Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi tại bệnh viện trường đại học y khoa Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168
163
HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA XẸP NHĨ QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
Nguyễn Lệ Thủy* và CS
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 122 tai của 90
bệnh nhân xẹp nhĩ qua khám nội soi tại bệnh viện trường đại học Y khoa Thái nguyên thời gian từ
tháng 1/2014 đến 10/2014.
Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 32,7. Lứa tuổi thường mắc bệnh từ 16
đến 45 tuổi chiếm 62,5%, thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 67 tuổi. Tỷ lệ xẹp nhĩ ở nữ nhiều hơn ở
nam, tỷ lệ tương ứng là 56,7% và 43,3%. Trên một bệnh nhân thường xẹp nhĩ một tai 58/90
(64,4%) nhiều hơn xẹp nhĩ cả 2 tai 32/90 (35,6%). Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là nghe kém
và ù tai, tỷ lệ tương ứng là 87,8% và 79,7%. Đau tai là triệu chứng ít gặp nhất (16,3%). Có 11,2%
bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng cơ năng nào ở tai. Triệu chứng thực thể: Xẹp nhĩ toàn
bộ chiếm tỷ lệ 74,2% gặp nhiều hơn xẹp nhĩ khu trú 25,8%. Bệnh nhân thường đến khám ở giai
đoạn muộn tương ứng độ 3 và độ 4 gặp 92/122 tai chiếm tỷ lệ 75,4%. Nghiệm pháp valsava dương
tính 100% ở độ 1 và độ 2 và 90,2% ở độ 3. Nghiệm pháp valsava đều âm tính độ 4 thì 100% và
9,8% ở độ 3.
Từ khóa: Nội soi, xẹp nhĩ, valsava, mức độ của xẹp nhĩ
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Xẹp nhĩ là một trong những bệnh cảnh của
viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín và để chỉ ra
các bệnh lý viêm tai giữa không thủng màng
nhĩ, nguyên nhân chính do rối loạn chức năng
vòi nhĩ.
Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ co lõm vào
trong hòm nhĩ làm giảm khoảng trống hòm
nhĩ [3], đây là hậu quả của sự giảm áp lực
trong hòm nhĩ do rối loạn chức năng vòi nhĩ,
dẫn đến làm tiêu lớp sợi của màng nhĩ khiến
màng nhĩ trở nên mỏng và trong [1], [2], [7].
Xẹp nhĩ thường không được phát hiện sớm do
triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, theo Sade
chỉ có 10-20% xẹp nhĩ có biểu hiện triệu
chứng ở tai [2], [3]. Bệnh tiến triển âm thầm
qua nhiều giai đoạn, gây hậu quả nghe kém và
gây viêm tai giữa có cholesteatoma với tỷ lệ
30% [2], [3]. Chẩn đoán xác định xẹp nhĩ qua
nội soi cho phép đánh giá chính xác hình thái
xẹp nhĩ qua các giai đoạn bệnh. Do đó chẩn
đoán sớm xẹp nhĩ rất có ý nghĩa trong tiên
lượng và điều trị bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến
*
Tel: 0989 893793
hành nghiên cứu để tìm hiểu hình thái lâm
sàng của xẹp nhĩ qua nội soi.
Mục tiêu đề tài: Mô tả hình thái lâm sàng của
xẹp nhĩ qua nội soi.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Gồm 90 Bệnh nhân
đến khám tai mũi họng được chẩn đoán xác
định xẹp nhĩ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Sade [7].
Phân loại xẹp nhĩ toàn bộ qua nội soi theo 4
độ của Sade [7]: Độ 1: Màng nhĩ co lõm nhẹ,
chưa chạm vào ngành xuống xương đe. Độ 2:
Màng nhĩ co lõm chạm ngành xuống xương
đe, khớp đe đạp. Độ 3: Màng nhĩ lõm, chạm
vào ụ nhô, có thể hút ra bằng ống hút. Độ 4:
Màng nhĩ lõm dính vào ụ nhô, chui vào các
ngách của tai giữa.
Phân loại xẹp nhĩ khu trú (XNKT) qua nội soi
theo 4 độ của Sade [7]: Độ 1: XNKT nhẹ,
chưa chạm vào các cấu trúc tai giữa như cổ
xương búa hay ngành xuống xương đe. Độ 2:
XNKT chạm vào cổ xương búa hay ngành