Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hồ Chí Minh - sự tiếp biến văn hóa.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
61.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
819

Hồ Chí Minh - sự tiếp biến văn hóa.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hồ Chí Minh - sự tiếp biến văn hóa

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một phần văn hoá Pháp tràn vào Việt Nam theo

gót chân của những kẻ đi xâm lược đội lốt chiều bài với những từ ngữ mỹ miều là

“sự khai hoá văn minh”. Trong thử thách của sự phát triển, cái linh đơn văn hoá

Việt Nam vẫn còn, nhưng có nguy cơ dần mất đi cái vẻ huyền diệu đắc dụng của

nó và có nguy cơ bị mai một, bị lai căng.

Văn hoá Pháp vào Việt Nam một cách xô bồ, có tốt và gây ra cũng không ít điều

xấu. Điều tốt thì đó là những công trình mà Pháp dựng nên trên đất Việt Nam để

phục vụ cho sự cai trị. Đó là những nhà cửa, đường sá, cầu cống, là kỹ nghệ…Đó

là những trường học, tuy còn ít ỏi, nhưng là trường tây, theo văn hoá tây. Đó là

cuộc sống có phần văn minh của phương Tây mà đến đầu thế kỷ XX, các nhà trí

thức khai sáng của Việt Nam trong đó có Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, v.v.

bắt đầu áp dụng và mở cuộc vận động duy tân khá lớn và thành công không nhỏ.

Chữ Hán được thay bằng quốc ngữ. Những cái đầu quấn tóc búi tó, những quần

ống sớ, guốc mộc…đã nhường chỗ khá nhiều cho tóc ngắn, cho bộ đồ Âu complê

thắt caravát, cho giầy đen, cho nhảy đầm, uống cà phê, hút thuốc lá thơm, cho lối

sống văn minh bài trừ mê tín dị đoan, v.v. Một văn hoá ngoại lai cuốn vào chốn

thuộc địa mà thuộc địa này vẫn đậm cốt cách phong kiến trong từng hang cùng

ngõ hẻm. Và đương nhiên nó cũng sinh ra nhiều cái xấu, bởi không thể khác được

do nó đi sau gót thực dân, mang theo cả những cặn bã ở “chính quốc” sang Việt

Nam, nó khuyếch đại và nhân lên và phổ vào những cái cổ hủ xưa của phong

kiến.

Hồ Chí Minh sống trong cái khung thời gian mà sự biến thiên về văn hoá của Việt

Nam có những giai đoạn mạnh mẽ nhất. Riêng về giáo dục thôi thì cũng thấy đầu

thế kỷ XX, Việt Nam có xen lẫn vào ba nền giáo dục: nền giáo dục Hán học đã lỗi

thời nhưng vẫn còn đất sống; nền giáo dục Tây học mang nặng lối thực dân nô

dịch, chỉ dành cho một số người; nền giáo dục quốc ngữ tuy còn èo ọt nhưng

đang lên. Ba nền giáo dục này giao thoa nhau. Ở trong con người Hồ Chí Minh, và

nhiều người khác cùng thời, có cả ba sắc thái biểu hiện của ba nền giáo dục ấy,

tuy mỗi người biểu hiện đậm nhạt khác nhau. Hồ Chí Minh đóng góp phần lớn vào

sự chuyển biến tích cực cho sự biến thiên đó của văn hoá Việt Nam.

Nếu đứng về địa lý mà xét thì Việt Nam là một quốc gia-dân tộc nằm trong luồng

giao lưu tự nhiên, ồ ạt về văn hoá của thế giới. Trong luồng giao lưu ấy, Việt Nam

là một quốc gia có đồng thời cả hai chiều thuận-nghịch trong quá trình biến đổi về

văn hoá.

Chiều thứ nhất, chiều thuận, biểu hiện ở chỗ, Việt Nam là một quốc gia-dân tộc có

nhiều sự biến đổi khá nhanh chóng. Chẳng hạn, đó là quá trình thích ứng, tiếp thu

tương đối nhanh những mặt tốt của các luồng tư tưởng thế giới, đặc biệt là của

phương Đông, vào Việt Nam khá sớm. Khi vào Việt Nam, chúng được sàng lọc

một cách tự nhiên qua lăng kính của giới cầm quyền và của nhân dân. Chúng

được biến thiên qua cách nhìn của quan lại, của nhân dân trong cuộc sống. Điển

hình là Tống Nho vào Việt Nam thích ứng với nhà nước quân chủ trung ương tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Hồ Chí Minh - sự tiếp biến văn hóa.doc | Siêu Thị PDF