Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thành kế hoạch những tháng cuối năm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàn thành kế hoạch những tháng cuối năm: Giải pháp
Chuyên đề: Định hướng - triển vọng
Tạp chí số: Tạp chí Số 16 (Số 432)
Năm xuất bản: 2008
Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, giá cả tăng cao, lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh
đến nền kinh tế nước ta. Với sự quyết tâm cao và chỉ đạo tập trung có hiệu quả của Chính phủ, cũng như các ngành, các cấp, nhiều mặt của nền kinh
tế và xã hội tiếp tục duy trì được sự phát triển. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và
tăng trưởng bền vững thì vẫn cần phải vượt qua những khó khăn, thách thức.
Một số khó khăn cần vượt qua
Tăng trưởng kinh tế chậm lại và thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 7,38%, quý II chỉ đạt 5,85% và cả 6 tháng đầu năm mới đạt 6,5% so
với chỉ tiêu điều chỉnh Quốc hội thông qua là 7%; trong đó: Công nghiệp và xây dựng đạt 7% (cùng kỳ
đạt 9,88%); dịch vụ đạt 7,6% (cùng kỳ đạt 8,4%). Tốc độ tăng trưởng đã giảm và thấp hơn nhiều so với
cùng kỳ nhiều năm gần đây và chưa đạt mục tiêu của kế hoạch Quốc hội đã điều chỉnh xuống là 7%.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn nhiều so với các năm trước
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 có dấu hiệu giảm so với các tháng trước, tuy nhiên chỉ số giá tiêu
dùng tháng 7 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,78%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 so với
cùng kỳ năm 2007 tăng 27,04%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ
năm trước tăng 21,28%.
Nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu vẫn ở mức cao
Tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2008 ước khoảng 52,29 tỷ USD, tăng 58% so với cùng kỳ
năm 2007. Tỷ lệ nhập siêu có xu hướng giảm trong tháng 6, tháng 7, nhưng tỷ lệ nhập siêu 7 tháng
đầu năm vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm 2007. 7 tháng đầu năm nhập siêu khoảng 15 tỷ USD,
bằng 40,7% kim ngạch xuất khẩu (năm 2007 nhập siêu là 14,12 tỷ USD, bằng 29% kim ngạch xuất
khẩu).
Khối lượng thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà
nước và trái phiếu Chính phủ đều chậm so với tiến độ đề ra
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7 có tiến bộ hơn so với các tháng
trước. Các Bộ, ngành và địa phương đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại kế hoạch vốn đầu
tư năm 2008 theo Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đang tập trung
chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, điều
chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, hợp đồng theo hướng dẫn tại Thông tư 09/2008/TT-BXD
của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, cho đến tháng 6 vẫn còn 14/70 cơ quan Trung ương chưa thực hiện giải
ngân vốn đầu tư, 26/70 cơ quan Trung ương tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 1-20% kế hoạch vốn được
giao. Tại các địa phương, việc thanh toán vốn đầu tư cũng chậm. Do vậy, tỷ lệ giải ngân vốn 7 tháng
đầu năm chỉ đạt khoảng 33,5% dự toán.
Tổng giá trị vốn ODA ký kết tính đến ngày 20/7/2008 đạt 1.389 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 1.277
triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 112 triệu USD. Giải ngân vốn ODA 7 tháng ước đạt 1.205
triệu USD, bằng 63% kế hoạch giải ngân. Tình hình giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cũng
gặp nhiều khó khăn, do giá cả tăng cao, tổng mức đầu tư các dự án phải điều chỉnh tăng cao hơn so