Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục phiên toà sơ thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009 59
TS. Hoµng ThÞ Minh S¬n *
oà án được xác định là trung tâm của hệ
thống tư pháp. Không ai bị coi là có tội
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án
kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Do vậy, việc cải cách tư pháp phải bắt đầu
từ cải cách toà án và các thủ tục của toà
án.(1) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
(BLTTHS) đã quy định tương đối chi tiết
thủ tục phiên toà sơ thẩm nhưng qua hơn 5
năm thi hành cho thấy còn bộc lộ nhiều vấn
đề cần được xem xét.
1. Trên cơ sở những quy định của BLTTHS
về thủ tục phiên toà sơ thẩm và theo báo cáo
tổng kết công tác ngành toà án thì: “Các toà
án đã đảm bảo cho những người tham gia
tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ của họ. Các phán quyết của toà án căn
cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên
toà trên cơ sở xem xét một cách toàn diện,
khách quan các chứng cứ của vụ án, nên đã
đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật”.
(2) Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
cho thấy vẫn còn bộc lộ một số quy định
chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, đặc
biệt là những quy định của BLTTHS năm
2003 về “thủ tục xét hỏi, tranh luận chưa thể
hiện toà án phải có vai trò khách quan, công
bằng và vô tư của một vị trọng tài đứng giữa
phán xét”.(3) Để nâng cao hiệu quả xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự và đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp, nhiều quy định của BLTTHS,
trong đó có quy định về thủ tục phiên toà sơ
thẩm cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện trên tinh thần Nghị quyết của Bộ chính
trị Ban chấp hành trung ương Đảng số 49-
NQ/TƯ ngày 2/1/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 là: Đổi mới việc
tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị
trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến
hành tố tụng theo hướng bảo đảm tính công
khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất
lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.
- Về thủ tục bắt đầu phiên toà
Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định
tại Chương XIX BLTTHS (từ Điều 201 đến
Điều 205). Trong phần này xét về hình thức
cũng như kĩ thuật lập pháp còn hạn chế,
chưa đảm bảo tính khoa học bởi lẽ tên
chương và tên điều luật nằm trong chương là
giống nhau. Tên chương XIX là “Thủ tục bắt
đầu phiên toà” nhưng điều luật đầu tiên của
chương này là điều 201 cũng có tên là “Thủ
tục bắt đầu phiên toà” là không hợp lí.
Việc sử dụng cụm từ “những người tham
gia tố tụng” trong một số điều luật không
chính xác dễ dẫn đến tình trạng hiểu sai tinh
T
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội