Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hình ảnh đất nước trong thơ nguyen dinh thi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
Đề tài: tình yêu quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi
Gvhd: TS Phan Ngọc Thu
Môn: Tác gia thơ Việt Nam hiện đại 2 (từ 1945 – 1975)
Học viên: Nguyễn Thị Phương Ly
Lớp: VHVN K26
Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của văn học Việt
Nam. Từ bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn,
Cáo bình ngô của Nguyễn Trãi, cho đến sau này những vần thơ yêu nước của cụ Đồ
Chiểu, những câu thơ dậy sóng của Phan Bội Châu, thơ ca cách mạng đã kế thừa
- 2 -
truyền thống ấy tạo nên một nội dung chủ đạo xuyên suốt thơ ca cách mạng truyền
thống nói chung và kháng chiến chống Pháp nói riêng. Tất cả đều dạt dào tình yêu
với đất nước, non sông. Tiếp bước các thế hệ cha anh, tình yêu quê hương đất nước
cũng là một đề tài quen thuộc trong thơ của Nguyễn Đình Thi, mang những nét
riêng độc đáo làm nên phong cách của nhà thơ.
***
Đất nước qua lăng kính chủ quan của mỗi nhà văn, nhà thơ có những điểm
chung nhưng cũng có những nét riêng. Tình yêu quê hương đất nước trong thơ
Nguyễn Đình Thi được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
1. Đất nước qua những tên miền
Nhà thơ – người chiến sĩ Nguyễn Đình Thi đã lặn lội qua nhiều chiến trường,
góp mình vào nhiều chiến dịch. Bàn chân ông đã in dấu chân trên nhiều nẻo đường
của Tổ quốc. Có lẽ vì thế nên thơ Nguyễn Đình Thi xuất hiện rất nhiều những địa
danh, những tên đất, tên miền. Qủa thật các địa danh được nói đến trong thơ
Nguyễn Đình Thi khá nhiều thể hiện qua các nhan đề bài thơ: Việt Bắc (Quê hương
Việt Bắc), Điện Biên ( Người lính Điện Biên), Hắc Hải (Bài thơ Hắc Hải), Miền
Nam (Gửi các anh chị trong tù miền Nam), Hải Phòng (Nhớ Hải Phòng), Vàm Cỏ
(Buổi chiều Vàm Cỏ)…
Hoặc qua những tên đất, tên núi, tên sông được nhắc đi nhắc lại trong nhiều
bài: bến Phan Lương, sông Lô (Đêm sao); Sơn La, Tây Bắc, sông Đà, Lạng Sơn,
Cao Bằng, sông Thao, Yên Bái, Tuyên Quang, phố Ràng, phố Ru …(Quê hương
Việt Bắc)
Ngoài những địa danh có tên riêng xác định, trong thơ Nguyễn Đình Thi ta
còn gặp những danh từ chỉ những địa danh chung đó là: làng, bản, thôn, xóm, núi
đồi, thung lũng…
Những tên đất, tên miền hiện lên không chỉ mang tính chất liệt kê mà nó còn
có sức gợi. Nó gợi nên hồn thiêng núi sông, niềm tự hào dân tộc, những tên gọi đã