Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hồ Chí Minh: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp cơ sở / Nguyễn Thị Trang Nhung, [và nh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG (Chủ nhiệm)
NGUYỄN QUỐC TOÀN (Thư ký)
CUNG THỊ TUYẾT MAI
DƯƠNG THỊ THANH HẬU
HỒ VIỆT HÀ
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
BUH Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
SV Sinh viên
TC Tài chính ngân hàng
KTKT Kế toán kiểm toán
KTQT Kinh tế quốc tê
KNLVN Kỹ năng làm việc nhóm
GV Giảng viên
SL Số lượng
ĐTB Điểm trung bình
SD Độ lệch chuẩn
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2. 1. Khung phân tích KNLVN trong học tập của SV...............................................32
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ........................................................................33
Bảng 3. 1. Mẫu nghiên cứu theo năm học, ngành học và giới tính....................................36
Bảng 3. 2. Mẫu nghiên cứu theo năm học, ngành học và học lực......................................37
Bảng 3. 3. Mẫu nghiên cứu theo năm học, ngành học và cán bộ lớp.................................37
Bảng 4. 1. Nhận thức về ý nghĩa của làm việc nhóm trong học tập...................................44
Bảng 4. 2. Mức độ cần thiết của những kỹ năng thành phần trong kỹ năng lắng nghe tích
cực.......................................................................................................................................47
Bảng 4. 3. Mức độ cần thiết của những kỹ năng thành phần trong kỹ năng trình bày mạch
lạc vấn đề ............................................................................................................................49
Bảng 4. 4. Mức độ cần thiết của những kỹ năng thành phần trong kỹ năng điều khiển điều
chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và người khác............................................................51
Bảng 4. 5. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ thành thạo tri thức để hình thành
KNLVN trong học tập ........................................................................................................53
Bảng 4. 6. Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức để hình thành nên kỹ năng lắng
nghe tích cực.......................................................................................................................55
Bảng 4. 7. Mức độ vận dụng thành thạo tri thức để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực
............................................................................................................................................57
Bảng 4. 8. Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức để hình thành kỹ năng trình bày
mạch lạc vấn đề ..................................................................................................................62
Bảng 4. 9. Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức để hình thành kỹ năng phát hiện và
trình bày mạch lạc vấn đề...................................................................................................64
Bảng 4. 10. Mức độ vận dụng thường xuyên tri thức để hình thành kỹ năng điều khiển
điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và người khác....................................................69
Bảng 4. 11. Mức độ vận dụng thành thạo tri thức để hình thành kỹ năng điều khiển điều
chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và người khác............................................................72
Bảng 4. 12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNLVN trong học tập ở SV.............76
Bảng 4. 13. Các yếu tố động cơ làm việc nhóm, giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và
thầy/cô ảnh hưởng đến sự hình thành KNLVN ở SV ........................................................77
Bảng 5. 1. Đánh giá về nguyên nhân gây hạn chế trong KNLVN của SV ........................95
Bảng 5. 2. GV đánh giá về nguyên nhân gây hạn chế trong KNLVN của SV ..................96
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................3
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................4
1.4.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................................4
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................4
1.6. Điểm mới của đề tài....................................................................................................4
1.7. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.............................................................................................6
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm......................................6
2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................................6
2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................................9
2.1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu ............................................................................10
2.2. Lý luận chung về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên....................11
2.2.1. Khái quát về kỹ năng...........................................................................................11
2.2.2. Khái quát về nhóm ..............................................................................................13
2.2.3. Khái quát về làm việc nhóm trong học tập .........................................................14
2.2.4. Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên ..........................................17
2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của SV......29
2.3. Khung phân tích của đề tài .......................................................................................32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................33
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................33
3.2. Phương pháp định tính..............................................................................................34
3.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp......................................................................34
3.2.2. Phương pháp quan sát .........................................................................................34
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...............................................................................34
3.2.4. Phương pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình.................................................34
3.3. Phương pháp định lượng...........................................................................................35
3.3.1. Thiết kế bảng hỏi.................................................................................................35
3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu .........................................................................................35
2.3.3. Xử lý số liệu ........................................................................................................37
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM.............................41
4.1. Tổng quan về Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM...............................................41
4.2. Đánh giá mức độ nhận thức của SV trường Đại học Ngân hàng TP.HCM về kỹ
năng làm việc nhóm trong học tập...................................................................................43
4.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng ..............................................................................43
4.2.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng thành phần ..............................46
4.3. Phân tích mức độ biểu hiện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM...............................................................................52
4.3.1. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ thành thạo để hình thành kỹ năng
lắng nghe tích cực. ............................................................................................55
4.3.2. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ thành thạo để hình thành kỹ năng
trình bày mạch lạc .............................................................................................62
4.3.3. Mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ vận dụng thành thạo để hình thành
kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình và người khác .69
4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM....................................76
4.4.1. Khái quát sự ảnh hưởng của các yếu tố...............................................................76
4.4.2. Kết quả cụ thể các yếu tố ảnh hưởng ..................................................................77
4.5. Phân tích kết quả phương pháp mô tả chân dung tâm lý..........................................84
4.5.1. Chân dung tâm lý điển hình của SV có kỹ năng làm việc nhóm tốt...................84
4.5.2. Chân dung tâm lý điển hình SV có kỹ năng làm việc nhóm chưa tốt.................87
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM .........92
5.1. Kết luận.....................................................................................................................92
5.2. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.............................................................................93
5.2.1. Những điểm tích cực và hạn chế .........................................................................93
5.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế ........................................................................95
5.3. Các nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên
Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.............................................................................97
5.3.1. Nhóm giải pháp tác động đến yếu tố chủ quan từ động cơ làm việc nhóm........97
5.3.2. Nhóm giải pháp tác động đến các yếu tố khách quan.........................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................103
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời đại nhân tố con người luôn được xem là mục tiêu và động lực của sự
phát triển xã hội. Quán triệt luận điểm có tính quy luật này, Đảng và Nhà nước luôn
khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đồng thời xác định mục tiêu của giáo dục là: “Đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...” (Quốc hội, 2019).
Kỹ năng là vấn đề quan trọng trong tâm lý học. Kỹ năng giúp mỗi cá nhân có thể
giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong các hoạt động khác nhau một cách hiệu quả. Vì vậy,
việc hình thành kỹ năng là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục và đào tạo. Vì bản chất
của hoạt động lao động ở con người là lao động cùng nhau, lao động tập thể, bên cạnh đó,
trong giai đoạn toàn cầu hóa cũng như trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nên ngoài những yêu cầu về nguồn nhân lực có phẩm chất, trình
độ chuyên môn, còn có sự đòi hỏi người lao động phải có khả năng phối hợp, cộng tác với
những thành viên khác để cùng thực hiện hiệu quả một công việc trong điều kiện đa dạng
về văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng,....
Đối với SV, với tư cách là đội ngũ nhân lực có trình độ cao, đóng góp vào sự phát
triển KTXH cua đất nước, việc hình thành thành viên là một yêu cầu cơ bản. Trước hết,
trong điều kiện còn đang được đào tạo ở nhà trường, khả năng biết cách phối hợp với
người khác sẽ giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Trong tương lai,
sau khi tốt nghiệp, ở từng vị trí công tác, KNLVN sẽ tiếp tục giúp mỗi người có khả năng
hòa nhập vào các nhóm, tập thể, phát huy được năng lực, sở trường của mình cùng thực
hiện công việc chung.
Theo xu thế đổi mới phương pháp day học hiện nay, SV phải tự tổ chức lĩnh hội tri
thức thông qua nhiều hình thức học tập như làm việc nhóm,... Mặc dù vậy, hiệu quả của
hình thức này ra sao thì còn nhiều đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng
chưa hiệu quả và mang tính hình thức. Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân
như: SV chưa nhận thức đúng, đầy đủ về làm việc nhóm, KNLVN chưa tốt.
2
Ở giác độ lý luận, trong thời gian qua, ở Việt Nam, chủ đề KNLVN trong học tập đã
có nhiều công trình nghiên cứu như: Lê Ngọc Huyền (2010) với “Kỹ năng hoạt động
nhóm trong học tập của SV trường Đại học Sài Gòn”; Nguyễn Đăng Khoa (2008) với “Kỹ
năng làm việc nhóm của SV khoa tiếng Pháp, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng”;
Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2009) với “Một số vấn đề về kỹ năng làm việc nhóm từ giác độ
tâm lý nhóm học nhỏ”; Phạm Hoàng Tài (2010) với “Kỹ năng làm việc nhóm của SV
trường đại học Đà Lạt”; Hà Việt Hùng (2015); Hà Việt Hùng (2015) với “Kỹ năng làm
việc nhóm của SV trường đại học Nha Trang”; Đặng Thị Hơn (2017) với “Đánh giá kỹ
năng làm việc nhóm của SV năm 4 trường Đại học Dược Hà Nội”... Tuy nhiên, những
công trình này đều xem xét KNLVN của SV trên bình diện chung trong nhiều hoạt động
khác nhau chứ chưa tập trung phân tích, đánh giá KNLVN trong học tập của SV. Hơn
nữa, trong giới hạn các tài liệu mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận thì chưa có nghiên
cứu nào đánh giá KNLVN trong học tập của SV BUH.
Trên khía cạnh thực tiễn, trong quá trình công tác, giảng dạy tại BUH, nhóm nghiên
cứu nhận thấy SV đã áp dụng nhiều phương pháp học tập mới, trong đó có làm việc
nhóm. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng KNLVN vẫn chưa được nghiên cứu và đánh
giá đầy đủ. Mặt khác, để phù hợp với tiến trình phát triển giáo dục đại học hiện nay, các
trường đại học nước ta cũng như BUH đã xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành học để
làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo. Với chuẩn đầu ra
cho SV tốt nghiệp, bên cạnh yêu cầu về kiến thức thì yêu cầu về kỹ năng trong đó có
KNLVN cũng được đặt ra như một phần quan trọng. Vậy, KNLVN của SV BUH hiện nay
thể hiện như thế nào? Có những biện pháp nào để có thể góp phần bồi dưỡng, nâng cao kỹ
năng này cho SV? Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có câu trả lời
thích hợp trong bối cảnh nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện kỹ năng mềm cho SV
BUH.
Đó là những lý do để đề tài: “Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của SV
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM” được thực hiện.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài phân tích thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó nhận diện những
nguyên nhân của thực trạng nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao KNLVN
trong học tập SV trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhận diện được mức độ nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của
KNLVN trong học tập của SV BUH.
Thứ hai, đánh giá được mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến KNLVN
trong học tập của SV BUH .
Thứ ba, chỉ ra được những nguyên nhân của thực trạng mức độ nhận thức và mức độ
biểu hiện, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao đối với KNLVN trong học tập của
SV BUH.
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Câu hỏi 1: KNLVN của SV trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang ở mức độ
nào?
- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến KNLVN của SV trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM?
- Câu hỏi 3: Có những giải pháp nào để phát triển KNLVN của SV trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thiết lập các giả thuyết như sau:
Thứ nhất, KNLVN trong học tập của đa số SV trong diện nghiên cứu chỉ được hình
thành ở mức độ trung bình.
Thứ hai, các yếu tố giáo dục gia đình, nhà trường, GV giảng dạy bộ môn và động cơ
làm việc nhóm trong học tập của SV là những yếu tố có ảnh hưởng tới KNLVN trong học
4
tập của SV. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những yếu tố này đến KNLVN trong học tập của
SV chưa đồng bộ.
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Khách thể nghiên cứu
- 408 SV năm 2, 3 thuộc 3 ngành TC, KTKT và KTQT của Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM.
- 36 GV đang giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ KNLVN trong học tập của SV trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tại thời
điểm nghiên cứu.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: KNLVN của SV là kỹ năng phức hợp gồm nhiều kỹ năng
thành phần. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ tập trung nghiên
cứu 03 kỹ năng thành phần của KNLVN là: Kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng trình
bày mạch lạc tri thức khi làm việc trong nhóm học tập và kỹ năng tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi và cảm xúc của mình cũng như của người khác khi làm việc trong nhóm
học tập.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cơ sở Thủ Đức.
- Phạm vi thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 11/2020 đến tháng
10/2021.
1.6. Điểm mới của đề tài
Với các kết quả nghiên cứu, đề tài đã nhận diện được mức độ nhận thức, mức độ thể
hiện KNLVN trong học tập của SV năm 2 và năm 3 ở 3 ngành: TC, KTKT và KTQT ở
BUH qua 3 kỹ năng thành phần gồm: kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày mạch
lạc và kỹ năng điều chỉnh cảm xúc; đồng thời đã đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng
gồm yếu tố chủ quan thuộc về động cơ làm việc nhóm của bản thân các SV cũng như các
yếu tố khách quan từ gia đình, nhà trường và giảng viên, từ đó đưa ra một số giải pháp để
nâng cao KNLVN trong học tập cho SV BUH.
1.7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 5 chương gồm:
5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG KNLVN TRONG HỌC TẬP CỦA SV TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KNLVN TRONG
HỌC TẬP CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm
2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề kỹ năng dưới các góc độ
khác nhau. Tựu trung lại, có thể kể đến các công trình nghiên cứu nổi bật như:
Đối với những nghiên cứu cơ bản về kỹ năng, kỹ xảo, mối quan hệ giữa kỹ năng và
kỹ xảo, kỹ năng và năng lực, điều kiện hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nói
chung, có các công trình của các tác giả B.F.Lomov, E.N.Kabanova, N.D.Levitov,
A.V.Petrovsky…. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về kỹ năng và kỹ xảo B.F.Lomov,
E.N.Kabanova… đã phân tích nội hàm của khái niệm kỹ năng, kỹ xảo và con đường hình
thành chúng, nhấn mạnh điều kiện hình thành kỹ năng là những tri thức, kinh nghiệm của
chủ thể hoạt động. Theo họ, muốn hình thành kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào
đó thì trước hết phải cung cấp kiến thức về hành động đó cho người học (Freeman, 2012).
Hay A.V.Petrovsky, Cruchetxki, N.D.Levitov thì cho rằng kỹ năng có hai loại: Kỹ năng
bậc thấp và kỹ năng bậc cao. Các tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ năng bậc cao của những
hành động phức tạp, trong những điều kiện hành động không cố định. Theo họ, kỹ xảo đã
có là thành phần của kỹ năng (Hrynchak & Batty, 2012).
Đối với những nghiên cứu ứng dụng kỹ năng trong một số lĩnh vực cụ thể như: kỹ
năng trong lao động công nghiệp, kỹ năng sư phạm, kỹ năng trong hoạt động tổ chức, kỹ
năng sống, có những hướng nghiên cứu tiểu biểu gồm:
Những công trình nghiên cứu về kỹ năng lao động công nghiệp, về kỹ năng trong
những mối quan hệ với máy móc, công cụ lao động, vấn đề luyện tập gian khổ của người
lao động trong quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Đại diện là các tác giả V.G.Loox,
V.V.Tsebưseva, K.K.Platonov, E.A.Milerian. Trong công trình nghiên cứu của mình
V.V.Tsebưseva đã trình bày rõ về kỹ năng, kỹ xảo, đưa ra các phương pháp hình thành kỹ
năng. Theo bà, kỹ năng với tư cách là khả năng (trình độ được chuẩn bị) thực hiện một
hành động nào đó dựa trên cơ sở những tri thức và kỹ xảo được hoàn thiện dần trong quá
trình hoạt động. V.V.Tsebưseva đã nêu lên các điều kiện và các bước hình thành kỹ năng.
Bà đặc biệt nhấn mạnh vai trò tích cực của người học trong quá trình hình thành kỹ năng.