Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hộ kinh doanh - thực trạng pháp luật và định hướng hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CHÂU PHỤNG CHI
HỘ KINH DOANH
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
ĐỊNH HƯỚNGHOÀN THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số:60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Lê Thị Bích Thọ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Châu Phụng Chi, xin cam đoan những nội dung trong luận văn này
kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ các công trình
của tác giả khác. Các ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học tham khảo từ các tài
liệu khác đã được chú dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường
về những nội dung trên.
3
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
QLNN Quản lý Nhà nước
UBND Ủy ban Nhân dân
HCM Hồ Chí Minh
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập Doanh nghiệp
VPHC Vi phạm hành chính
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... .... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH ............................ .... 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển hộ kinh doanh ............................................ .... 7
1.1.1 Nguồn gốc xã hội............................................................................ .... 7
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử ........................................................................... .... 7
1.2 Chế định hộ kinh doanh qua các quy định của pháp luật ................................. .... 10
1.2.1 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Nghị định 119/CP ngày 09/04/1980 của
Hội đồng Bộ trưởng ........................................................................ .... 10
1.2.2 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Nghị định 66/HĐBT ngày 2/03/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng ........................................................................ .... 11
1.2.3 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 1999, Nghị định
02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 và Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày
02/04/2004 của Chính phủ.............................................................. .... 13
1.2.4 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định
88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ.......................... .... 16
1.3 Bản chất pháp lý của hộ kinh doanh................................................................. .... 18
1.3.1 Chủ thể thành lập hộ kinh doanh .................................................... .... 19
1.3.2 Hình thức tổ chức họat động của hộ kinh doanh ............................ .... 21
1.3.3 Trách nhiệm tài sản của hộ kinh doanh .......................................... .... 23
1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh............................................ .... 26
1.3.4.1 Quyền của hộ kinh doanh ................................................... .... 26
1.3.4.2 Nghĩa vụ của hộ kinh doanh ............................................... .... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH ........................ .... 31
2.1 Sự gia nhập thị trường của hộ kinh doanh........................................................ .... 31
2.1.1 Vai trò của hộ kinh doanh trên thị trường....................................... .... 31
2.1.2 Thủ tục gia nhập và rút khỏi thị trường của hộ kinh doanh............ .... 31
2.2 Quản lý Nhà nước về hộ kinh doanh ................................................................ .... 35
2.2.1 Vai trò của cơ quan ĐKKD ............................................................ .... 36
2.2.2 Cơ chế kiểm tra sau ĐKKD đối với hộ kinh doanh........................ .... 37
2.3 Thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh ......................................................... .... 39
2.3.1 Hoạt động của hộ kinh doanh trên thị trường ................................. .... 39
2.3.2 Thực trạng chấp hành pháp luật của hộ kinh doanh ....................... .... 40
5
2.3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.................................. .... 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH Ở VIỆT
NAM................................................................................................................................... .... 47
3.1 Một số quan điểm định hướng về hộ kinh doanh ............................................. .... 47
3.2 Chuyển quy chế hộ kinh doanh thành doanh nghiệp........................................ .... 51
3.2.1 Cơ sở kinh tế................................................................................... .... 51
3.2.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................. .... 54
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi thành doanh nghiệp.... .... 58
3.2.4 Cơ chế chuyển đổi .......................................................................... .... 60
3.3 Nghiên cứu chuyển đổi Luật Doanh nghiệp thành Luật chủ thể kinh doanh ... .... 64
3.3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................... .... 64
3.3.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................ .... 68
KẾT LUẬN........................................................................................................................ .... 74
6
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hoà vào xu hướng
chung đó, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà
nước.
Quá trình chuyển đổi đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ và hàng loạt và bao giờ cũng
bắt đầu bằng đổi mới về tư duy, nhận thức đến việc tổ chức và quản lý, đó là một quy
luật đã được khẳng định về mặt lý luận và cả thực tiễn.
Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật kinh doanh khá đầy đủ điều
chỉnh toàn bộ quá trình từ hình thành cho đến khi rút ra khỏi thị trường của các đơn vị
kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét một cách khách quan, hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn
còn nhiều bất cập, đặc biệt là những quy định mang tính chất phân biệt đối xử một cách
bất hợp lý giữa các chủ thể kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành trong
bối cảnh hiện nay được xem như là một trong những giải pháp bản lề trong tiến trình
cải thiện hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam. Song bên cạnh các loại hình doanh
nghiệp được quy định và điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, nền kinh tế và pháp luật
Việt Nam vẫn thừa nhận sự tồn tại song song với các loại hình doanh nghiệp hình thức
kinh tế cá thể hay còn gọi là hộ kinh doanh. Ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu hộ kinh
doanh đang đăng ký hoạt động, song không được xem như một loại hình doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp vì nó có những đặc thù riêng về quá trình hình
thành và phát triển, cũng như những đặc điểm pháp lý riêng mà pháp luật quy định để
điều chỉnh và quản lý việc hoạt động của loại hình này.
Vấn đề đặt ra là, trong xu thế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các đơn vị
kinh tế được đặt lên hàng đầu, khả năng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực kinh
doanh đang là nhu cầu cấp thiết mang tính sống còn của các thành phần kinh tế thì hơn
7
1.3 triệu hộ kinh doanh trong cả nước cũng không đứng ngoài xu thế đó, nếu muốn tồn
tại và phát triển.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh sẽ nhận
thấy một thực trạng là các hộ kinh doanh thực tế đã hoạt động ngoài khuôn khổ quy
định của pháp luật cả về quy mô, tính chất lẫn hình thức. Thách thức đặt ra với các nhà
nghiên cứu, các nhà làm luật và các nhà quản lý là phải xem xét lại một cách toàn diện
địa vị pháp lý của loại hình này để từ đó có những quy định pháp luật thích hợp; đồng
thời có những giải pháp thích hợp cho hàng loạt các vấn đề đặt ra như tại sao các hộ
kinh doanh vẫn còn hoạt động mang tính tự phát; quy định nào để quản lý tốt và giải
pháp nào để các hộ kinh doanh hoạt động có định hướng và hiệu quả.
Trước tình hình đó, cũng như được sự chấp thuận của Hội đồng Khoa học
trường Đại học Luật Tp.HCM, tác giả chọn đề tài “Hộ kinh doanh – thực trạng pháp
luật và định hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn với mong muốn đóng góp một số
ý kiến cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Hộ kinh doanh là một chế định được quy định Nghị định 88/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về ĐKKD, so với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty
TNHH, doanh nghiệp tư nhân thì hộ kinh doanh chiếm một vị trí khiêm tốn trong luật
Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ đó, dẫn đến việc hộ kinh doanh
chưa được sự quan tâm đúng mực so với vai trò của nó.
Thời gian qua, hộ kinh doanh ở Việt Nam được nghiên cứu nhiều ở góc độ kinh
tế, ngoài những giáo trình về kinh tế, còn có một số bài viết ở dạng tham luận, trao đổi
ý kiến về lược sử phát triển của hộ kinh doanh, về khả năng cạnh tranh của hộ kinh
doanh khi Việt Nam gia nhập WTO, cũng như một số bài viết nêu vấn đề xem xét về
khả năng tồn tại của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bao gồm bài viết của
tác giả Việt Anh “chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp” đăng trên tạp
8
chí thuế số tháng 1/2008, bài viết của Bộ công thương “khuyến khích hộ kinh doanh cá
thể chuyển thành doanh nghiệp”, v.v…. Đặc biệt, có dự án “nâng cao hiệu quả thị
trường cho người nghèo” được thực hiện bởi Viện nghiên cứu kinh tế trung ương và
Ngân hàng phát triển Châu Á, trong đó nghiên cứu khá nhiều đến hình thức hộ kinh
doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có tài liệu hội thảo nước ngoài viết về hộ kinh
doanh ở Việt Nam của tác giả Kim Korinek (đồng tác giả). Ngoài ra, còn có nghiên cứu
của tác giả Wim P. M. Bijverberg thuộc nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc Ngân hàng
Thế giới viết về hộ kinh doanh ở Việt Nam dưới góc độ chính sách vĩ mô.
Tuy nhiên, lĩnh vực pháp luật về hộ kinh doanh thì ít được quan tâm hơn, các
vấn đề liên quan đến pháp luật đối với hộ kinh doanh chiếm một phần nhỏ trong các tài
liệu nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp như báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát các
văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư
tưởng chỉ đạo xây dựng luật doanh nghiệp thống nhất và luật đầu tư chung của VCCI,
tổng hợp các phân tích đánh giá và bình luận về dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất
của IFC và MPDF, đánh giá Luật doanh nghiệp và các kiến nghị của CIEM . Bên cạnh
đó, trong một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả như
“thành lập doanh nghiệp- một số bình luận ngắn” của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa trên
trang của VCCI, tài liệu giảng dạy “lý luận chung về luật kinh tế” của PGS. TS
Nguyễn Như Phát, “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập” của T.S
Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 113 tháng 01/2008, “pháp luật
về doanh nghiệp” của T.S Đồng Ngọc Ba, v.v…, cũng đề cập đến hộ kinh doanh
nhưng ở hình thức là một phần trong nhiều nội dung của bài viết. Đặc biệt có luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Lê Trường Sơn nghiên cứu về khung pháp luật đối với các
hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; ngoài ra còn một số báo cáo thực
tập của sinh viên học viện Hành chính viết về hộ kinh doanh ở góc độ quản lý Nhà
nước.