Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hồ Chí Minh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc ở Việt Bắc giai đoạn 1941 - 1945
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HỒ CHÍ MINH VỚI TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở VIỆT BẮC GIAI ĐOẠN 1941 – 1945
Trần Thị Minh Huệ
*
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong suốt những năm 1941 - 1945 ở Việt Bắc, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
của Hồ Chí Minh thấm sâu trong mỗi con người, mỗi dân tộc và trong các lực
lượng vũ trang. Dư ới án h sáng tư tưởng và sự chỉ đạo, tổ chức trực tiếp của
Người, nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc đã biết đoàn kết và thấy được sức mạnh
đoàn kết của chính mình, từ đó hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh, tạo thành
một sức mạnh to lớn để đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc. Trên cơ sở
thực hiện tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng và
phong trào cách mạng ở Việt Bắc đã nhanh chóng hình thành và không ng ừng
phát triển. Chính vì vậy, khi thời cơ đến - nhân dân các dân tộc và các lực lượng
vũ trang ở Việt Bắc đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa, giành lấy chính quyền về tay
nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đ ại của Cách mạng tháng Tám -
1945.
Từ khoá: Hồ Chí Minh, Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
∗
∗ Trần Thị Minh Huệ,
Có thể thấy nghiên cứu Tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc ở Việt Bắc của Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 1941- 1945, ở mức
độ khác nhau đã đư ợc một số công trình
nghiên đề cập đến như: Trong các tác
phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Từ nhân dân mà ra” (Nxb QĐND, Hà
Nội, 1964) và “Tư tưởng Bác Hồ soi sáng
sự nghiệp đổi mới của chúng ta”(Nxb Sự
Thật, Hà Nội, 1990); tác phẩm “Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (Nxb
CTQG, Hà Nội, 1995 của nhóm tác giả do
Phùng Hữu Phú chủ biên); “Căn cứ địa
Việt Bắc (1940-1945)” (Nxb CTQG, Hà
Nội, 1995) của tác giả Hoàng Ngọc La;
ngoài ra còn được nhắc đến trong các
cuốn sách lịch sử Đảng bộ (từ 1930 -
1945) của các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Tuyên Quang... Trong các
công trình nghiên cứu này có nhấn mạnh
đến vai trò quan trọng và sự chỉ đạo tài
tình của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang trên
căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc.
Tel:0912804111, 02803651981,
Cao học K15 khoa Lị ch sửtrường ĐHSP – ĐH TN
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình nói trên, chúng tôi xin được góp
phần làm rõ thêm vấn đề Hồ Chí Minh với
tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc ở Việt
Bắc trong giai đoạn 1941- 1945, đặc biệt
là việc Người đã tuyên truyền, vận động
và tổ chức nhân dân các dân tộc vào Mặt
trận Việt Minh - một việc có ý nghĩa vô
cùng sâu sắc cả về phương diện lý luận và
thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng là sáng tạo, trong cách thức
tuyên truyền, giác ngộ đồng bào các dân
tộc ở Việt Bắc đứng lên làm cách mạng,
với Hồ Chí Minh cũng h ết sức độc đáo và
sáng tạo. Điều đó được thể hiện một cách
cụ thể, sinh động ở các điểm sau:
1. Chỉ cho nhân dân các dân tộc thấy
được sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, với
chính sách chia để trị của chúng đã làm
cho nhân dân các dân tộc Việt Bắc bị rơi
vào hoàn cảnh: chia rẽ, nghi kị, miệt thị
lẫn nhau. Sự kìm hãm về kinh tế, xã hội
cùng với chính sách nô dịch về tư tưởng,
văn hoá của thực dân Pháp và phong kiến
tay sai đã khiến cho đồng bào các dân tộc