Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả khử khuẩn và mức độ đau sau điều trị nội nha với hai kỹ thuật sửa soạn ống tủy  1
PREMIUM
Số trang
160
Kích thước
4.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
860

Hiệu quả khử khuẩn và mức độ đau sau điều trị nội nha với hai kỹ thuật sửa soạn ống tủy 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---oOo---

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021

TRẦN THỊ TƢỜNG VI

HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN VÀ MỨC ĐỘ ĐAU

SAU ĐIỀU TRỊ NỘI NHA

VỚI HAI KỸ THUẬT SỬA SOẠN ỐNG TỦY

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---oOo---

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021

TRẦN THỊ TƢỜNG VI

HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN VÀ MỨC ĐỘ ĐAU

SAU ĐIỀU TRỊ NỘI NHA

VỚI HAI KỸ THUẬT SỬA SOẠN ỐNG TỦY

NGÀNH: RĂNG - HÀM - MẶT

MÃ SỐ: NT 62 72 28 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. PHẠM VĂN KHOA

TS. NGUYỄN NGỌC YẾN THƢ

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

trong luận văn là những giá trị nghiên cứu thật sự và chƣa từng đƣợc công bố trong

bất kì công trình nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

.

.

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ ANH VIỆT................................................. ii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... vi

DANH MỤC CÔNG THỨC.................................................................................. vii

DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4

1.1. Nhiễm khuẩn nội nha ...........................................................................................4

1.2. Sửa soạn cơ hóa học hệ thống ống tủy.................................................................7

1.3. Chẩn đoán vi sinh bằng phƣơng pháp sinh học phân tử ......................................8

1.4. Đau và cơn bùng phát sau điều trị nội nha.........................................................10

1.5. Hệ thống đơn trâm dao động và quan niệm điều trị nội nha xâm lấn tối thiểu..12

1.6. Một số nghiên cứu liên quan..............................................................................19

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................22

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................22

2.3. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................36

2.4. Phƣơng pháp xử lý thống kê ..............................................................................38

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................39

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41

3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu........................................................41

3.2. Hiệu quả khử khuẩn ống tủy ..............................................................................48

3.3. Mức độ đau sau sửa soạn ống tủy ......................................................................54

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................60

4.1. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu............................................................60

4.2. Bàn luận về phƣơng pháp nghiên cứu................................................................65

.

.

4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .........................................................................71

KẾT LUẬN..............................................................................................................81

KIẾN NGHỊ.............................................................................................................83

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ....................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.

.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

Cs Cộng sự

DU Detecting Unit

EDTA Ethylene Diamine Tetracetic Acid

LPS Lipopolysaccharides

LTA Lipoteichoic acid

NiTi Nickel-Titanium

PCR Polymerase chain reaction

SAF Self-adjusting file

SSOT Sửa soạn ống tủy

TE Tris-EDTA

.

.

ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ ANH VIỆT

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Antibacterial effectiveness Hiệu quả khử khuẩn

Balanced- force Lực cân bằng

Biofilm Màng phím

Chemomechanical preparation Sửa soạn cơ hóa học

Endodontic infection Nhiễm khuẩn nội nha

Minimally invasive endodontic Nội nha xâm lấn tối thiểu

Molecular biology technique Kỹ thuật sinh học phân tử

Necrotic pulp Tủy hoại tử

Negative pressure irrigation Bơm rửa với áp lực âm

Non-steroidal anti-inflammatory drug Thuốc kháng viêm không steroid

Numerical Rating Scale (NRS) Thang đo số

Pecking motion Động tác mổ

Postoperative pain Đau sau điều trị

Pressureless mechanics Tác động cơ học không áp lực

Pulp sensibility test Thử nghiệm độ nhạy tủy răng

Shear stress Ứng suất cắt

Systematic review Tổng quan hệ thống

Total bacteria count Định lƣợng vi khuẩn toàn bộ

Visual Analogue Scale (VAS) Thang đo trực quan

Working length Chiều dài làm việc

.

.

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả khử khuẩn ống tủy của hệ thống đơn trâm

dao động và các hệ thống trâm khác .........................................................................19

Bảng 1.2. Nghiên cứu so sánh đau sau nội nha giữa sửa soạn bằng hệ thống đơn

trâm dao động và các hệ thống trâm khác.................................................................21

Bảng 2.1. Các biến số độc lập của nghiên cứu..........................................................36

Bảng 2.2. Các biến số phụ thuộc của nghiên cứu .....................................................37

Bảng 2.3. Các biến số gây nhiễu của nghiên cứu .....................................................38

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi trong mẫu nghiên cứu..................................................42

Bảng 3.2. Phân bố theo loại răng và cung hàm trong mẫu nghiên cứu.....................44

Bảng 3.3. Phân bố các nguyên nhân gây hoại tử tủy trong mẫu nghiên cứu............44

Bảng 3.4. Phân bố tình trạng lộ tủy trong mẫu nghiên cứu ......................................45

Bảng 3.5. Kích thƣớc thấu quang quanh chóp trong mẫu nghiên cứu......................46

Bảng 3.6. Lƣợng vi khuẩn trong ống tủy trƣớc sửa soạn ở nhóm răng có thấu quang

quanh chóp và không có thấu quang quanh chóp .....................................................47

Bảng 3.7. Phân bố tình trạng viêm quanh chóp mạn không triệu chứng ở hai nhóm

nghiên cứu .................................................................................................................47

Bảng 3.8. Thời gian sửa soạn cơ hóa học ống tủy ở hai nhóm nghiên cứu ..............48

Bảng 3.9. Hiệu quả khử khuẩn khi sửa soạn ống tủy với hai hệ thống đơn trâm.....51

Bảng 3.10. Lƣợng vi khuẩn toàn bộ trƣớc (S1) và sau (S2) sửa soạn ống tủy với hệ

thống đơn trâm quay qua lại......................................................................................52

Bảng 3.11. Lƣợng vi khuẩn toàn bộ trƣớc (S1) và sau (S2) sửa soạn ống tủy với hệ

thống đơn trâm dao động ..........................................................................................54

Bảng 3.12. Điểm số đau trƣớc điều trị ở hai nhóm nghiên cứu ................................55

.

.

iv

Bảng 3.13. Điểm số đau sau sửa soạn ống tủy 6 giờ ở hai nhóm nghiên cứu ..........55

Bảng 3.14. Điểm số đau sau sửa soạn ống tủy 12 giờ ở hai nhóm nghiên cứu ........56

Bảng 3.15. Điểm số đau sau sửa soạn ống tủy 24 giờ ở hai nhóm nghiên cứu ........56

Bảng 3.16. Điểm số đau sau sửa soạn ống tủy 48 giờ ở hai nhóm nghiên cứu ........57

Bảng 3.17. Điểm số đau sau sửa soạn ống tủy 7 ngày ở hai nhóm nghiên cứu........57

Bảng 3.18. Sự thay đổi điểm số đau trƣớc và sau sửa soạn ống tủy.........................58

Bảng 4.1. So sánh kết quả xét nghiệm vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu với các

nghiên cứu khác ........................................................................................................72

.

.

v

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình thử nghiệm lâm sàng...................................................34

.

.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ khuếch đại trong phản ứng Real-time PCR ............................10

Biểu đồ 1.2. Mối tƣơng quan giữa độ mở rộng ống tủy và thời gian vận hành hệ

thống đơn trâm dao động ..........................................................................................16

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi trong mẫu nghiên cứu..............................................42

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu.....................................43

Biểu đồ 3.3. Mức độ đau ở các thời điểm tham chiếu ..............................................59

.

.

vii

DANH MỤC CÔNG THỨC

Công thức 2.1. Ƣớc lƣợng cỡ mẫu để đánh giá hiệu quả khử khuẩn........................23

Công thức 2.2. Ƣớc lƣợng cỡ mẫu để đánh giá đau sau điều trị...............................24

Công thức 2.3. Tính phần trăm lƣợng vi khuẩn giảm sau sửa soạn ống tủy.............38

.

.

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mục tiêu vi sinh của điều trị nội nha răng có viêm quanh chóp .................5

Hình 1.2. Thang đo trực quan (Visual Analogue Scale) (VAS) ...............................11

Hình 1.3. Thiết kế của hệ thống đơn trâm dao động.................................................13

Hình 1.4. Tính mềm dẻo của hệ thống đơn trâm dao động.......................................13

Hình 1.5. Khả năng chịu nén của hệ thống đơn trâm dao động................................14

Hình 1.6. Thiết kế của hệ thống đơn trâm dao động.................................................14

Hình 1.7. Đầu tay khoan nội nha vận hành hệ thống đơn trâm dao động.................15

Hình 1.8. Kết nối giữa hệ thống đơn trâm dao động với ống bơm rửa.....................18

Hình 1.9. Máy bơm rửa kết nối với hệ thống đơn trâm dao động ............................18

Hình 2.1. Làm khóa cao su và chụp phim chẩn đoán với kỹ thuật song song..........26

Hình 2.2. Đặt đê cô lập vùng làm việc......................................................................27

Hình 2.3. Mở tủy.......................................................................................................28

Hình 2.4. Lấy mẫu vi khuẩn bằng côn giấy ..............................................................29

Hình 2.5. Kiểm tra bằng tay trƣớc khi gắn hệ thống đơn trâm dao động vào đầu tay

khoan RDT3 ..............................................................................................................31

Hình 2.6. Hệ thống đơn trâm dao động hoạt động trong miệng ...............................31

.

.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều trị nhiễm khuẩn nội nha về bản chất là một quá trình khử khuẩn ống tủy

[45], mục đích nhằm loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ thống ống tủy [28]. Do đặc trƣng giải

phẫu của hệ thống ống tủy nên cơ chế phòng vệ của cơ thể và kháng sinh toàn thân

khó tác động đƣợc đến hệ vi khuẩn nội nha. Vì vậy, việc điều trị nhiễm khuẩn nội

nha chỉ có thể bởi các phƣơng pháp can thiệp chuyên biệt, bao gồm kiểm soát

nhiễm khuẩn bởi sửa soạn cơ hóa học và băng thuốc trong ống tủy. Sửa soạn cơ hóa

học là rất quan trọng trong khử khuẩn ống tủy, vì các dụng cụ và tác nhân bơm rửa

hoạt động trong ống tủy chính, đây là vùng chiếm thể tích lớn nhất trong hệ thống

ống tủy, do đó cũng chứa số lƣợng tế bào vi khuẩn nhiều nhất [68]. Tuy nhiên, vì

tác động của việc sửa soạn cơ hóa học thƣờng chỉ hạn chế trong ống tủy chính, vẫn

còn nhiều vùng của hệ thống ống tủy mà dụng cụ và các chất bơm rửa khó đi đến

đƣợc. Thậm chí ngay trong ống tủy chính, dụng cụ cũng thƣờng khó tiếp cận đến tất

cả các thành ống tủy, để lại những vùng chƣa đƣợc sửa soạn, do đó màng phím vi

khuẩn vẫn chƣa đƣợc loại bỏ hoàn toàn [77]. Đây có thể là nguyên nhân vẫn còn sự

hiện diện của vi khuẩn sau khi sửa soạn cơ hóa học, phát hiện bằng kỹ thuật cấy

khuẩn hoặc sinh học phân tử [54], [55], [58], [65].

Các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra các vật liệu, dụng cụ

và phƣơng pháp mới có hiệu quả tối ƣu trong loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ thống ống

tủy. Một khía cạnh trong đó là cải tiến dụng cụ nội nha. Các hệ thống trâm quay

hiện tại là công cụ sửa soạn ống tủy (SSOT) hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có hai điểm

hạn chế chính, đó là không thể làm sạch và tạo dạng hiệu quả các ống tủy có thiết

diện hình bầu dục, cũng nhƣ có thể gây ảnh hƣởng bất lợi đến sự sống còn lâu dài

của răng do loại bỏ ngà lành quá mức, tạo ra các vi nứt trong lớp ngà còn lại [41].

Một chiến lƣợc thay thế đang đƣợc phát triển gần đây để vƣợt qua hạn chế của

các dụng cụ và kỹ thuật sửa soạn ống tủy hiện tại là hệ thống đơn trâm dao động.

Đƣợc giới thiệu đầu tiên năm 2010, hệ thống đơn trâm dao động giúp chúng ta tiếp

.

.

2

cận một quan niệm nội nha mới- ―nội nha xâm lấn tối thiểu‖. Đây là hệ thống trâm

đầu tiên không có lõi kim loại. Trâm có dạng ống rỗng, mềm dẻo, với các thành

đƣợc làm từ lƣới Nickel-Titanium (NiTi) mỏng 120 m, bề mặt ngoài nhám, đƣợc

thiết kế để tự thích nghi với hình dạng cắt ngang của ống tủy và tối ƣu hóa việc sửa

soạn cơ hóa học [39]. Lƣới kim loại có bề mặt ngoài nhám của hệ thống đơn trâm

dao động tiếp xúc với các thành ống tủy và dao động liên tục, tạo ra tác động cọ xát

cơ học để lấy đi ngà và mở rộng ống tủy. Ngoài ra, vì kết nối với một thiết bị bơm

rửa đặc biệt nên dung dịch bơm rửa khử khuẩn đƣợc bơm liên tục xuyên qua trâm

rỗng trong quá trình sửa soạn, nhờ đó phần dung dịch bơm rửa trong ống tủy liên

tục đƣợc làm mới [41]. Một số nghiên cứu in vitro gần đây cho thấy khi so sánh với

hệ thống trâm quay NiTi thông thƣờng, hệ thống đơn trâm dao động hoạt động sửa

soạn an toàn và hiệu quả trong các ống tủy có thiết diện bầu dục [43], [47], hoạt

động trên phạm vi lớn hơn của ống tủy chính [47], mang lại kết quả tốt hơn về việc

làm sạch [14], [40] và khử khuẩn [69].

Các vật liệu, dụng cụ hoặc phƣơng pháp mới đƣợc đề xuất để điều trị nhiễm

khuẩn nội nha nên đƣợc đánh giá dựa vào khả năng của chúng trong việc loại bỏ vi

khuẩn khỏi hệ thống ống tủy [45]. Đã có nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả này

giữa các hệ thống trâm khác nhau. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả

khử khuẩn khi sửa soạn ống tủy với hệ thống đơn trâm dao động và các kết quả

cũng chƣa nhất quán [8], [44], [48], [56], [69], [70]. Vì vậy, vẫn còn thiếu bằng

chứng để kết luận rằng hiệu quả khử khuẩn của hệ thống đơn trâm dao động ƣu việt

hơn so với các hệ thống trâm quay thông thƣờng.

Ngoài ra, một ƣu điểm khác của hệ thống đơn trâm dao động cũng đã đƣợc

chứng minh qua một số nghiên cứu là đẩy vụn ngà quá chóp ít hơn so với các hệ

thống trâm quay thông thƣờng [46], [49], [74], [79]. Mà việc đẩy vụn ngà, các chất

bơm rửa, vi khuẩn qua khỏi lỗ thắt chóp trong quá trình điều trị nội nha là nguyên

nhân chính dẫn đến đau sau điều trị. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu in vivo

đánh giá đau sau điều trị khi sửa soạn ống tủy bằng hệ thống đơn trâm dao động và

kết quả của các nghiên cứu này cũng chƣa hoàn toàn nhất quán [23], [30], [57],

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Hiệu quả khử khuẩn và mức độ đau sau điều trị nội nha với hai kỹ thuật sửa soạn ống tủy 1 | Siêu Thị PDF