Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện bộ phận chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu để thuế là một biện
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
354.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
705

Hoàn thiện bộ phận chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu để thuế là một biện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời nói đầu

Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ

quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc

dân. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước.

Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyên trách, chất

lượng trong quá trình quản lý và hành thu.

Nhận thức được điều này, đồng thời để bắt nhịp được với bước chuyển

biến về cơ cấu, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi cải cách hệ

thống Thuế bước hai. Trong đó, nổi bật nhất là việc thay thế 2 sắc thuế Doanh thu

và thuế Lợi tức bằng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp được

thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Đây là bước đi

vô cùng quan trọng, thể hiện sự mạnh dạn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới

nền kinh tế. Tuy nhiên sự khởi đầu nào cũng đều có những chắc trở không thể

tránh khỏi, nhất là ở khu vực kinh tế cá thể cả nước nói chung và đặc biệt ở Quận

Ba Đình nói riêng. Để có thể tháo gỡ được những khó khăn này và tìm ra hướng

đi mới là cả một vấn đề nan giải đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ

quan hữu quan.

Quận Ba Đình là một trong 7 Quận nội thành của thành phố Hà nội.

Quận Ba Đình không rộng về diện tích nhưng có nhiều trụ sở, cơ quan trung

ương của Đảng, chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán. Tuy nhiên hoạt

động sản xuất kinh doanh ở đây cũng rất phong phú. Qua thời gian thực tập ở Chi

cục Thuế quận Ba đình, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và các cán

bộ công tác tại Chi cục, tôi đã đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế

quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba

đình trong những tháng đầu triển khai luật thuế mới này.Từ đó cũng xin được đưa

ra một số phương hướng nhằm tăng cường công tác quản lí thu thuế giá trị gia

tăng ở khu vực kinh tế cá thể, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước.

Bắt nguồn từ những lí do trên nên đề tài có tên gọi là: “Bàn về công tác

quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba

đình" .

Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau:

Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh

tế cá thể hiện nay.

Phần II: Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể

trên địa bàn quận Ba đình trong quý I năm 2003

Phần III: Một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở

khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình.

Vì thời gian thực tập và trình độ hạn hẹp nên bài viết không thể tránh khỏi

khiếm khuyết, sai sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các cán

bộ thuế và những người quan tâm.

Xin chân thành cảm ơn.

Mục lục

Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế

cá thể hiện nay.

I. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:

1. Khái niệm, đặc điểm của thuế.

2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.

II. Sự cần thiết phải áp dụng thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay:

1. Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay cho thuế Doanh thu.

2. Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật.

3. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng.

III. ý nghĩa của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh

tế cá thể:

1. Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị

trường.

2. ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực

kinh tế cá thể.

Phần II: Tình hình quản lý thu thuế giá trị

gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình quý I năm 2003.

I. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn quận

Ba Đình:

1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội.

2. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình.

II. Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các hộ kinh tế cá thể trên địa

bàn quận Ba Đình trong những tháng đầu thực hiện luật thuế mới:

1. Quản lý đối tượng nộp thuế.

2. Quản lý căn cứ tính thuế.

3. Quản lý khâu thu nộp tiền thuế.

Phần III: Một số phương hướng

tăng cường quản lý thu thuế ở khu vực kinh tế cá thể tại Quận Ba Đình.

I. Quản lí đối tượng nộp thuế:

1. Quản lý những hộ đã quản lý được .

2. Quản lý những hộ chưa quản lý được.

II. Quản lý về căn cứ tính thuế:

III. Một số biện pháp quản lý thu nộp trên thuế:

1. Công tác xây dựng kế hoạch.

2. Công tác đôn đốc thu nộp thuế.

3. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế.

IV. Các biện pháp về tổ chức cán bộ:

1. Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận Ba Đình.

2. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống.

3. Có chính sách về lương thoả đáng đối với cán bộ thuế.

4. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuế và các cấp, các ngành có

liên quan.

V. Một số biện pháp khác:

1. Từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thu thuế như ứng dụng công

cụ tin học.

2. Làm thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng hoá đơn, chứng từ.

3. Kiến nghị về văn bản luật, chính sách của Nhà nước.

Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế

cá thể.

I. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:

1. Khái niệm, đặc điểm của Thuế:

Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn tại

của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để

phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Lịch sử càng

phát triển, các hệ thống thuế khoá, các hình thức thuế khoá và pháp luật thuế

ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường,

các khoản đóng góp của người dân cho Nhà nước được xác định và được quy

định công khai bằng luật pháp của Nhà nước.

Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Cùng

với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà

nước ngày càng mở rộng. Nó không chỉ đảm bảo chi tiêu để duy trì quyền lực của

bộ máy Nhà nước, mà còn để chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế.

Như vậy gắn liền với Nhà nước, thuế luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối

với các hoạt động kinh tế xã hội và với mọi tầng lớp dân cư.

Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức khác nhau,

nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới khái niệm như sau:

Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự của

Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải, từ

vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp nhân

nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà

nước và các nhu cầu chung của xã hội. Các khoản động viên qua thuế được thể

chế hoá bằng luật.

Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế với các hình

thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây:

• Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của

Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng

sự bắt buộc này là phi hình sự.

Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình chuyển

đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thể nhân thành

quyền sở hữu của Nhà nước. Do đó Nhà nước phải dùng quyền lực để thực hiện

quyền chuyển đổi. Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc là một tất yếu khách quan,

nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở

cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự. Vì vậy có thể nói việc đánh thuế

không mang tính hình phạt.

Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia,

việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc

đối với công dân. Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo những luật thuế

được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế

theo những hình thức nhất định.

* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính

bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội

của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu

tố kinh tế xã hội.

+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập

bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ

cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Cùng với yếu

tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các

chức năng kinh tế của mình.

+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán

của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong

từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội

đảm bảo công bằng xã hội.

Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc gia phụ thuộc

vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề kinh tế, xã hội của quốc gia đó.

* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất

hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế

không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ

công dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp

thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung

cấp hàng hoá công cộng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!