Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn tại tỉnh Bình Thuận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, Luận văn này với đề tài “Hiệu quả hoạt động của
các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn tại tỉnh Bình Thuận” là
nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Ngoại trừ, những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn, tôi
cam đoan toàn bộ hay một bộ phận của Luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong Luận văn này mà không được trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn
Lý Hữu Phước
ii
LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh, với sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của quý thầy, cô; tôi đã
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với Đề tài: “Hiệu quả hoạt động của các công trình
cấp nước sạch tập trung nông thôn tại tỉnh Bình Thuận”.
Tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy, cô Trường Đại học Mở đã nhiệt tình truyền đạt
nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin cám ơn chân thành và quý trọng đối với PGS.TS. Trần Tiến Khai đã hết lòng hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin cám ơn lãnh đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Bình Thuận và quý đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điều kiện
thuận lợi về thời gian, hỗ trợ kinh phí học tập, chia sẻ công việc, cung cấp số liệu trong
thời gian tôi tham gia Lớp học và thực hiện Đề tài này. Xin cám ơn Ban quản lý Công
trình công cộng huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, các nhà máy nước nông thôn trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận và các anh, chị là chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước nông
thôn của các cơ quan trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, DakLak, Trà Vinh, Vĩnh Long và đã nhiệt tình hỗ trợ,
cung cấp số liệu, tham gia nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cám ơn các cô chủ nhiệm Lớp ME, các giảng viên, nhân viên khác của
Trường Đại học Mở; các anh, chị học viên các lớp cao học Kinh tế học đã hỗ trợ, chia sẻ
những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Lời cuối, tôi chân thành cám ơn sâu sắc đến các thành viên yêu thương trong gia
đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện hoàn thành Luận văn này./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn
Lý Hữu Phước
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sạch tập trung nông
thôn (CTCN) tại tỉnh Bình Thuận” sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
kết hợp với định tính để phân tích các yếu tố cụ thể tác động đến hiệu quả hoạt động
của các CTCN tại Bình Thuận.
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này từ Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước
sạch và vệ sinh môi trường (Bộ chỉ số) năm 2014 của Trung tâm Quốc gia Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Trung tâm Quốc gia). Dữ liệu nghiên cứu tại
tỉnh Bình Thuận sử dụng từ kết quả Bộ chỉ số tỉnh Bình Thuận năm 2014 và dữ liệu
sơ cấp tình hình hoạt động thực tế của toàn bộ 58 CTCN trên địa bàn toàn tỉnh.
Đề tài đã phân tích và xác định các nguyên nhân chủ yếu tác động đến hiệu
quả hoạt động của các CTCN trên địa bàn các địa phương trong cả nước và tại tỉnh
Bình Thuận.
Đề tài xây dựng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp OLS với biến phụ
thuộc là hiệu quả hoạt động của CTCN và 09 biến độc lập. Kết quả cho thấy có 06
biến độc lập tác động, có ý nghĩa thống kê, có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc
gồm: quy mô công trình, địa bàn đầu tư, đơn vị vận hành công trình, giá nước, năng
lực của nhân viên, thu nhập của nhân viên. Có 03 biến độc lập không có ý nghĩa
thống kê là: số năm hoạt động, nguồn nước thô và công nghệ xử lý nước, và đơn vị
quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Kết quả nghiên cứu về các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các CTCN của các tỉnh, thành phố trong cả nước kết hợp với kết quả phân
tích định lượng tại tỉnh Bình Thuận có tính hỗ trợ lẫn nhau nhằm làm rõ các yếu tố
chủ yếu tác động tới hiệu quả hoạt động của các CTCN. Từ kết quả này, Đề tài đã
đề xuất, khuyến nghị các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh, thành phố khác./.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt Luận văn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục hình và biểu đồ iix
Danh mục từ viết tắt ix
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.5. Tính mới của Đề tài và phương pháp nghiên cứu 5
1.6. Phạm vi nghiên cứu 5
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu của Đề tài 5
1.8. Kết cấu của luận văn 6
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1. Các khái niệm 7
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết 8
2.2.1. Khái niệm về nước sạch 8
2.2.2. Đặc điểm công trình nước sạch và dịch vụ cung cấp nước sạch 9
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư 11
2.2.3.1. Tổng quan về dự án đầu tư 11
2.2.3.2. Tổng quan về dự án đầu tư có liên quan đến hoạt động
xây dựng
13
iv
2.2.3.3. Hiệu quả của dự án đầu tư 15
2.2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả của công trình cấp nước 16
2.2.3.5. Xét chọn, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả CTCN 22
2.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước 23
2.4. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước 26
2.5. Giả thuyết nghiên cứu 28
2.5.1. Quy mô công trình 28
2.5.2. Nguồn nước thô và công nghệ xử lý nước 30
2.5.3. Địa bàn đầu tư công trình 31
2.5.4. Đơn vị quản lý đầu tư xây dựng công trình 32
2.5.5. Đơn vị quản lý vận hành công trình sau đầu tư 33
2.5.6. Giá nước 33
2.5.7. Số năm hoạt động của công trình 35
2.5.8. Năng lực của nhân viên vận hành công trình 35
2.5.9. Thu nhập của nhân viên vận hành 36
Tóm tắt Chương 2 39
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU
40
3.1. Phương pháp nghiên cứu 40
3.2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian của dữ liệu khảo sát 40
3.3. Mô hình nghiên cứu 40
3.4. Giải thích biến 42
3.4.1. Biến phụ thuộc Y 42
3.4.2. Biến độc lập Xi 42
3.5. Độ tin cậy và tính khả thi của công cụ sử dụng 46
3.6. Đối tượng nghiên cứu 46
3.7. Đối tượng khảo sát 46
iv
3.8. Mẫu nghiên cứu 47
3.9. Tính chất của dữ liệu 47
3.10. Cách xử lý dữ liệu 47
Tóm tắt Chương 3 47
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
4.1. Tổng quan tình hình cung cấp nước sạch nông thôn tỉnh Bình
Thuận
49
4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 54
4.3. Kiểm định sự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến 63
4.3.1. Kiểm định sự tương quan 63
4.3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 64
4.4. Kiểm định mô hình 65
4.4.1. Kiểm định mức ý nghĩa hệ số hồi quy của các biến độc lập 65
4.4.2. Kiểm định mức ý nghĩa tổng quát của mô hình 65
4.4.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 66
4.4.4. Kiểm định số hạng sai số ngẫu nhiên 66
4.5. Phân tích kết quả các biến trong mô hình 67
Tóm tắt Chương 4 72
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
5.1. Kết luận 72
5.2. Khuyến nghị các giải pháp, chính sách 74
5.3. Hạn chế của Đề tài 78
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 78
Tài liệu tham khảo 80
PHẦN PHỤ LỤC 85
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á;
Ban QLCTCC: Ban quản lý công trình công cộng huyện;
Ban QLCTCC BB hoặc CTCC BB: Ban quản lý công trình công cộng
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận;
Ban QL CTCC TP hoặc CTCC TP: Ban quản lý công trình công cộng
huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
Bộ chỉ số: Bộ chỉ số theo dõi- đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số
2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012;
Bộ chỉ số tỉnh Bình Thuận: Bộ chỉ số theo dõi- đánh giá nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
BTB: các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ;
CSTK: Công suất thiết kế
CTCNTTNT hoặc CTCN: Công trình cấp nước tập trung nông thôn;
CTMTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia;
Công ty CTN: Cty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bình Thuận;
DAĐTXDCT: Dự án đầu tư xây dựng công trình;
ĐBDTTS: Đồng bào dân tộc thiểu số;
ĐBSH: các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng;
ĐBSCL hay SCL: các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
ĐNB: các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ;
MH.BQL: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Ban quản lý công
trình công cộng huyện hoặc xã quản lý, vận hành;
xi
MH.CĐ: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do cộng đồng dân cư
địa phương quản lý, vận hành;
MH.DN: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do các doanh nghiệp
quản lý, vận hành;
MH.HTX: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do các hợp tác xã
quản lý, vận hành;
MH.TN: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do các hộ tư nhân
quản lý, vận hành;
MH.TTN: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Trung tâm Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý, vận hành;
MH.UB: các công trình cấp nước tập trung nông thôn do UBND xã quản lý,
vận hành;
MNPB: các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, gồm các tỉnh khu vực
Đông Bắc và Tây Bắc;
NCERWASS: Trung tâm quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
NGOs: Các tổ chức phi Chính phủ;
NSNN: Ngân sách Nhà nước;
NTB: các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ;
NTP (National Target Program): Chương trình mục tiêu quốc gia Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
NTP 1, 2, 3: Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 1 (1998 -2005), giai
đạon 2 (2006 -2011), giai đoạn 3 (2012 – 2015);
Nghị định 117 CP: Nghị định số 117/2007/NĐ-CP, ngày 11 tháng 7 năm
2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
p.CERWASS: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
tỉnh/thành phố;
Sở NN và PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
TN: các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên;
xi
Trung tâm Quốc gia: Trung tâm quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn;
TTN: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh/thành phố;
USD: dollar Mỹ
VPTT. CTMTQG: Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục
tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
WB: Ngân hàng Thế giới
Trang 1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu:
Nước sạch là nhu cầu cơ bản trong đời sống con người, là một trong những
mục tiêu thiên niên kỷ, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, đảm bảo chất lượng
cuộc sống và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Tỉ lệ dân số được sử
dụng nước sạch là một trong những tiêu chí phản ảnh sự phát triển về mặt kinh tế -
xã hội, và cũng là một trong số các tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia
(CTMTQG) xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng rãi trên địa bàn các
tỉnh, thành phố trong cả nước.
Yêu cầu nâng cao tỉ lệ dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước
sạch đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, góp phần làm thay đổi nhận thức,
hành vi, nâng cao mức sống, từng bước rút ngắn dần khoảng cách giữa khu vực
nông thôn và đô thị được đặt ra rất cấp bách. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) đến cuối năm 2014, cả nước có tổng cộng
16.054 công trình cấp nước tập trung nông thôn (CTCN) với tổng kinh phí đầu tư
ước tính gần 22.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong số này có đến 18,4 % số công trình
hoạt động kém hiệu quả và 14,3 % công trình bị hư hỏng, ngưng hoạt động. Trong
đó, hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ CTCN
hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động chiếm tỉ lệ rất cao. Cao nhất là tỉnh
Đắc Nông, có 49,5 % số CTCN không hoạt động và 14,4 % số CTCN hoạt động
kém hiệu quả. Thậm chí, ngay tại thủ đô Hà Nội cũng có đến 29,2 % CTCN không
hoạt động và 12,5 % hoạt động kém hiệu quả.
Trong khi đó, theo đánh giá của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn (Trung tâm Quốc gia) trực thuộc Bộ NN và PTNT, với điều
kiện tự nhiên, dân số và mức hỗ trợ tương đương nhưng các tỉnh khu vực Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cực Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Bình
Thuận lại thực hiện phương thức đầu tư và quản lý vận hành, khai thác các CTCN
đạt kết quả khá tốt. Theo số liệu điều tra Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và
vệ sinh môi trường (Bộ chỉ số) năm 2014, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 58
Trang 2
CTCNTTNT cung cấp nước sạch cho khoảng 41,18 % dân số nông thôn toàn tỉnh.
Trong đó, có khoảng gần 30% CTCN trên địa bàn miền núi, vùng cao, hải đảo. Tuy
nhiên, số công trình hoạt động hiệu quả chiếm tỉ lệ 63,8 %, hoạt động bình thường
chiếm tỉ lệ 25,9 %, số công trình hoạt động kém hiệu quả chiếm tỉ lệ 10,3 %. Là
tỉnh cực Nam Trung Bộ, khí hậu khô hạn, thu nhập, đời sống của nhân dân trong
tỉnh còn thấp, nguồn thu ngân sách khó khăn; nhưng toàn bộ các CTCN, bao gồm
cả các công trình phục vụ cho các xã khu vực miền núi, vùng cao, khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) đều được duy trì hoạt động theo hướng bền vững và
không có công trình cấp nước bị hư hỏng phải ngưng hoạt động.
Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
CTCN sau đầu tư từ thực tế của tỉnh Bình Thuận để đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý khai thác các CTCN, nâng cao tỉ lệ
dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo
quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu đề ra của Chiến lược cấp nước và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các
tỉnh, thành phố trong cả nước là yêu cầu cấp thiết.
Đề tài này mang tính thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành kinh tế học, liên
quan đến nhiệm vụ phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ
nghèo; cải thiện hiệu quả đầu tư đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và chất
lượng cung cấp dịch vụ.
1.2. Vấn đề nghiên cứu:
Theo Nguyễn Hồng Quân (2015), sau ngày thống nhất đất nước, lĩnh vực cung
cấp nước sạch nông thôn Việt Nam bắt đầu được khởi động từ năm 1982, khi tổ
chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) triển khai Chương trình Nước sinh
hoạt nông thôn. Trong giai đoạn đầu, Chương trình chỉ thực hiện các công trình cấp
nước nhỏ lẻ, phân tán quy mô nhỏ (giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước,..) phục
vụ cho nhóm hộ. Đến năm 1992, UNICEF mới bắt đầu triển khai đầu tư thí điểm
các CTCN. Theo thời gian số lượng CTCN ngày càng tăng và phát huy tác dụng,
hiệu quả trong việc giải quyết nguồn nước sạch cho cư dân nông thôn trong cả
nước.
Trang 3
Từ năm 1998, Chính phủ bắt đầu triển khai CTMTQG Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn. Các CTCN được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau: viện
trợ chính thức (ODA), các tổ chức phi chính phủ (NGOs), nguồn vốn ngân sách
trung ương và địa phương, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và vốn do cộng
đồng đóng góp theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thời gian qua,
việc đầu tư và quản lý các CTCN tuy đã mang lại nhiều kết quả đáng được ghi nhận
nhưng vấn đề về phương thức đầu tư và hiệu quả hoạt động công trình sau đầu tư
vẫn còn là bài toán khó đối với Bộ NN và PTNT (cơ quan được Chính phủ giao
nhiệm vụ trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình) và cả đối với các cấp
chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chủ đề này đã được đưa ra bàn thảo trong nhiều hội nghị, hội thảo trong gần
20 năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nhằm tổng kết và
rút ra những bài học thực tế nên chưa xây dựng được các thể chế, chính sách và
phương thức tổ chức thực hiện phù hợp. Kết quả của các nghiên cứu thời gian qua
chỉ mới dừng lại ở mức đưa ra một số khuyết điểm, tồn tại và khuyến nghị đối với
các địa phương về công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình
nhưng chưa phân tích, làm rõ nguyên nhân cơ bản, sâu xa của những hạn chế, yếu
kém. Cho đến nay, công tác đầu tư và quản lý khai thác các CTCN sau đầu tư hầu
như chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương nên mỗi địa phương có quan
điểm, cách tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện khác nhau. Hậu quả là đến
cuối năm 2014, có đến 2.301 công trình, chiếm tỉ lệ 14,3 % trong tổng số CTCN
được đầu tư đã ngưng hoạt động và 2.956 công trình chiếm tỉ lệ 18,4 % đang hoạt
động kém hiệu quả (trong số đó, nhiều công trình có nguy cơ dẫn đến tình trạng bị
ngưng hoạt động hoàn toàn, vấn đề chỉ còn là thời gian). Các phương tiện truyền
thông đại chúng thỉnh thoảng đưa tin về những “nhà máy nước nông thôn” đầu tư
kém hiệu quả hoặc bị “đắp chiếu” (ngưng hoạt động) gây lãng phí nguồn lực quốc
gia và gây bức xúc trong cộng đồng dân cư địa phương hưởng lợi từ công trình. Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tuy nhiên nguồn gốc của vấn đề là do
chưa xác định rõ tính chất, đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật và xã hội của loại hình
CTCN, là một trong số các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành có tính lợi thế
kinh tế theo quy mô, sản xuất và cung cấp loại hàng hóa công đặc thù ảnh hưởng
Trang 4
trực tiếp đến sức khỏe, đời sống cộng đồng dân cư và góp phần thực hiện chính
sách xã hội của nhà nước, dẫn tới chưa có sự thống nhất về quan điểm, phương thức
tiếp cận và tổ chức thực hiện từ cấp Trung ương đến các địa phương nên chưa có
chính sách và sự chỉ đạo phù hợp nhằm khắc phục có hiệu quả các tồn tại.
(Dữ liệu về số lượng, hiệu quả hoạt động và các mô hình quản lý CTCN sau
đầu tư của các tỉnh và thành phố xem Phụ lục 1.1 và Phụ lục 1.2).
Trong phạm vi có hạn về số liệu, thời gian và khả năng chuyên môn; qua tham
khảo các nghiên cứu trước, ý kiến chuyên gia, thực hiện công tác thu thập dữ liệu và
kinh nghiệm thực tiễn công tác trong lĩnh vực cấp nước nông thôn, luận văn này
mong muốn phân tích các nguyên nhân và các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả
hoạt động của các CTCN hiện nay của các địa phương và từ thực tế tỉnh Bình
Thuận. Qua đó, đề xuất các giải pháp để cải thiện, khắc phục và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các CTCN, hạn chế tình trạng lãng phí vốn đầu tư gây bức xúc trong
cộng đồng dân cư.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tình hình thực hiện quản lý vận hành sau đầu tư các CTCN trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận;
Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
CTCN tại Bình Thuận;
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng về công tác quản lý vận hành sau đầu tư các CTCN hiện nay trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận như thế nào?
Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các CTCN trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận?
Giải pháp nào giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình
đối với tỉnh Bình Thuận?
Trang 5
1.5. Tính mới của Đề tài và phương pháp nghiên cứu:
Khác với các nghiên cứu trước, chỉ tập trung vào việc phân tích các nguyên
nhân gây nên tình trạng CTCN hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động dựa
trên các số liệu thống kê, sử dụng phương pháp định tính và chỉ tiếp cận ở một số
khía cạnh, chưa có tính chất toàn diện. Đến nay, tác giả chưa tiếp cận được các
nghiên cứu mang tính định lượng về chủ đề hiệu quả hoạt động của các CTCN trên
địa bàn các tỉnh, thành phố và chưa có nghiên cứu nào liên quan đến chủ đề này đối
với tỉnh Bình Thuận.
Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung
nông thôn tại tỉnh Bình Thuận” sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo mô
hình hồi quy đa biến OLS bằng Chương trình SPSS 18.0 trên cơ sở nguồn dữ liệu
thứ cấp từ Bộ chỉ số tỉnh Bình Thuận năm 2014 và dữ liệu sơ cấp được điều tra từ
tình hình hoạt động của tất cả 58 CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu về các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động của các
CTCN tỉnh Bình Thuận. Từ kết quả này, Đề tài sẽ đề xuất, khuyến nghị các giải
pháp cụ thể đối với các cơ quan thẩm quyền của tỉnh Bình Thuận nhằm cải thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN.
1.6. Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Luận văn này được thực hiện
trên cơ sở giả định rằng: chất lượng các thông tin, dữ liệu thu thập được từ các cơ
quan ở Trung ương, các đơn vị, cơ sở cấp nước thuộc tỉnh Bình Thuận là đạt yêu
cầu, đáng tin cậy; các chuyên gia tham gia góp ý cho các nội dung của Đề tài là
trung thực, khách quan, chính xác.
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu của Đề tài:
Đề tài này nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các
CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhằm đề xuất, khuyến nghị các giải pháp,
chính sách góp phần khắc phục, hạn chế tình trạng CTCN bị ngưng hoạt động và
hoạt động kém hiệu quả; đồng thời, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các CTCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh, thành phố khác. Do vậy, Đề tài
có ý nghĩa thực tiễn, có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương, đơn vị cấp