Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1996

Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

PHAN THỊ PHƯỚC

Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng

và phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn thông

qua việc ứng dụng công nghệ thông tin

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GDMN : Giáo dục mầm non

2. GV : Giáo viên

3.LQVT : Làm quen với toán

4. SL : Số lượng

5 TTN : Trước thực nghiệm

6 STN : Sau thực nghiêm

7 CNTT : Công nghệ thông tin

8. MGL : Mẫu giáo lớn

9. BTTHSĐ : Biểu tượng toán học sơ đẳng

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Mục

tiêu của quá trình giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống,

những tri thức tiền khoa học cơ bản để làm cơ sở cho việc học tập của trẻ ở

trường phổ thông sau này, và trong đó có những kiến thức cơ bản về toán học.

Toán học là bộ môn gắn liền với thực tế xung quanh, nó xuất hiện trong

mọi hoạt động hằng ngày của trẻ. Khi trẻ làm quen với biểu tượng toán sẽ

giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ như cảm giác, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, ghi

nhớ, tưởng tượng. Và trong thực tế khi trẻ nắm vững các biểu tượng toán, trẻ

sẽ dễ dàng làm quen với môi trường xung quanh, giải quyết được một số khó

khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc

hơn.

Chương trình chăm sóc mầm non hiện nay được đổi mới theo hướng

tích hợp các chủ đề, lấy trẻ làm trung tâm. Theo quan điểm này, trong hoạt

động làm quen với toán, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức các trò

chơi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia tìm tòi khám phá. Song trong thực tế giáo

viên mầm non gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ

làm quen với toán, đa số các cô còn tổ chức theo trình tự 3 bước của chương

trình cải cách, cách học của trẻ là ngồi nghe và làm lại theo cô. Các trò chơi

đơn diệu, đồ dùng quen thuộc, sử dụng biện pháp phát huy tính tích cực sáng

tạo cho trẻ chưa linh hoạt dẫn tới khả năng nhận biết biểu tượng toán của trẻ

còn mơ hồ, thiếu độ chính xác.

Qua tìm hiểu và quan sát những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và những

trẻ đầu năm lớp 1 về biểu tượng về số lượng –tập hợp và phép đếm thì đa số

trẻ còn chưa hiểu bản chất của các con số và nhầm lẫn giữa các biểu tượng số

lượng dẫn đến kết quả phép đếm sai.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao khả năng quan

sát chú ý, hứng thú của trẻ thì giáo viên và trẻ nên tiếp cận với công nghệ

thông tin. Bởi vì, chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ

4

nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những con số biết nhảy theo nhạc sẽ

hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động, lập tức thu hút

được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ, giúp trẻ nhận biết biểu tượng về

toán một cách sâu sắc hơn. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo

dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy trẻ làm trung tâm”.

Trong quyết định số 81/2001/QD- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao

nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và

đẩy mạnh ứng dụng cong nghệ thông tin (CNTT) trong công tác giáo dục và

đào tạo ở tất cả các bậc học. Do đó, việc giáo viên tiếp cận với CNTT là một

điều hiển nhiên và cấp thiết. Là giáo viên mầm non tương lai, tôi ý thức được

tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói

chung và trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán nói riêng. Đó là

hành trang giúp tôi có thể giảng dạy thật tốt khi đứng lớp sau này.

Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Hình thành biểu tượng tập hợp

- số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc ứng dụng công

nghệ thông tin.” để góp phần hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và

phép đếm cho trẻ tốt hơn.

2. Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm

cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.” với mục

đích tìm hiểu năng lực nhận biết biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm

của trẻ trên các tiết dạy truyền thống. Qua đó đưa CNTT vào quá trình tổ chức

cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, mà cụ thể xây dựng bài giảng điện tử về

hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giúp trẻ rèn luyện và củng cố các kỹ

năng về toán, xây dựng được sự tự tin, khả năng suy nghĩ và hành động sáng

tạo khi nhận biết, phân biệt, so sánh các biểu tượng tập hợp - số lượng và

phép đếm.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy trẻ làm quen với biểu tượng ban đầu về toán.

5

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu

giáo lớn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng CNTT để xây dựng các bài giảng điện tử và các trò chơi

phù hợp với nội dung nhận biết biểu tượng toán tập hợp - số lượng, phép đếm

của trẻ 5-6 tuổi thì giáo viên dễ dàng cung cấp biểu tượng toán cho trẻ trong

mỗi chủ đề và trẻ cũng dễ dàng nhận biết các biểu tượng toán một cách say

mê hứng thú qua các hình ảnh trên slide và cũng như các trò chơi trên máy.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu lý thuyết: Những vấn đề liên quan đến các biểu tượng tập

hợp - số lượng và phép đếm dành cho lứa tuổi mẫu giáo lớn.

- Tìm hiểu về đặc điểm, nội dung, phương pháp hướng dẫn về việc hình

thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép đếm cho trẻ 5-6 tuổi.

- Tìm hiểu những hạn chế, bất cập trong cách tổ chức họat động cho trẻ

làm quen với toán theo phương pháp truyền thống.

- Nghiên cứu khả năng nhận biết biểu tượng toán của trẻ 5-6 tuổi về

biểu tượng tập hợp, số lượng, phép đếm.

- Nghiên cứu cách xây dựng bài giảng điện tử hợp lý khoa học để tổ

chức cho trẻ tìm hiểu trong giờ làm quen với toán.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Hình thành biểu tượng tập hợp - số lượng và phép

đếm cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.” tại

các lớp mẫu giáo lớn của trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, quận Hải Châu,

thành phố Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan tới đề tài nhằm

xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

6

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động hình thành biểu tượng tập hợp số lượng, phép đếm

cho trẻ mẫu giáo lớn trên các tiết dạy của giáo viên để thấy được thực trạng

của quá trình hình thành và nhận thức biểu tượng toán của trẻ.

Có thể quan sát trực tiếp như: dự tiết học, dự các hoạt động của trẻ, trò

chuyện với trẻ. Qua quan sát như vậy sẽ thấy được mức độ nắm nội dung mới

của trẻ trong giờ học, hứng thú của trẻ, đồng thời thấy được những thuận lợi

và khó khăn khi giáo viên dạy trẻ nhận biết các biểu tượng toán.

6.2.2. Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên về khả năng sử dụng công nghệ thông tin và việc

đầu trang thiết bị công nghệ thông tin trong lớp học để tìm ra những thuận lợi

và khó khăn khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

6.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket

Tiến hành điều tra trong đội ngũ giao viên giảng dạy ở các lơp mẫu

giáo lớn tại một số trường mầm non thuộc quận Hải Châu- TP Đà Nẵng nhằm

tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi giáo viên mầm non ứng dụng công

nghệ thông tin để hình thành biểu tượng tập hợp – số lượng phép đếm cho trẻ

mẫu giáo lớn.

6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan sát, đàm thoại chúng tôi đưa ra

những giả thiết khoa học bằng cách xây dựng một số bài giảng và trò chơi

hình thành biểu tượng tập hợp – số lượng phép đếm cho trẻ mẫu giáo lớn

bằng phần mềm powerpoint. Sau đó tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm

một cách có kế hoạch, có mục đích trong một điều kiện thực nghiệm sư phạm

thích hợp. Những kết quả sau khi thực nghiệm sư phạm là bằng chứng để

chứng minh những giả thiết mà đề tài đề ra.

6.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Xử lý số liệu điều tra nhằm đưa ra kết quả của quá trình điều tra

7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về biểu tượng

Biểu tượng là một hình ảnh trong quá trình nhận thức của con người về

thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức này, con người dùng một đối

tượng (hình ảnh) để thay thế (tượng trưng) cho một vật (một hiện tượng) khác

phức tạp hơn.

1.1.2. Cơ sở về toán học

1.1.2.1. Khái niệm tập hợp

Trong toán học, có những khái niệm như điểm, đường thẳng, mặt

phẳng…là những khái niệm cơ bản không được định nghĩa mà chỉ mô tả bằng

các ví dụ hoặc những hình ảnh cụ thể.

Tập hợp cũng là một trong những khái niệm cơ bản của toán học,

không được định nghĩa.

Theo nghĩa hẹp, tập hợp là một nhóm các đối tượng có những dấu hiệu

chung giống nhau mà các đối tượng khác ở đó không có.

Xét một tập hợp là xét các đối tượng tạo nên tập hợp đó. Mỗi tập hợp

được xác định bởi dấu hiệu (tên gọi) của các đối tượng tạo nên tập hợp đó. Vì

vậy, xác định một tập hợp là xác định dấu hiệu chung của các đối tượng tạo

nên tập hợp đó.

Trong mỗi tập hợp lớn (có tên gọi chung) có thể có nhiều tập hợp con

(mỗi tập hợp con có tên riêng). Vì vậy, từ một nhóm lớn (có tên gọi chung) có

thể tách ra được nhiều nhóm nhỏ (có tên gọi riêng) và ngược lại từ nhiều

nhóm nhỏ (có tên gọi riêng) có thể gộp lại thành một nhóm lớn (có tên gọi

chung).

Hai tập hợp bao giờ cũng có mối quan hệ về số lượng với nhau: nhiều

hơn – ít hơn – nhiều bằng nhau. Số lượng các đối tượng trong một nhóm nhỏ

8

(tập hợp con) bao giờ cũng ít hơn số lượng các đối tượng trong một nhóm lớn

(tập hợp lớn).

1.1.2.2. Số tự nhiên

Định nghĩa: Số tự nhiên là bản số của một lớp các tập hợp hữu hạn.

Ký hiệu tập hợp các số tự nhiên là N.

Theo nghĩa hẹp: Số tự nhiên là số dùng để chỉ số lượng các đối tượng

của một tập hợp hữu hạn.

Số lượng các đối tượng của một tập hợp phụ thuộc vào tên gọi của các

đối tượng tạo nên tập hợp đó.

Ý nghĩa: Mỗi số tự nhiên có hai ý nghĩa: Chỉ thứ tự và chỉ số lượng.

Cách biểu thị: Có 2 cách biểu thị

+ Tên gọi của số: Dùng để đọc số

+ Kí hiệu của số: Dùng để viết số

Các loại quan hệ trong số tự nhiên: có 3 loại

- Quan hệ về số lượng: Nhiều hơn, ít hơn, nhiều bằng nhau

- Quan hệ giữa hai số tự nhiên: Lớn hơn, nhỏ hơn.

- Quan hệ về vị trí giữa 2 số tự nhiên: có 2 loại

+ Đứng trước – đứng sau

+ Đứng liền trước – đứng liền sau

1.1.2.3. Phép đếm

Phép đếm là một hoạt động có mục đích có phương tiện và có kết quả.

Phép đếm là một hoạt động bao gồm quá trình đếm và xác định kết quả

của phép đếm.

Quá trình đếm: Là thao tác chỉ tay vào từng vật và đọc: một, hai, ba...

Xác định kết quả đếm: là thao tác dùng tay (hoặc thước) khoanh tròn

nhóm đối tượng và đọc “tất cả có, tên số cuối cùng trong quá trình đếm, tên

đối tượng”.

Bản chất của hoạt động đếm: là thiết lập tương ứng 1-1 từ tập hợp các

vật cần đếm đến tập hợp các số tự nhiên bắt đầu từ số 1. Số tự nhiên lớn nhất

trong phép tương ứng đó là kết quả của phép đếm.

9

Đặc điểm: Hoạt động đếm được thực hiện trên một tập hợp cụ thể, hữu

hạn. Kết quả của phép đếm là duy nhất (không phụ thuộc vào kích thước, vị

trí các đối tượng và hướng đếm trong không gian)

1.1.3. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn về

biểu tượng tập hợp, số lượng, phép đếm

1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn

a. Về ngôn ngữ

Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với hiện

tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ

khá nhanh. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn thì hầu hết trẻ đều đã biết sử dụng tiếng

mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hằng ngày.

Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội

dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể.

Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy được khá phong phú không những

chỉ về danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ.

Trước đây trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu. Nhưng do hoàn

cảnh môi trường giao tiếp với người lớn ngày càng rộng, đòi hỏi trẻ cần có

một kiểu ngôn ngữ khác, ít phụ thuộc vào tình huống hơn, để trẻ mô tả lại cho

người khác những điều mà mắt thấy tai nghe được. Chính vì vậy ngôn ngữ

của trẻ mẫu giáo lớn phát triển đến ngôn ngữ mạch lạc. Kiểu ngôn ngữ mạch

lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển đến một chất lượng mới,

đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgic, nhờ đó mà toàn bộ sự phát

triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới cao hơn

b. Về tri giác

Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã quan sát có hệ thống: quan sát, tìm hiểu

sự vật một cách có ý thức, có mục đích. Trẻ tri giác sự vật chính xác hơn.

c. Về trí nhớ

Trí nhớ đặc trưng của trẻ là trí nhớ trực quan hình tượng: trẻ nhớ những

gì mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ hơn là là lời dặn dò, giải thích.

Dưới sự tác động của người lớn bằng phương thức nhắc lại hay liên hệ

các sự kiện với nhau mà ghi nhớ có chủ định được hình thành. Lúc đầu trí nhớ

10

có chủ định của trẻ chưa hoàn thiện lắm, trẻ nắm được nhiệm vụ cần ghi nhớ,

nhưng trẻ chưa biết làm gì để nhớ tốt hơn.

d. Về chú ý

Đối với lứa tuổi mẫu giáo, sự chú ý của trẻ bắt đầu tập trung hơn, bền

vững hơn. Điều đó thể hiện ở thời gian chơi, “tiết học” được kéo dài hơn, đặc

biệt là khi trẻ xem tranh.

e. Về tư duy

Tư duy trực quan hình tượng không đáp ứng được nhu cầu nhận thức

đang phát triển mạnh mẽ ở mẫu giáo lớn, cho nên bên cạnh việc phát triển tư

duy hình tượng còn có tư duy trực quan – sơ đồ.

Tư duy trực quan sơ đồ tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những

mối liên hệ khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ

quan của bản thân trẻ. Tuy tư duy trực quan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình

tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên khác trước: Hình tượng đã mất

đi những chi tiết rườm rà chỉ còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản

ánh một cách khái quát sự vật chứ không phải từng sự vật riêng lẻ.

f. Tưởng tượng

Ở độ tuổi này, tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành và phát triển,

tưởng tượng của trẻ có tính độc lập cao, có sáng kiến.

Bên cạnh đó, tưởng tượng có chủ định cũng bắt đầu hình thành và phát

triển trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo, khi nắm kỹ năng

thiết kế và thực hiện ý đồ thiết kế. Trẻ biết tưởng tượng theo mục đích, nhiệm

vụ đặt ra cho hoạt động.

g. Hứng thú nhận thức

Với khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo, cùng với sự phát triển hoàn

chỉnh về các chức năng sinh lý, trẻ mẫu giáo luôn tò mò khám phá môi trường

xung quanh. Trẻ khát vọng hành động để khám phá và trải nghiệm bản thân.

Trẻ luôn thắc mắc đặc câu hỏi cho người lớn: Như thế nào? tại sao?...

1.1.3.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn về biểu tượng tập

hợp, số lượng, phép đếm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!