Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng nhà nho trong thơ nôm cuối thế kỉ xix.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM CUỐI
THẾ KỶ XIX
Người hướng dẫn:
Th.S Lê An Vinh
Người thực hiện:
Hà Thị Thu Thủy
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học của bất kì dân tộc nào cũng như lịch sử phát triển của dân tộc
đó, để tồn tại cho đến ngày nay nó đều dựa trên cơ sở của cái cũ và phát triển thêm
cái mới. Văn học trung đại Việt Nam ra đời sau bộ phận văn học dân gian. Nên
văn học trung đại có điều kiện tiếp thu những ánh sáng và tinh hoa từ nền văn học
truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng. Do đó văn học trung đại Việt
Nam đã nhanh chóng phát triển, sớm trở thành một bộ phận lớn của nền văn học
nước nhà. Có thể nói Văn học trung đại Việt Nam đã trở thành một mảnh đất tươi
tốt đã sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều nho sĩ ưu tú và mỗi con người có một
phong cách sáng tác riêng. Thơ Nguyễn Đình Chiểu ta bắt gặp một nhà thơ nhân
đạo sâu sắc, dùng ngòi bút văn chương của mình là vũ khí đấu tranh. Ông là người
mở đường người dẫn đầu cho trào lưu văn học chống Pháp từ nửa sau thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX. Đến với thơ Nguyễn Khuyến ta thấy được sự ưu tư của nhà thơ
mang nặng nỗi xót thương trước vận mệnh đất nước luôn mang trong mình tư
tưởng phò vua giúp nước.
Văn học trung đại Việt Nam chính thức ra đời vào thế kỉ X và về cơ bản kết
thúc vào cuối thế kỉ XIX. Lấy văn học dân gian làm nền tảng, lấy nhiệm vụ chính
trị mà thời đại đặt ra làm nội dung và mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là
công cuộc xây dựng đất nước ổn định, phát triển nhà nước phong kiến. Ý thức
trách nhiệm, những tình cảm cá nhân cao cả được đặc biệt đề cao. Các nho sĩ đã
hoàn thành được sứ mệnh lịch sử lúc bấy giờ. Họ là những con người trí thức đại
diện cho đất nước, nhân dân họ không chỉ góp phần vào công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, công cuộc xây dựng quốc gia phong kiến vững mạnh mà còn đóng
góp rất xuất sắc cho nền văn hóa văn học dân tộc. Thơ văn của họ đã phản ánh
được sức mạnh của con người Việt Nam dân tộc Việt. Phơi bày những mặt trái của
xã hội, lên án những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến và những bất công
ngang trái của xã hội để vươn tới giải thoát con người đi đến xã hội tốt đẹp hơn
nhân văn hơn. Nho sĩ tri thức đã góp phần đưa nền văn học Việt lên một tầm cao
3
mới để sánh kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực. Tìm hiểu và nghiên
cứu Hình tượng nhà nho trong trong thơ Nôm cuối thế kỉ XIX giúp chúng tôi có
thêm nhiều kiến thức bổ ích và đó sẽ là tiền đề để phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu sau này.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói
của mình để khẳng định vai trò và sự đóng góp đặc biệt quan trọng của các nho sĩ
trong quá trình phát triển của văn học trung đại đối với lịch sử dân tộc và nền văn
học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nho sĩ trong văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều đóng góp cho nền
văn học dân tộc. Chính vì vậy các nho sĩ trong thời này được rất nhiều các nhà phê
bình các nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu. Dưới đây chúng tôi trình bày một số
công trình nghiên cứu sau:
Bùi Thanh Ba trong cuốn Nguyễn Đình Chiểu – tác phẩm trong nhà
trường ông đã đưa ra nhận xét: Với ý chí đấu tranh kiên cường và bất khuất
Nguyễn Đình Chiểu viết tác phẩm nhằm phổ biến Đông y để cứu dân trong cảnh
lầm than. Tác giả Nguyễn Lộc với bài những cống hiến đặc sắc của Nguyễn Đình
Chiểu trong lịch sử văn học dân tộc đã khẳng định sự thành công về nghệ thuật ở
khía cạnh xây dựng nhân vật ông nói Cái đặc sắc của Lục Vân Tiên là tính chất
hành động của nó rất phong phú. PGS.T.S Nguyễn Phong Nam trong cuốn Giáo
trình văn học Việt Nam với bài Nguyễn Đình Chiểu tác giả đã khằng định: Nguyễn
Đình Chiểu người tri thức yêu nước ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học
dân tộc có phẩm chất sáng ngời, ông có được thành quả lao động xuất sắc trong
ba lĩnh vực nhà báo nhà văn thầy thuốc. Hoài Thanh trong mấy vấn đề cuộc đời
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Trong bài viết của
mình ông đã đưa ra nhận xét Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ một tấm gương
chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Lê Trí Viễn cho rằng Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ có tấm lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc, một thái độ dứt khoát đối với kẻ thù. Ông đã mượn
4
những trang văn thấm đẫm nhiệt huyết để gửi gắm tâm sự của mình. Vì thế chúng
ta có thể thấy tính chất tự thuật này có phần đặc biệt đó là ông đã biết tâm sự, thổn
thức của lòng mình hòa với thời cuộc Nguyễn Đình Chiểu đã đem mình tự thuật
trong thơ văn.
Nguyễn Lộc gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn trước hết không
phải vì ông viết về chủ đề nông thôn thực sự mà chủ yếu là của nông dân. Theo
ông chính là sự gắn bó tình cảm với người nông dân với quê hương mới là gốc rễ
làm nên Nguyễn Khuyến nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
PGS. T.S Nguyễn Phong Nam trong bàn về cách ứng xử nỗi niềm yêu
nước và thương dân trong thơ Tam Nguyên Yên Đỗ trước cảnh nước mất nhà tan
đang rên xiết dưới chế độ thực dân của quân xâm lược tác giả đã có nhận xét:
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình Nho học cái lý tưởng thấm sâu vào
máu thịt của ông là sự rèn dũa thành tài thi đỗ làm quan phò vua giúp
nước…Nhưng vấn đề ở chỗ trong hoàn cảnh của mình ông nhận thấy lý tưởng và
thực tế có nhiều chỗ chưa ổn…Nguyễn Khuyến bày tỏ lòng trung nhưng không
biết nên trung thế nào, bởi trong cổ điển không hoàn toàn hợp với hiện đại.
Mã Giang Lam đã nhận xét đánh giá về thơ văn Nguyễn Khuyến trong
công trình nghiên cứa của mình như sau “giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là
toàn bộ sáng tác của nhà thơ” nhưng làm nên đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến
vẫn là những bài thơ viết về cảnh và người chốn thôn quê những bài thơ bộc lộ rõ
nhất tấm lòng của tác giả. Nói đến làng cảnh Việt Nam nhưng chưa ai để lại dấu
ấn sâu đậm cho người đọc bằng Nguyễn Khuyến.
Tác giả Trần Ngọc Vượng bài thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến cho ta thấy sự
phát triển thể loại thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến đã phát biểu từ nội dung thể tài,
ngôn ngữ thơ…Tác giả đã nêu những đóng góp và sự phá cách trong văn học cổ
điển của nhà thơ tìm hiểu những tâm sự nỗi niềm thông qua mảng thơ trào phúng.
Tác giả đã làm rõ những đóng góp đổi mới cách tân của Nguyễn Khuyến qua
mảng thơ Nôm.
5
Trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Anh Phương
xuất bản, Sài Gòn, 1965), Phạm Thế Ngũ đã dành 4 trang viết về Chu Mạnh Trinh
với một cảm tình nồng hậu. Tuy nhiên như thế vẫn còn quá ít và không tránh khỏi
những sơ sài. Cũng khoảng từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ XX, một
số nhà nghiên cứu miền Bắc, trong những công trình văn học sử của mình, có nhắc
đến Chu Mạnh Trinh chỉ vài ba dòng thôi nhưng lại với một thái độ phê phán nặng
nề. Nguyễn Lộc viết: “Khuynh hướng văn học hưởng lạc thoát ly gồm chủ yếu là
nhóm nhà thơ Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh. Trong thơ văn của họ,
thỉnh thoảng có bài cũng nói đến thời thế...Nhưng chủ yếu là nói về cuộc sống ăn
chơi sa đoạ, trác táng của họ ở các nhà chứa, cô đầu...”.
Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, của tác
giả Nguyễn Lộc. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu công phu, nghiêm túc
và rất khoa học về nền văn học trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò của các nho sĩ
trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết cuối thế kỉ XIX. Các nhà thơ tiêu biểu cho
khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn…Đóng góp chủ yếu của khuynh hướng văn học
yêu nước chống Pháp là đem đến cho văn học một nội dung mới, một khí thế mới,
một sức sống mới. Sau khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp là văn học tố
cáo hiện thực. Khuynh hướng này sáng tác hầu hết tiếng việt có những đóng góp
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, trong việc hoàn thiện các hình
thức nghệ thuật các thủ pháp tiêu biểu.
GS.TS Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam cũng đã
nghiên cứu về buổi đầu hình thành nền văn học dân tộc, hoàn cảnh lịch sử đất
nước và điều kiện xã hội đã tạo nên phong cách sáng tác riêng con người cá nhân
riêng của các nho sĩ. Thông qua đó tác giả đã đưa ra những đánh giá về vai trò của
các nho sĩ trong giai đoạn này.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
6
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Hình tượng nhà nho trong thơ
Nôm nửa cuối thế kỉ XIX”. Chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu những đóng góp của
các nho sĩ cuối thế kỉ XIX đối với sự phát triển văn học trung đại.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu là“Hình tượng nhà Nho trong thơ Nôm nửa
cuối thế kỉ XIX”. Vì vậy pham vi nghiên c ̣ ứu và khảo sát của chúng tôi là những
tài liệu liên quan đến các tác gia trong thơ Nôm nửa cuối thế kỉ XIX. Tuy nhiên
chúng tôi tập trung tham khảo những tài liệu chính như: Nguyễn Lộc (2004), Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. 10. Nguyễn Phong Nam
(1997), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến 1900, NXB Huế…Và
nhiều tài liệu khác liên quan đến đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dựng đến các Phương
pháp sau:
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp sưu tầm chọn lọc
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo cấu trúc đề tài
gồm hai chương:
Chương I: Nhà nho trong sự biến thiên của lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX
Chương II: Chân dung nhà nho trong thơ Nôm nửa cuối thế kỉ XIX
7
CHƯƠNG I: NHÀ NHO TRONG SỰ BIẾN THIÊN CỦA LỊCH SỬ DÂN
TỘC NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX thực chất là lịch sử của một cuộc
đấu tranh chống xâm lược chống đầu hàng. Thực dân Pháp có ý đồ xâm lược nước
ta từ lâu cuối thế kỉ XVIII nhưng âm mưu đó chưa thực hiện được. Mãi đến cuối
thế kỉ XIX Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các Giáo Sĩ và ngăn
chặn thông thương lấy cớ đó xâm lược nước ta. Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong
kiến Việt Nam bước vào thời kì bế tắc, Pháp xâm lược nước ta, triều đình phân
tán, không thống nhất, không nắm được tình hình thế giới do đó khiếp sợ dẫn đến
nhượng bộ rồi đầu hàng từng bước. Nhân dân không chấp nhận sự hèn nhát triều
đình đã vùng dậy kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1859 quân Pháp sau khi
đánh chiếm Đà Nẵng đã kéo vào Sài Gòn tràn vào sông Bến Nghé quan quân của
triều đình nhà Nguyễn chống trả yếu ớt Thành Gia Định bị giặc chiếm đóng. Lịch
sử dân tộc lại mở sang một trang mới để bắt đầu ghi lấy những hàng ước mà nhà
nước đương thời phải kí kết và cũng mở đầu cho những trang sử đẫm máu mà vẻ
vang, oanh liệt của dân tộc chống trả quyết liệt bọn thực dân cướp nước. Đây là
lúc tinh thần yêu nước bùng lên mạnh mẽ, đồng thời cũng là lúc sĩ phu thức thời
suy nghĩ về vận nước trong xu thế chung của thế giới. Nước ta nửa cuối thế kỉ
XIX sự kiện trung tâm và nỗi bật là sự xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến
đấu chống xâm lược của nhân dân ta. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, dân
tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù. Phong trào chiến
đấu chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX lúc đầu giai cấp phong kiến còn
chống đối một phần nào đó, nhưng về sau từng bước dần thỏa hiệp, đầu hàng thực
dân Pháp. Trong triều bộ phận đầu não của nhà nước phong kiến ngay từ đầu đã
chia làm hai phái, chủ hòa và chủ chiến. Ngoài ra một bộ phận nữa thì lưng chừng,
do dự tiêu biểu là Tự Đức. Trong khi Nam Kỳ dồn sức chống ngoại xâm, ở miền
Trung và Miền Bắc chưa có ngoại xâm, bọn phong kiến tăng cường bốc lột nhân