Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người việt.
MIỄN PHÍ
Số trang
71
Kích thước
635.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1084

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người việt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TRẦN THỊ HÂN

Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục

ngữ người Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học dân gian là nốt nhạc ngân mãi theo năm tháng cùng nhịp đập cuộc

sống thời đại của mỗi người dân Việt. Trong sự phong phú của các thể loại văn

học dân gian, chúng ta không thể không nhắc đến ca dao, tục ngữ. Ca dao, tục ngữ

là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống của người dân Việt Nam qua

nhiều thế hệ. Thông qua những câu ca dao ngọt ngào và tha thiết, những câu tục

ngữ ngắn gọn mà triết lí chúng ta thấy được những tâm tư, tình cảm và suy ngẫm

sâu sắc về cuộc đời và con người:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Từ ngàn xưa cho tới hôm nay, cha mẹ đã trở thành một hình tượng thiêng liêng

và cao đẹp trong trái tim của mỗi một con người. Đã có rất nhiều áng văn thơ viết

về cha mẹ với những tình cảm đẹp đẽ nhất. Ca dao, tục ngữ về cha mẹ là một

trong những áng văn bất tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó phản

ánh tình cảm thiêng liêng, mầu nhiệm nhưng lại hết sức gần gũi giữa cuộc sống

đời thường. Ca dao tục ngữ về cha mẹ đã đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng,

3

êm ái và đọng lại rất sâu. Trong ca dao, tục ngữ hình tượng cha mẹ được khắc họa

hết sức sinh động và chân thực với nhiều khía cạnh khác nhau: vai trò công ơn của

cha mẹ, cách ứng xử của cha mẹ với con cái, tình cảm của người con giành cho

cha mẹ…đều được thể hiện rõ nét và đầy đủ.

Nghiên cứu về đề tài: Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người

Việt là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp người viết

tập dượt, nghiên cứu mà còn phục vụ cho việc giảng dạy về phần ca dao, tục ngữ

về cha mẹ sau này. Đồng thời với đề tài này, chúng ta sẽ phần nào hiểu hơn về vai

trò và công ơn của cha mẹ, có ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận đối với

những đấng sinh thành ra ta!

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung của tục

ngữ, ca dao theo các góc tiếp cận khác nhau. Đóng góp của họ là rất lớn đã thúc

đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Tuy vậy, việc phân tích sâu về

chủ đề hình tượng cha mẹ trong tục ngữ, ca dao chiếm tỉ trọng còn thấp trong

những công trình khảo cứu về tục ngữ, ca dao nói chung. Chúng tôi xin trình bày

một số công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ có liên quan đến chủ đề về hình

tượng cha mẹ như sau:

Công trình khảo cứu của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật với cuốn Kho

tàng ca dao người Việt 1,2,3,4 (1995), Nxb Văn hóa thông tin và công trình khảo

cứu của Vũ Dung trong cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam (1998), Nxb Giáo dục.

Đây là hai công trình nghiên cứu đã sưu tầm và tuyển chọn được rất nhiều câu ca

dao về cha mẹ. Vì thế nó là tư liệu quan trọng để người viết thống kê, chọn lọc và

phân loại sắc thái ý nghĩa của từng câu ca dao chứa hình ảnh về cha mẹ.

Công trình khảo cứu của Nguyễn Nghĩa Dân với Đạo làm người trong tục ngữ,

ca dao Việt Nam (2000), Nxb Thanh niên. Trong công trình này, tác giả đã nghiên

cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca dao theo phương pháp nghiên cứu văn học dân

gian để bàn luận về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca dao. Tác giả chia

đạo làm người thành hai loại: Một loại về lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện

4

bản thân và loại đạo làm người về quan hệ gia đình. Trong đạo làm người về quan

hệ gia đình, khi nói về quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tác giả viết: Tục ngữ ca

dao nêu bật truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Trong truyền thống

văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá

đạo đức của con người [5, tr 56] và Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán

những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như một kinh nghiệm xấu [5, tr 58].

Cuốn Thi ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh là một công

trình khảo cứu khá đầy đủ theo ba nội dung của giáo lí tam tòng. Nhận xét về đạo

hiếu của người con đối với cha mẹ, các tác giả viết: Tình thương của họ đã đặt lên

trên quyền điều khiển của cha mẹ. Thực ra không phải họ bất hiếu hay quên ơn

cha mẹ, mà chính vì họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến đời sống họ những

bất công, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu quả [15, tr 205].

Công trình khảo cứu của Hoàng Tiến Tựu trong Bình giảng ca dao (2001),

Nxb Giáo dục, đã chọn lọc những bài ca dao đặc sắc có chứa hình ảnh cha mẹ để

phân tích, bình giảng đã giúp cho người viết có điều kiện tiếp cận được cái hay

của từng bài ca dao ở những hướng khác nhau.

Cuốn Ca dao, tục ngữ về quan hệ gia đình (2010) của TS Phạm Việt Long,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội là một công trình khảo cứu khá đầy đủ về các bình

diện trong các mối quan hệ gia đình. Ngoài phần lí luận chung, tác giả cuốn sách

đã tập hợp và phân loại các câu ca dao, tục ngữ theo từng chủ đề khác nhau trong

quan hệ gia đình. Trong đó phần ca dao, tục ngữ về cha mẹ và con cái chiếm một

số lượng khá phong phú gồm các phần: quan hệ cha mẹ con - trách nhiệm, quan

hệ cha mẹ con - đạo hiếu, những biểu hiện tiêu cực giữa cha mẹ và con cái… Xét

trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tác giả đưa ra nhận định: Tục ngữ, ca

dao nhấn mạnh quan hệ mẹ con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ. Tục

ngữ, ca dao cũng nêu được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ [16, tr

56]. Công trình nghiên cứu này là một trong những tư liệu quan trọng và bổ ích

giúp cho người viết có điều kiện trong việc tham khảo và nghiên cứu vấn đề.

5

Trần Ngọc Thêm với Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tìm hiểu bản sắc văn hóa

người Việt (1999), Nxb Giáo dục đã chỉ ra triết lí âm dương với các cặp đối lập

điển hình. Trong đó hình tượng cha mẹ với ý nghĩa triết lí âm dương là hướng tiếp

cận độc đáo giúp cho người viết bổ sung và hoàn thiện thêm ý nghĩa của hình

tượng cha mẹ trong ca dao, tục ngữ.

Ngoài ra còn có hàng loạt công trình nghiên cứu khác, chẳng hạn như: Triều

Nguyên với Bình giảng ca dao (2001), Nxb Thuận Hóa. Công trình nghiên cứu

của Nguyễn Xuân Kính với Thi pháp ca dao (2004), Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội. Công trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan với Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt

Nam (1978), Nxb Khoa học xã hội…đều là những trang tài liệu có ích trang bị cho

người viết cơ sở lí luận chung trong việc khai thác nội dung về hình tượng cha mẹ

trong ca dao, tục ngữ.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình.

Nhìn chung các công trình trên chỉ mới dừng lại ở việc tiếp cận mang tính chất

chung. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào đi vào

tìm hiểu về Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người Việt. Trên cơ sở

những tài liệu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tiến hành tìm hiểu

về Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người Việt nhằm góp phần nhỏ

bé vào việc nghiên cứu văn học dân gian.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao,

tục ngữ người Việt.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Sưu tầm, khảo sát những câu ca dao, tục ngữ nói về hình tượng cha mẹ và

những phạm trù liên quan đến hình tượng cha mẹ trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân

ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan và Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình của Phạm

Việt Long.

4. Phương pháp nghiên cứu

6

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ

thể sau:

- Tổng quan tư liệu: Trên cơ sở tìm hiểu tài liệu của các nhà nghiên cứu

đi trước để hiểu rõ hơn vấn đề mà mình nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận có hệ thống: sử dụng phương pháp này giúp

chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách cụ thể để có thể hiểu rõ hơn vấn

đề mà mình nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Dựa vào nguồn tư liệu mà chúng tôi

thu thập và thống kê, phân loại các bài, các câu ca dao theo từng vấn đề

ở mục phân tích, để tập trung làm sáng tỏ về hình tượng cha mẹ trong ca

dao, tục ngữ.

- Phương pháp phân tích, chứng minh: Sau khi tiếp cận tác phẩm, chúng

tôi tiến hành phân tích phần tư liệu vấn đề đã đưa ra.

- Tổng hợp, đánh giá lại vấn đề.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3

chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Ứng xử giữa cha mẹ và con cái thể hiện trong ca dao, tục ngữ

người Việt

Chương 3: Văn hóa Việt qua hình tượng cha mẹ và mối quan hệ giữa cha

mẹ và con cái thể hiện trong ca dao, tục ngữ

7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về ca dao, tục ngữ

1.1.1. Ca dao

1.1.1.1. Khái niệm

Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác

nhau về ca dao.

Theo T.S Lê Đức Luận thì ca dao là lời của các câu hát dân gian và những

sáng tác ngâm vịnh được lưu truyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân

gian [18, tr 26]. Còn theo Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán thì ca dao

còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều ngh ĩa rộng, hẹp

khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca dao là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát

không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành

phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca

dao đồng nghĩa với dân ca, ca dao có thể là thơ dân gian truyền thống [8, tr26 –

27]. Theo Vũ Ngọc Phan ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như

các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca [22, tr 53]. Theo Lê

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!