Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
201.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1851

Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một sự bùng nổ

của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành một hiện

tượng phổ biến, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội.

Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã

đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới, không

những thế du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng

thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối

quan hệ giữa con người với con người.

Còn đối với Việt Nam thì sao?

Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định: “Du lịch là ngành kinh

tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để

phát triển ngành du lịch, do đó lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến

Việt Nam cũng như doanh thu du lịch tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm

1990 lượng khách du lịch đến Việt Nam là 0,25 triệu người thì năm 1991 là

0,3 triệu người, năm 1992 là 0,44 triệu người, năm 1993 là 0,7 triệu người và

năm 1994 là 1 triệu người gấp 4 lần năm 1990. Số khách du lịch nội địa năm

1994 là 3,5 triệu người.

Dự kiến đến năm 2000 lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là 3,5

triệu đến 3,8 triệu người và năm 2010 là 9 triệu người. Do vậy ngành du lịch

Việt Nam đang đứng trước một triển vọng lớn về phát triển du lịch. Hơn nữa,

vị trí địa lý của Việt Nam là khá thuận lợi với nhiều phong cảnh thiên nhiên

kỳ vĩ, nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa và TNDL cũng rất phong phú.

Đứng trước thực tế và những thách thức như vậy ngành du lịch Việt

Nam muốn phát huy được những tiềm năng đó chúng ta còn rất nhiều vấn đề

cần được giải quyết và đó cũng chính là lý do mà tôi muốn trình bày trong đề

án của mình: “Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam”

Do lĩnh vực mà em trình bày khá rộng và trình độ lý luận còn hạn chế

nên thiếu sót xảy ra là điều không tránh khỏi. Vì vậy em rất mong được sự

góp ý của thầy giáo để đề án của em được hoàn thiện hơn.

Phần II

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong một vài năm gần đây, khách du lịch quốc tế vào nước ta đã giảm

đi một cách đáng kể. Nói đến nguyên nhân của hiện tượng này thì phải kể đến

rất nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân khá quan trọng đó là cuộc

khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á, mặc dù khủng hoảng không xảy ra tại

Việt Nam nhưng chúng ta lại chịu ảnh hưởng khá mạnh của cuộc khủng

hoảng này, và luồng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng mạnh tại những

nước xảy ra khủng hoảng vì đồng tiền nội địa mất giá mạnh.

Nhưng đó chỉ là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới lượng

khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và một nguyên nhân nữa mà tôi cho rằng

cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta cần đáng lưu tâm đó là phải

chăng do sản phẩm du lịch của chúng ta chưa đáp ứng được mong muốn của

khách du lịch. Để có được một cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan về

vấn đề này, trước hết chúng ta hãy xem xét những cơ sở lý luận căn bản về

sản xuất du lịch nói chung và sản phẩm du lịch - Việt Nam nói riêng.

1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch

a) Khái niệm

Sản phẩm du lịch là tổng thể tất cả những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và

mong muốn của khách du lịch. Nó bao hàm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa,

tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo nên do các yếu tố tự nhiên và trên

cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động du lịch tại một vùng hay tại một cơ sở kinh

doanh nào đó.

Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ những thứ mà người

ta phục vụ cho khách và khách phải trả tiền, có nghĩa là từ các phương tiện đi

lại, khách sạn, nhà hàng ăn uống các dịch vụ sinh sống, vui chơi giải trí, hàng

lưu niệm, nơi khách đến tham quan... đều là sản phẩm du lịch.

Theo nghĩa hẹp thì ngoài những cái chung ở đâu cũng giống nhau như

phương tiện đi lại, khách sạn... người ta thường nhấn mạnh những hàng hóa

đặc biệt của mỗi vùng du lịch, hay nói cách khác là sự giàu có của mỗi vùng,

sự phong phú hấp dẫn của mỗi vùng, và cả những thứ có thể mua mang đi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!