Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp - 1 - Khoa Vật Lý
GVHD : Th.S Trần Bá Nam SVTH : Nguyễn Văn Hưng
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
HIỆU ỨNG ÂM ĐIỆN TRONG DÂY LƯỢNG TỬ
Người hướng dẫn:
ThS. Trần Bá Nam
Người thực hiện:
Nguyễn Văn Hưng
Đà Nẵng, tháng 5/2013
Khóa luận tốt nghiệp - 2 - Khoa Vật Lý
GVHD : Th.S Trần Bá Nam SVTH : Nguyễn Văn Hưng
A – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đã biết, khởi đầu những thành công rực rỡ của vật lý bán dẫn vào
thập niên 50, 60 của thế kỷ trước. Đặc biệt, việc tìm ra dị cấu trúc bán dẫn thấp
chiều từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã tạo tiền đề cho việc phát triển ngành công
nghệ nano bây giờ, đã có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu và tạo ra
những sản phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp điện
tử- quang tử (transitor đơn điện tử, các linh kiện chấm lượng tử, vi xử lý tốc độ
nhanh, senso, laser, linh kiện lưu trữ thông tin…), công nghiệp hóa học (xúc tác,
hấp thụ chất màu…), năng lượng (pin hidro, pin liti, pin mặt trời), y-sinh học và
nông nghiệp ( thuốc chữa bệnh nano, mô nhân tạo, thiết bị chuẩn đoán và điều
trị…), hàng không - vũ trụ -quân sự (vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, chịu nhiệt, chịu
bức xạ…), môi trường ( khử độc, vật liệu nano xốp,mô quản dùng để lọc
nước…). Vậy công nghệ nano là một lĩnh vực khoa học và công nghệ mới và là
một khoa học liên ngành, bao gồm vật lý, hóa học, y-sinh học, khoa học đời sống
và một loạt các công cụ cụ thể khác. Như vậy, để phát triển công nghệ nano cần
có một nền khoa học phát triển, sự đầu tư lớn và đồng bộ trong nhiều lĩnh vực.
Khi kích thước của vật dẫn giảm xuống một cách đáng kể theo 1 chiều, 2
chiều hoặc cả 3 chiều thì các tính chất vật lí: tính chất cơ, nhiệt, điện từ, quang
thay đổi một cách đột ngột. Chính điều đó đã làm cho khoa học bán dẫn thấp
chiều và các hiệu ứng động trong bán dẫn thấp chiều thu hút được nhiều nhà khoa
học quan tâm.
Khi sóng âm được hấp thụ bởi vật dẫn, sự truyền động lượng và năng
lượng từ sóng âm đến cho các điện tử trong vật dẫn làm xuất hiện một hiệu ứng
gọi là hiệu ứng âm điện. Hiệu ứng âm điện tạo ra dòng âm điện jac nếu mạch kín
và tạo ra một trường âm điện không đổi
ac E
nếu mạch hở. Việc nghiên cứu hiệu
ứng này là rất quan trọng vì nó đóng một vai trò quan trọng để hiểu các tính chất
điện trong dây lượng tử. Việc nghiên cứu Hiệu ứng âm điện (Acoustoelectric
effects) trong bán dẫn khối đã nhận được nhiều sự chú ý trong thời gian qua.
Ta biết rằng trong hệ thấp chiều (QW, siêu mạng, dây lượng tử….), sự
chuyển động của electron bị giới hạn trong 1 chiều hoặc 2 chiều, vì vậy chúng có
Khóa luận tốt nghiệp - 3 - Khoa Vật Lý
GVHD : Th.S Trần Bá Nam SVTH : Nguyễn Văn Hưng
thể chuyển động tự do trong 2 chiều hoặc 1 chiều. Sự giam giữ electron trong hệ
thấp chiều làm thay đổi các tính chất của electron một cách rõ ràng. Kết quả này
gây ra một số hiện tượng mới liên quan đến sự giảm số chiều của mẫu chất. Ví dụ
như tương tác giữa electron và phonon, tính chất điện, tính chất quang cũng được
nghiên cứu trong hệ thấp chiều. Chúng tôi nghĩ rằng sự giam giữ electron trong
hệ thấp chiều cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng âm điện. Đặc biệt, trong hệ một chiều
dây lượng tử.
Hiệu ứng âm điện AE được nghiên cứu bởi lí thuyết trong ống một chiều,
trong siêu mạng. Gần đây, dòng âm điện được đo bởi thí nghiệm trong hệ hai
chiều (hố lượng tử, siêu mạng) trong ống nano cacbon. Tuy nhiên trong dây
lượng tử, hiệu ứng âm điện vẫn mở ra cho một hướng nghiên cứu mới. Vì vậy
chúng tôi đã chọn đề tài : “Hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử”.
Trong khóa luận này bằng cách sử dụng phương trình động Boltzman,
chúng tôi tập trung nghiên cứu về hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử. Chúng
tôi tính toán hiệu ứng này trong dây lượng tử cho trường hợp thời gian phục hồi
xung lượng của electron không phụ thuộc vào năng lượng và xét đối với khí điện
tử không suy biến. Chúng tôi sẽ chỉ ra sự phụ thuộc của dòng âm điện lên các
tham số của dây lượng tử như là chiều dài của dây, các chỉ số mức năng lượng,
tần số sóng âm bên ngoài và nhiệt độ của hệ là không tuyến tính.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử.
- Phạm vi nghiên cứu : Các đặc điểm về cấu trúc, phổ năng lượng, mật độ
trạng thái của dây lượng tử, mật độ dòng âm điện trong dây lượng tử với khí
không suy biến.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc
phổ năng lượng, mật độ trạng thái của điện tử trong dây lượng tử, nghiên cứu về
hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử với khí điện tử không suy biến. Từ đó, xây
dựng một tài liệu tổng quan nhất về hiệu ứng âm điện trong dây lượng tử.
4. Phương pháp nghiên cứu