tài chính tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, bởi đứng dưới
góc độ là một tổ chức tín dụng thì tại đây không phát triển hình thức đầu tư thương
mại.
3. Hoạt động đầu tư tại ngân hàng thương mại
3.1 Hoạt động đầu tư phát triển tại NHTM
3.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư tài sản cố định)
Là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư
XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị.
Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư
phát triển của các đơn vị.
3.1.1.1 Nhà cửa, vật kiến trúc
Mục đích đầu tư: tạo ra không gian sản xuất, vận hành quản lý và lưu trữ hàng
hóa hoặc nguyên vật liệu. Là tài sản cố định có thời gian khấu hao khá dài, có thể lên
tới 30-50 năm.
Do đặc điểm được sử dụng trong một thời gian dài nên tầm quan trọng của hệ
thống nhà xưởng càng lớn, cần phải tính toán một cách kĩ lưỡng để tránh gây ra
những hậu quả lâu dài. Một khi hệ thống nhà xưởng văn phòng và vật kiến trúc
không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý, sẽ gây ra
một sự cản trở lớn tới sự thành công của doanh nghiệp.
3.1.1.2 Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị văn phòng: gồm máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy
chiếu, điều hòa, thiết bị lưu trữ thông tin điện tử, bàn ghế, tủ tường…
Đầu tư vào máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao và có sự đổi mới
nhanh chóng. Hiện nay những dây chuyền hiện đại được khấu hao chỉ trong vòng 2-4
năm nên một dây chuyền công nghệ thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu
quả trong kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.
3.1.1.3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Phương tiện vận tải: các loại xe phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa
SV: Trương Thúy An
Lớp: Đầu Tư 50F 4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
đầu vào và đầu ra.
Phương tiện truyền dẫn: hệ thống dây điện thoại, tổng đài, hệ thống mạng,
cáp..
Hệ thống này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh,
bởi nó quyết định đến doanh số bán hàng, khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị
trường và khách hàng.
3.1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có
tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự
thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của đầu tư phát triển, nó là
việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến
khích, đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp ứng tốt hơn
cho nhu cầu sản xuất.
Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanh
nghiệp, chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh
tranh. Do vậy đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực là rất cần thiết. Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động; đầu tư cho
công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, điều kiện làm việc. Trả lương đúng và đủ cũng
được xem là hoạt động đầu tư phát triển.
3.1.2.1 Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị nhất định về chuyên môn nghiệp
vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. Phát
triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang thiết bị kiến thức kĩ năng
để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự
nghiệp của mình. Để hoàn thành tốt công tác này cần có sự đầu tư kĩ lưỡng về mọi
măt. Việc đầu tư cho giáo dục được thể hiện qua các mặt chính sau:
Đầu tư cho chương trình giảng dạy: chương trình giảng dạy thể hiện những
nội dung được đưa vào công việc của mỗi người tham gia khóa học. Chương trình
SV: Trương Thúy An
Lớp: Đầu Tư 50F 5