Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM THỊ QUYÊN
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong
các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công
nghiệp xi măng Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán; Mã số: 62.34.03.01
Họ và tên NCS: Phạm Thị Quyên
Họ và tên cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
PGS,TS Nghiêm Thị Thà
TS. Hoàng Đức Long
2014
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Việc cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ năm 1992. Cho đến nay, cổ
phần hoá doanh nghiệp đã và đang đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng
vào việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến
khích, hỗ trợ công tác cổ phần hoá doanh nghiệp là một trong những giải pháp cơ
bản để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với sự phát triển cả về quy mô và số lượng CTCP, sự cạnh tranh giữa
các CTCP với nhau, giữa các CTCP với các loại hình doanh nghiệp khác diễn ra
ngày càng quyết liệt đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao hiệu quả quản lý đối với
các CTCP. Các CTCP cần sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý. Trong đó, phân
tích tài chính là một công cụ hết sức quan trọng. Thực tế, các CTCP đã và đang
từng bước sử dụng công cụ phân tích trong quản lý. Tuy nhiên, việc phân tích tài
chính trong các CTCP nói chung và các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi
măng Việt Nam nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập nên chưa đáp ứng được yêu cầu
của các nhà quản lý.
Mặt khác, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phân tích tài
chính doanh nghiệp chung và phân tích tài chính cho một số loại hình DN, một số
ngành nghề cụ thể. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nội
dung phân tích tài chính riêng cho các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi
măng Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên và sự định hướng của các nhà khoa học hướng
dẫn, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: “Hoàn thiện nội dung phân
tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng
Việt Nam”. Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu, hệ
3
thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về CTCP và phân tích tài
chính CTCP. Luận án tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng về nội dung phân
tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
Luận án đề xuất những kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài
chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam phục vụ
chủ yếu cho việc ra quyết định của các nhà quản lý trong Tổng công ty Công nghiệp
xi măng Việt Nam, các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam,
của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ sở hữu của các CTCP thuộc Tổng công ty
Công nghiệp xi măng Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính CTCP.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính trong các
CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. (Luận án chỉ nghiên cứu
đối với CTCP là công ty con do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nắm
giữ cổ phần chi phối).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính
logic và tính thực tiễn của các giải pháp hoàn thiện. Đồng thời, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như phương pháp tổng hợp, phương pháp
phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương
pháp so sánh …
Để có căn cứ tin cậy cho việc thực hiện đề tài, luận án đã tiến hành thu thập
dữ liệu như sau:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án đã sử dụng nguồn dữ liệu thu thập tại phòng
kế toán, tại website của các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt
Nam và Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam là các báo cáo tài chính năm
đã kiểm toán, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo thường niên, …
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận án thu thập ý kiến của các nhà quản lý của các
4
CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam thông qua phiếu điều tra,
khảo sát và trao đổi trực tiếp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án đã tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân
tích tài chính CTCP góp phần hoàn thiện lý luận, tạo tiền đề vận dụng lý luận vào
thực tiễn.
- Luận án đã đánh giá được thực trạng nội dung phân tích tài chính trong
các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong điều kiện hiện
nay, chỉ rõ những kết quả đạt được, những vấn đề còn hạn chế, nguyên nhân của kết
quả, nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc hoàn thiện nội dung phân tích tài
chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
- Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính
trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, chỉ rõ các điều
kiện thực hiện các giải pháp để phát huy có hiệu quả công cụ phân tích tài chính
trong công tác quản lý, điều hành và giám sát tài chính của cơ quan quản lý nhà
nước, của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và các CTCP thuộc Tổng
công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích tài chính CTCP.
Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc
Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các
CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
5
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Phân tích tài chính trong các DN nói chung, phân tích tài chính trong các
CTCP nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Mỗi công trình đều có những quan điểm cụ thể về những vấn đề tổng quan của phân
tích tài chính và nội dung phân tích tài chính.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính thì vấn đề quản
lý về tài chính, kế toán đối với các DN ngành công nghiệp xi măng cũng đã thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học tiếp cận nghiên
cứu về các DN ngành công nghiệp xi măng ở những góc độ khác nhau nhưng đều
hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý về
tài chính, kế toán của các DN.
Việc nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài có ý nghĩa
rất quan trọng, giúp cho tác giả hệ thống hóa được những vấn đề có tính lý luận
chung về phân tích tài chính CTCP. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề đã
được nghiên cứu, những vấn đề còn đang bỏ ngỏ làm định hướng cho những nghiên
cứu của mình.
Trong quá trình tiếp cận nghiên cứu các công trình, tác giả tiến hành khái
quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 3 nhóm:
- Những công trình nghiên cứu về phân tích TCDN: là những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về phân tích TCDN hoặc có một phần nội dung chuyên sâu
về phân tích TCDN;
- Những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP là những công
trình nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP hoặc có một phần nội
dung chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP;
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến DN ngành công nghiệp xi
măng: là những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán của
các DN xi măng hoặc các DN thuộc TCT CNXM Việt Nam.
Thứ nhất: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về phân tích
TCDN. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về phân tích TCDN đã được công bố là sách
6
xuất bản và luận án tiến sĩ.
Các cuốn sách đã xuất bản tiêu biểu mà tác giả được biết, gồm: Giáo trình
phân tích báo cáo tài chính của trường Đại học kinh tế Quốc dân [38], giáo trình
phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Ngân hàng [53], giáo trình phân tích
tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính [26], phân tích báo cáo tài chính của
Nguyễn Ngọc Quang [40], đọc và phân tích báo cáo tài chính của Học viện tài chính
[29], Phân tích tài chính doanh nghiệp của Josette Peyrard (người dịch: Đỗ Văn
Thận) [25], Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính của Học viện Ngân hàng (dịch từ
nguyên bản tiếng anh)[54],… Nghiên cứu các công trình này, tác giả nhận thấy: Về
cơ bản, các công trình đều tập trung vào 2 vấn đề chính là tổng quan về phân tích
TCDN và nội dung phân tích TCDN.
* Tổng quan về phân tích TCDN
- Các công trình đều đưa ra khái niệm về phân tích tài chính.
Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà và các tác giả
“Giáo trình phân tích TCDN” của Học viện Tài chính: “Phân tích tài chính là tổng
thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự
đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý
đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm”. [28,
tr.14]
Theo quan điểm của Josette Peyrard: “Phân tích tài chính có thể được định
nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính quá
khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá DN một cách chính
xác” [25, tr.12]
Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả “Giáo trình phân tích
báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Phân tích Báo cáo tài
chính là phân tích các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà
nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác
nhau” [38, tr.17]
7
Tác giả nhận thấy, các quan điểm trên mặc dù có những điểm khác biệt trong
cách diễn giải nhưng đều thống nhất ở cùng một chỗ: Phân tích tài chính là tổng thể
các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp
thông tin về tài chính cho các đối tượng có quan tâm sử dụng. Do vậy, tác giả cho
rằng các khái niệm về phân tích TCDN về cơ bản là giống nhau.
- Các công trình đều thống nhất cho rằng mục tiêu phân tích là cung cấp thông
tin cho các chủ thể quản lý (các đối tượng) có quan tâm đến TCDN. Những chủ thể
quản lý đó là: các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người cho vay, cơ
quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, nhà phân tích,…
Tác giả cho rằng, tất cả các chủ thể quản lý có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp
liên quan đến DN đều quan tâm đến tình hình tài chính của DN. Do vậy, tác giả
đồng tình với các quan điểm trên.
- Các công trình thống nhất cho rằng những dữ liệu cần thiết cho phân tích tài
chính là: các thông tin chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến DN.
Tác giả cho rằng, đó là những dữ liệu cần được thu thập đầy đủ trước khi
thực hiện phân tích và các dữ liệu phải được thu thập thường xuyên.
- Các công trình quan điểm thống nhất về quy trình tổ chức phân tích, gồm 3
giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, kết thúc phân tích.
Tác giả cho rằng, quy trình tổ chức phân tích như trên là đảm bảo khoa học
và hợp lý.
- Các công trình đưa ra các quan điểm về phương pháp phân tích:
Tác giả Josette Peyrard [25], phương pháp phân tích tài chính gồm: phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ số. Tác giả cho rằng, với 2 phương pháp nêu trên
chưa đủ để tiến hành phân tích tài chính một cách sâu sắc, cụ thể, làm sáng tỏ các
vấn đề tài chính DN.
Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà và các tác giả
“Giáo trình phân tích TCDN của Học viện Tài chính” [27;28], phương pháp phân
tích TCDN gồm 3 nhóm: Nhóm phương pháp đánh giá (phương pháp so sánh,
8
phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp đồ thị); nhóm
phương pháp phân tích ảnh hưởng nhân tố (phương pháp thay thế liên hoàn, phương
pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích tính chất ảnh
hưởng các nhân tố); nhóm phương pháp dự báo (phương pháp toán sác xuất,
phương pháp hồi quy, ...).
Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả “Giáo trình phân tích
báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân [38], phương pháp phân
tích bao gồm: phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp liên hệ, phương pháp loại trừ, phương pháp số chênh lệch, phương
pháp đồ thị, phương pháp mô hình tài chính Dupont.
Theo tác giả, về cơ bản nhóm tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp” của Học viện Tài chính và nhóm tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài
chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân có các phương pháp phân tích giống
nhau. Do vây, các phương pháp sẽ được hệ thống hóa trong lý luận về phân tích tài
chính CTCP. Tuy nhiên, nhóm tác giả của Học viện Tài chính có phương pháp phân
tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Tác giả cho rằng, đó là phương pháp có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ được tác động và ảnh hưởng của các
nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Nhóm tác giả của Trường Đại học kinh tế quốc
dân có phương pháp mô hình tài chính Dupont. Tác giả nhận thấy, đây là phương
pháp có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cao. Sử dụng phương pháp mô hình tài
chính Dupont trong phân tích sẽ chỉ rõ các mối quan hệ tài chính đến khả năng sinh
lời của vốn.
* Về nội dung phân tích:
- Tập thể tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học viện
Tài chính [28] đã tập trung vào những nội dung phân tích sau: Phân tích khái quát
tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài chính, cấu trúc tài chính và khả
năng sinh lời; Phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản thông qua các chỉ tiêu quy mô
phản ánh nguồn vốn, tài sản (B01-DN) và tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn;
phân tích hoạt động tài trợ; phân tích tình hình đầu tư; phân tích chính sách tín
9
dụng; phân tích chính sách chi trả cổ tức; phân tích tình hình và kết quả kinh doanh;
phân tích tình hình lưu chuyển tiền; phân tích khả năng thanh toán; phân tích tốc độ
luân chuyển vốn; phân tích khả năng sinh lời (có một số chỉ tiêu sinh lời riêng cho
các CTCP); phân tích tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong Giáo trình Phân tích TCDN
thì tập thể tác giả còn tập trung vào nội dung phân tích rủi ro và dự báo báo cáo tài
chính.
- Tập thể tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của Trường Đại học
Kinh tế quốc dân [38] đã tập trung vào những nội dung phân tích chủ yếu sau: Phân
tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài sản, nguồn vốn và
các hệ số tự tài trợ; phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn; phân tích
tình hình và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả kinh doanh (bao gồm phân tích
hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư); định giá DN, phân tích dấu hiệu khủng
hoảng và rủi ro tài chính; dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
Tác giả cho rằng, về cơ bản những nội dung phân tích tài chính chủ yếu của
tập thể tác giả Học viện Tài chính và những nội dung phân tích báo cáo tài chính
chủ yếu của tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân nghiên cứu là không
có sự khác biệt lớn mà chỉ có một số điểm khác nhau ở chỗ: cách sắp xếp nội dung,
chỉ tiêu phân tích và cách xác định chỉ tiêu đôi khi không giống nhau; tập thể tác giả
trường Đại học Kinh tế Quốc dân không có nội dung phân tích tăng trưởng. Những
nội dung phân tích đã trình bày trên được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, bên cạnh
đó đã có những nội dung dành riêng cho CTCP. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm
hoạt động tài chính cụ thể của từng ngành và từng loại CTCP để hoàn thiện nội
dung phân tích phù hợp với đặc thù của ngành, của CTCP.
Về các công trình là luận án tiến sĩ
Những công trình luận án tiến sĩ mà tác giả được biết đã khái quát hóa những
vấn đề lý luận chung về phân tích TCDN: Khái niệm và mục tiêu của phân tích
TCDN, phương pháp phân tích TCDN, tổ chức phân tích TCDN. Đồng thời, các
công trình là luận án tiến sĩ đã nghiên cứu sâu về những nội dung, chỉ tiêu phân tích
cụ thể phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
10
Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính
của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài (1998) của Nguyễn Tuấn
Phương [39] đã nghiên cứu và có những đề xuất mới hoàn thiện nội dung, hệ thống
chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với đặc thù của các DN sản xuất liên doanh với
nước ngoài.
Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong
các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam (2002) của Nguyễn Ngọc Quang [41] đã
nghiên cứu và có những đề xuất mới để hoàn thiện nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính phù hợp với đặc thù các DN xây dựng của Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài
chính trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt
Nam (2012) của Nguyễn Thị Thanh [49] đã những nghiên cứu sâu và có những đề
xuất mới để hoàn thiện nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp với các Tập
đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam.
Các công trình luận án tiến sĩ không chỉ góp phần hoàn thiện về nội dung,
phương pháp phân tích phù hợp đối với thực tiễn các tập đoàn kinh tế, các DN liên
doanh, các DN xây dựng mà còn có sự đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện về lý
luận phân tích tài chính DN.
Thứ hai: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về phân tích
tài chính CTCP. Tiêu biểu cho những nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP đã
được công bố là: Sách và luận án tiến sĩ.
Các công trình là sách tiêu biểu mà tác giả được biết, gồm: “Phân tích tài
chính CTCP” [37]; “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong CTCP” [27].
Những nghiên cứu liên quan đến phân tích tài chính CTCP được thể hiện thông qua
những nội dung sau:
* Những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính CTCP
Về khái niệm: Các quan điểm có những điểm khác biệt trong cách diễn giải
nhưng đều thống nhất ở cùng một chỗ: Phân tích tài chính CTCP là tổng thể các
11
phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông
tin về tài chính cho các đối tượng có quan tâm sử dụng.
Về mục tiêu của phân tích tài chính CTCP: Các quan điểm đều thống nhất
cho rằng, mục tiêu phân tích là cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý trong và
ngoài CTCP.
Về phương pháp phân tích: Các quan điểm đều thống nhất về phương pháp
phân tích tài chính CTCP gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên
hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ cân đối.
Riêng các tác giả cuốn “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong
CTCP” [27] của Học việc Tài chính, có thêm phương pháp phân chia, phương pháp
phân tích tính chất các nhân tố và phương pháp dự đoán. tác giả cho rằng, những
phương pháp này đều rất cần thiết cho phân tích TC CTCP.
Về quy trình tổ chức công tác phân tích tài chính CTCP: về cơ bản, các quan
điểm đều thống nhất về quy trình tổ chức công tác phân tích gồm 3 giai đoạn; lập kế
hoạch phân tích, thực hiện phân tích, kết thúc phân tích.
Về thông tin phục vụ cho phân tích tài chính CTCP: các quan điểm thống
nhất cho rằng những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính là: các thông tin
chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến CTCP.
Về cơ bản, tác giả nhất trí với những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính
CTCP mà các nhà khoa học đã nghiên cứu. Riêng về phương pháp phân tích, thì tác
giả đánh giá cao quan điểm của nhóm tác giả Học viện Tài chính.
* Về nội dung phân tích
Tập thể tác giả công trình “Phân tích tài chính CTCP” [37] đã kiến nghị hệ
thống chỉ tiêu chung phân tích tình hình tài chính trong các CTCP và hệ thống chỉ
tiêu đặc thù phân tích tài chính trong các CTCP. Các chỉ tiêu chung được thể hiện ở
những nội dung phân tích sau: Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu
của tài sản, nguồn vốn; phân tích tình hình và khả năng thanh toán; phân tích tình hình
đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; phân tích hiệu quả sử dụng vốn và phân tích
12
tình hình rủi ro về tài chính. Các chỉ tiêu đặc thù được thể hiện ở nội dung phân tích
quy mô và kết cấu VCSH và phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong CTCP.
Công trình “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong công ty cổ phần”
[27] đã được tập thể tác giả đề cập rất rõ nét nội dung thực hành phân tích tài chính
trong CTCP. Cụ thể: Phân tích chính sách tài chính CTCP; phân tích tình hình quản
lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn trong CTCP; phân tích năng lực tài chính của
CTCP; phân tích rủi ro và tăng trưởng trong CTCP. Trong mỗi nội dung phân tích
đều có những chỉ tiêu phân tích tài chính đặc thù của CTCP.
Tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài
chính CTCP đã có đóng góp rất lớn về những vấn đề tổng quan về phân tích tài
chính CTCP. Đặc biệt, là những công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về hệ
thống chỉ tiêu phân tích đặc thù đối với CTCP, là căn cứ quan trọng để các CTCP
từng ngành, từng lĩnh vực có cơ sở để lựa chọn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đặc thù,
phù hợp. Mặc dù vậy, còn có những vấn đề tài chính có tính đặc thù chung cho các
CTCP chưa được nghiên cứu toàn diện, như: Tình hình tài trợ bằng vốn cổ phần,
khả năng sinh lời của vốn cổ phần.
Về các công trình là luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong
doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam (1999) của Nguyễn Trọng Cơ [31]
đã nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần phi
tài chính. Những nội dung cơ bản về phân tích tài chính đối với CTCP đã được
nghiên cứu trong luận án, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: DN cổ phần và
phân tích tài chính trong DN cổ phần. Trong phần này, luận án đã khái quát hóa lý
luận chung về doanh nghiệp cổ phần và phân tích tài chính trong DN cổ phần phi tài
chính; thực trạng về phân tích tài chính trong DN cổ phần phi tài chính ở Việt Nam
đến năm 1998; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong DN cổ phần
phi tài chính ở Việt Nam. Trong nội dung này, luận án đã đưa ra những ý kiến hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
đánh giá DN.
13
Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong
CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2012) của Nguyễn Thị
Quyên [42] đã nghiên cứu và có những đề xuất mới hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính công khai trong CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Những nghiên cứu và đề xuất của luận án góp phần đảm bảo tính công
khai minh bạch của thông tin tài chính công bố, góp phần củng cố và lành mạnh hóa
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những ý kiến hoàn thiện trong những luận án tiến sĩ đã góp phần quan trọng
trong việc hoàn thiện lý luận và thực tiễn về phân tích tài chính trong CTCP, đặc
biệt là hệ thống chỉ tiêu đặc thù làm nâng cao hiệu quả của phân tích tài chính đối
với CTCP.
Thứ ba: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu liên quan đến
các DN ngành công nghiệp xi măng.
Trong phạm vi báo cáo tổng quan, tác giả chỉ xem xét với những công trình
nghiên cứu về tài chính, kế toán có liên quan đến DN xi măng, các DN thuộc TCT
CNXM Việt Nam. Các công trình nghiên cứu mà tác giả được biết là luận án tiến sĩ.
Luận án tiến sĩ, với đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước của Lưu Đức
Tuyên [50] đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện cả về lý luận và
thực tiễn cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng
một cách hợp lý trong các doanh nghiệp nhà nước từ những năm 2002. Luận án tiến
sĩ, với đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản
xuất xi măng Việt Nam của Ngô Thị Thu Hương [34] đã nghiên cứu, đề xuất giải
pháp hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức công tác kế toán trong
các CTCP sản xuất xi măng Việt Nam. Luận án tiến sĩ, với đề đài: Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công
ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam của Nguyễn Thu Hoài [33] đã nghiên cứu và
đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố
cấu thành với mô hình hoàn thiện là dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro trong điều kiện
14
có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất
xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán của DN
Xi măng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu và hoàn thiện nội dung phân tích
đối với DN xi măng hoặc DN thuộc TCT CNXM Việt Nam.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu các công trình liên quan đến phân tích TCDN
chung, đến phân tích tài chính CTCP nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc
hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn phân tích tài chính CTCP. Tuy nhiên, phân tích
TCDN nói chung và phân tích tài chính CTCP nói riêng là lĩnh vực khoa học phức
tạp cần được các nhà khoa học cũng như người học tiếp tục nghiên cứu để không
ngừng hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của các nhà quản lý. Việc
hoàn thiện nội dung phân tích phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành
kinh tế, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể là rất cần thiết nhằm không ngừng nâng cao
vai trò của công cụ phân tích trong quản trị, giám sát tài chính DN. Cho đến nay,
chưa có công trình nào nghiên cứu và hoàn thiện nội dung phân tích đối với CTCP
thuộc TCT CNXM Việt Nam. Từ khoảng trống trong nghiên cứu trên đây, tác giả
tập trung nghiên cứu để phát huy hiệu quả của công cụ phân tích tài chính trong
công tác quản lý tài chính CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam.
15
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm CTCP
1.1.1.1 Khái niệ
.
. Các Hiệp hội này có nhiều hình thức khác nhau. Tuy
nhiên, có thể khái quát thành 2 dạng: Công ty đối nhân và công ty đối vốn.
-
,
. Vì vậy, công ty này còn
gọi là công ty Hợp danh.
.
-
. Công ty đối vốn là công ty được hình thành
từ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đòi hỏi số vốn lớn mà công ty đối nhân không đáp
ứng được. Các công ty này thực hiệ
, c