Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá – Cộng hưởng của sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 163 - 167
163
HỒ XUÂN HƯƠNG CỌ TÌNH VÀO ĐÁ – CỘNG HƯỞNG CỦA SỰ THĂNG HOA
TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
Cao Hồng*
Trường Đại học Khoa học- ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vận dụng linh hoạt phương pháp tâm lý học phân tích, lý thuyết siêu mẫu (archetype) của
C.G.Jung (1876-1961) kết hợp với tín ngưỡng phồn thực, nhìn dưới góc độ văn hóa học, Đỗ Lai
Thúy đã thành công khi xây dựng một mô hình nghiên cứu: Thơ Hồ Xuân Hương- văn hóa dâm
tục- tục thờ cúng phồn thực- tín ngưỡng phồn thực. Trên cơ sở của mô hình nghệ thuật này nhà
phê bình đã giải mã biểu tượng và bút pháp nghệ thuật thơ của nữ sĩ qua ba phương diện cơ bản:
1/Những biểu tượng ám ảnh; 2/Sự lấp lửng hai mặt; 3/Triết lý phồn thực. Có thể nói, chính lối phê
bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy thêm một lần nữa đã làm sống lại cái hay, cái đẹp đích thực
của thơ Hồ Xuân Hương mà bấy lâu nay bị chìm khuất trong lớp sương mờ của những thành kiến
hạn hẹp, của những quan niệm bị chi phối bởi ý thức chính thống của xã hội. Có thể coi Hồ Xuân
Hương cọ tình vào đá là sự sáng tạo trên nền của một sáng tạo - sự cộng hưởng của những giá trị
sáng tạo này mang đến cho người thưởng thức những giá trị tinh thần vượt mọi giới hạn thời gian.
Từ khóa: Phân tâm học, Hồ Xuân Hương, văn hóa, phồn thực, vô thức, tín ngưỡng.
Phân tâm học (Psychanalyse) là một trường
phái triết học Tây phương mà ông tổ sản sinh
ra nó là Sigmund Freud (1856-1939)*
- một
bác sĩ người Áo gốc Do Thái. Sau này học
thuyết được tiếp nối và phát triển phong phú
hơn bởi nhiều nhà khoa học như Karl Gustav
Jung, E. Fromm, J.Lacan, G.Bachelard, …
Sự ra đời của phân tâm học được coi là bước
ngoặt của thế kỷ XIX trong việc khám phá
con người, đánh dấu bước phát triển quan
trọng của tư duy nhân loại trong việc nhận
thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của
tâm sinh lý trong con người, trở thành khoa
học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành
vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi
cá thể người. Phân tâm học được coi là khoa
học nhân văn góp phần làm phong phú thêm
văn hóa nhân loại thế kỷ XX. Một trong
những vấn đề cơ bản của học thuyết Freud là
ông đã chứng minh quá trình sáng tạo nghệ
thuật của người nghệ sĩ không chỉ ở ý thức
mà có ngay trong vô thức. Vô thức đóng vai
trò quan trọng trong sáng tạo của người nghệ
sĩ, chính vì vậy nó là điều được các nhà phê
bình văn học quan tâm, chú ý. Vào nửa đầu
thế kỷ XX, phê bình phân tâm học là trường
phái nghiên cứu văn học rất thịnh hành ở
phương Tây, hơn hẳn các phương pháp phê
*
Tel: 0974 088979, Email: [email protected]
bình khác, làn sóng phê bình phân tâm học có
một sự ảnh hưởng lớn đối với nền phê bình
văn học phương Tây đương thời. Có thể kể
đến những tên tuổi nổi tiếng như Ch.Mauron,
Ch.Baudoin, P.Guiraud, G.Bachelard,
L.Spizetr…
Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đã được
giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ XX,
nhưng đáng tiếc, sau 1945 do bị kỳ thị nặng
nề từ nhiều phía nên phương pháp này hầu
như không thấy xuất hiện trên văn đàn miền
Bắc. Trong đời sống văn chương ở miền
Nam, giai đoạn 1954-1975, phê bình phân
tâm học có điều kiện để phát triển hơn, xuất
hiện nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu và
ứng dụng [1]. Sau khi đất nước thống nhất
(1975), dưới định hướng lý luận macxit, phân
tâm học vẫn bị xem như một thứ dị thuyết tư
sản phản động, nhục mạ con người, phê bình
phân tâm học là lối phê bình kỳ quặc, thoát ly
đời sống xã hội, lịch sử, chỉ đi tìm dấu ấn của
bản năng tính dục, một thứ bản năng đáng xấu
hổ, phải che giấu, và có lẽ vì vậy nên ít người
dám tìm đến với phân tâm học, lĩnh vực
nghiên cứu này trở nên vắng bóng trên văn
đàn. Thời kỳ đổi mới (sau 1986 đến nay),
dưới ánh sáng của tinh thần dân chủ hóa,
nhiều cấm kỵ được tháo gỡ, phê bình phân
tâm học có cơ hội được phục hồi và phát