Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
780.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
951

Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------------------------

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHẠT VI PHẠM TRONG

PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------------------------

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHẠT VI PHẠM TRONG

PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số ngành : 60. 38. 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

NGƯỜI HD : TS. DƯƠNG ANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong

pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả trình bày

trong luận văn.

TP.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2009

Tác giả luận văn

Lê Thị Diễm Phương

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP – Chính Phủ

CTCP – Công ty cổ phần

TNHH – Trách nhiệm hữu hạn

GĐT – Giám đốc thẩm

HĐKT – Hợp đồng Kinh tế

HĐTP – Hội đồng Thẩm phán

KDTM – Kinh doanh Thương mại

KT – Kinh tế

PT – Phúc thẩm

ST – Sơ thẩm

5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG ............ 6

1.1. Khái niệm trách nhiệm hợp đồng ................................................................. 6

1.2. Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng ............................................................. 12

1.3. Lịch sử phát triển của phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ... 13

1.4. Điều kiện tồn tại của phạt vi phạm hợp đồng ............................................. 20

1.5. Chức năng của phạt vi phạm hợp đồng ...................................................... 24

1.6. Sự cần thiết của việc áp dụng phạt vi phạm hợp đồng ................................ 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHẠT VI PHẠM

TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.. .......... 34

2.1. Xác định thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng .................................... 34

2.2. Căn cứ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật hợp

đồng Việt Nam................................................................................................ 37

2.2.1. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng................................................................... 39

2.2.2. Lỗi của người vi phạm là cơ sở của phạt vi phạm hợp đồng ................... 47

2.3. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại............................. 55

2.4. Giới hạn mức phạt vi phạm trong hợp đồng .............................................. 59

2.5. Một số kiến nghị hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng

thương mại Việt Nam...................................................................................... 65

2.5.1. Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại

cần được đặt trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hợp đồng nói

chung .............................................................................................................. 68

6

2.5.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định cụ thể về chế định phạt vi phạm

trong pháp luật hợp đồng................................................................................. 71

KẾT LUẬN........................................................................................................ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 78

7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, dân sự được áp

dụng trong thực tiễn thời gian qua, đã phát huy những yếu tố tích cực, tạo khung

pháp lý cơ bản làm cơ sở để áp dụng điều chỉnh những quan hệ thương mại. Nhờ

việc thi hành pháp luật thương mại với quan điểm khẳng định và tôn trọng quyền

tự do kinh doanh của thương nhân, phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế

thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động thương mại ngày càng

phát triển đa dạng. Có thể nói pháp luật thương mại đã trở thành một cơ sở pháp

lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các

nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thực tế trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi

lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá

trình hội nhập kinh tế cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và đặt ra

những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp

luật Việt Nam cũng đã thay đổi đáng kể làm cho pháp luật thương mại ở nước ta

đã nảy sinh nhiều bất cập, chưa có đủ cơ sở để khẳng định những quy định về

pháp luật thương mại ở Việt Nam đã thực sự đi vào đời sống. Nhiều quy định

của pháp luật về thương mại trong đó có các quy định về phạt vi phạm do vi

phạm hợp đồng đã thể hiện là chế định quan trọng về trách nhiệm vật chất, được

áp dụng rộng rãi trong giao lưu thương mại. Chế định phạt vi phạm được quy

định tác động vào ý thức của các chủ thể tham gia quan hệ nhằm giáo dục ý thức

tôn trọng pháp luật, phòng ngừa, hạn chế vi phạm, bảo đảm cho quan hệ hợp

đồng được thực hiện đúng đắn. Trong hoạt động thương mại, quy định này có ý

nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để góp phần đưa hoạt động thương

mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp,

ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

thương mại.

Tuy nhiên, hiện nay chế định này đã không còn phù hợp với thực tiễn lưu

thông dân sự, thương mại trong cơ chế thị trường, dần dần bộc lộ những nhược

điểm và gây khó khăn không ít cho các chủ thể trong giao lưu thương mại.

8

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế; để hoàn

thiện khuôn khổ pháp lý về thương mại; khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn

với những quy định khác của pháp luật trong nước và để khắc phục những nội

dung bất cập, không đi vào cuộc sống của pháp luật thương mại, trong khuôn

khổ đề tài này tôi đi sâu vào việc phân tích những quy định của pháp luật hiện

hành về phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật hợp đồng nói chung và lĩnh vực

thương mại nói riêng ở Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng xây dựng và hoàn

thiện chế định này cho phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại Việt Nam.

Đó cũng chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chế định phạt vi

phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam” cho luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Chế định phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại đã được một số tác giả

nghiên cứu trong luận án, luận văn của mình như đề tài “Chế độ hợp đồng trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Luận án Tiến sĩ

năm 1996) của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đề tài “Trách nhiệm dân sự liên đới

bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ luật học

năm 2008) của tác giả Phạm Kim Anh, đề tài “Một số vấn đề về hợp đồng dân

sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định

pháp luật hợp đồng” (Luận văn Thạc sĩ luật học năm 2002) của tác giả Nguyễn

Văn Hùng và gần đây được nhiều tác giả nghiên cứu qua các bài báo, tạp chí

khoa học, cụ thể như bài “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng

theo quy định của pháp luật Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ và TS.

Dương Anh Sơn được đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1- 2005, bài “Về

việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải

quyết tranh chấp hợp đồng trong hợp đồng thương mại” được đăng trên Tạp chí

Tòa án Nhân dân số 9- 2006 của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, bài “Phạt vi

phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam” của TS. Đỗ Văn Đại được

đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân dân số 10 – 2007 và một số bài viết khác liên

quan đến chế định này trên báo, tạp chí.

Các nghiên cứu trên đã đề cập đến chế định này như một phần nghiên cứu

của đề tài và đã nêu ra những bất cập về mức phạt, giới hạn phạt vi phạm hợp

đồng, mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng với một số chế tài khác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!