Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mục lục
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty ................................................ 7
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ............................... 8
1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông ................................................................................... 8
1.1.3.2. Hội đồng quản trị .......................................................................................... 8
1.1.3.3. Ban Kiểm soát .............................................................................................. 9
1.1.3.4. Tổng Giám Đốc .......................................................................................... 10
1.2. Các phòng ban chức năng của Công ty .................................................................... 10
1.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính ............................................................................. 10
1.2.4. Phòng quản lý vật tư cơ giới .............................................................................. 11
Danh mục từ ngữ viết tắt
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
VĐT: Vốn đầu tư
TSCĐ: Tài sản cố định
NLCT: Năng lực cạnh tranh
TCT: Tổng công ty
CTCP: Công ty cổ phần
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
SXKD: Sản xuất kinh doanh
VNĐ: Việt Nam đồng
SPCN: Sản phẩm công nghiệp
CP: Cổ phần
VLXD: Vật liệu xây dựng
KTĐT: Kinh tế đầu tư
BQL: Ban quản lý
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
LỜI NÓI ĐẦU
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường và nó là một tất yếu khách quan
không thể xóa bỏ. Đồng thời, cạnh tranh cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy
nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự
tồn tại và phát triển của chúng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh khiến các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao uy tín của mình
trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn này càng cao
nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với
nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của
mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến
bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá
bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính năng
động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều
sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cạnh tranh hầu như
không tồn tại. Mọi quan hệ kinh tế trong giai đoạn này đều do Nhà nước chi phối,
độc quyền quyết định, các doanh nghiệp không có môi trường cạnh tranh để phát
triển và tồn tại một cách bị động phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Nhà nước. Chính vì
vậy, nền kinh tế luôn bị kìm hãm, không có động lực để phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh nổi lên như là một tất yếu
khách quan và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trải qua thực tế chúng
ta thấy được rằng năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu kém. Vấn đề ngày càng trở
nên bức xúc hơn khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải chị áp lực cạnh
tranh trong quá trình tự do hóa thương mại khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phải thực hiện cam kết đối với các
thành viên của tổ chức này. Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh
nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trên
cả thị trường trong nước và ngoài nước. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để
phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nước nhằm tận
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
dụng có hiệu quả những cơ hội và vượt qua được những thách thức của quá trình hội
nhập. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Sông Đà 2 luôn đặt ra mục tiêu là phải
nâng cao đựơc năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nhằm giúp công ty tồn
tại và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong những năm gần
đây, công ty đã có quyết định đúng đắn là phải tiếp tục đổi mới công nghệ, đổi mới
và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể duy trì và phát triển uy tín
của mình trên thị trường.
Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian qua và góp một vài
ý kiến trong quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông
Đà 2, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại
Công ty cổ phần Sông Đà 2 ”.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên chuyên đề này chỉ tập
trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn và đưa ra
giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề
thực tập tốt nghiệp bao gồm:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008.
Chương 2: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động đầu tư nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các cô, chú, anh, chị trong Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 2, cùng sự
giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Đầu tư - Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý báu của giáo viên
hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 2 mà tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng thuộc Tổng
công ty Xây dựng Sông Đà được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 1980 có nhiệm vụ
xây dựng nhà ở cho cán bộ chuyên gia Liên Xô trên công trường thủy điện Sông Đà
và hoàn thiện toàn bộ nhà máy thủy điện Hoà Bình. Sau đó Công ty được đổi tên là
Công ty Xây dựng Sông Đà 2 rồi Công ty Sông Đà 2. Theo quyết định số 2334/QĐBXD ngày 19/12/2005, Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng ty Sông Đà chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần Sông Đà 2. Công ty chính thức được thành lập theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 0303000430 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp ngày
01/03/2006.
1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 2
Năm thành lập: 1980
Năm cổ phần hoá: 2005
Vốn điều lệ: 35 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Toà nhà 7 tầng,
Km 10 Đường NguyễnTrãi,
Thành phố Hà Đông, Hà Tây
Tên giao dịch đối ngoại: Song Da 2 Joint Stock Company
Tên viết tắt: Song Da 2 JSC
Logo:
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Thành phố
Hà Đông, Tỉnh Hà Tây
Điện thoại: 034.510 542
Fax: 034.828 255
Website: www.songda2.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0303000430 ngày 01 tháng 03 năm 2006 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 03, ngày
28/9/2007.
Niêm yết cổ phiếu trên giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 30/11/2007.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 đã không
ngừng lớn mạnh. Từ một công ty xây dựng đơn ngành, ngày nay Công ty đã trở
thành một công ty đa ngành, đa sản phẩm. Từ chỗ Công ty chỉ xây dựng các công
trình dân dụng đến nay Công ty đã tham gia vào kinh doanh rất nhiều lĩnh vực như:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình có kết cấu hạ tầng phức
tạp và qui mô lớn như sân bay, bến cảng và đường cao tốc. Đặc biệt Công ty có đủ
năng lực để đảm nhận thi công trọn gói một công trình thuỷ điện có công suất trung
bình. Ngoài ra Công ty còn đầu tư kinh kinh doanh bất động sản và sản xuất vật liệu
xây dựng...
Công ty đã tham gia các công trình trọng điểm của đất nước như Nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình. Nhà máy thuỷ điện YaLy, SêSan 3, thuỷ diện Tuyên Quang, và hiện nay
đang đảm nhận thi công chính tại công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Đối với các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã tham gia xây dựng toàn bộ 69
toà nhà cho chuyên gia Liên Xô và hoàn thiện toàn bộ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
Trường Đảng tại nước bạn Campuchia, Nhà khách dân tộc, Bảo tàng phụ nữ Việt
Nam, các toà nhà của đại học quốc gia Hà Nội và lần đầu tiên áp dụng công nghệ
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Songda 2 JSC
mới Top down - UpUp trong thi công nhà cao tầng tại toà nhà Pacific Place - 83 Lý
Thường Kiệt Hà Nội. Công ty cũng đã tham gia xây dựng nhiều công trình giao
thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Ninh,
đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.. các sản phẩm của Công ty đều hoàn thành với chất
lượng cao, và giữ được chữ tín đối với thị trường.
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
1- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị.
2- Xây dựng các công trình thuỷ điện.
3- Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu;
4- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ, sân bay, bến cảng.
5- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình. Thi công các loại móng công trình
bằng phương pháp khoan nổ mìn.
6- Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220KV.
7- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và TBA (trạm biến
áp) điện, kết cấu và các cấu kiện phi tiêu chuẩn.
8- Thi công khoan cọc nhồi, đóng, ép cọc, khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ
văn.
9- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng.
10- Kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp
và vận tải.
11- Trang trí nội thất.
12- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông
thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
13- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
14- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
15- Góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết và các doanh nghiệp khác.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức
và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 28 tháng 07 năm 2007.
1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm
vụ: Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của kiểm toán viên.
Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê
chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc.
Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển của Công ty,
quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản của Công ty tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.2. Hội đồng quản trị
Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05
năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông:
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến
lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Bổ nhiệm và bãi nhiệm các người quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc
và quyết định mức lương của họ.
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ
tức.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực
hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.3. Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên do Đại hội đồng Cổ
đông bầu ra và bãi miễn nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây.
Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính.
Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, báo cáo tài hính hàng năm và sáu
tháng của Công ty báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm
của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị lên Đại hội
đồng Cổ đông tại cuộc họp thường niên.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2