Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
745.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
761

Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ QUẾ HƢƠNG

HIỆU LỰC THEO KHÔNG GIAN

CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ QUẾ HƢƠNG

HIỆU LỰC THEO KHÔNG GIAN

CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự

Mã số: 60.38.40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của riêng tôi,

không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin

trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Thị Quế Hƣơng

4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1

Chƣơng1. LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC THEO KHÔNG GIAN CỦA

ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ ..................................................................8

1.1. Nhận thức chung về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự .......8

1.1.1. Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự..............................................8

1.1.2. Khái niệm hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự...................10

1.2. Cơ sở của quy định về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự ...11

1.2.1. Nguyên tắc lãnh thổ ..............................................................................11

1.2.2. Nguyên tắc quốc tịch.............................................................................16

1.2.3. Nguyên tắc bảo vệ quốc gia..................................................................20

1.2.4. Nguyên tắc theo pháp luật quốc tế .......................................................23

1.3. Quy định của pháp luật một số nƣớc về hiệu lực theo không gian của

đạo luật hình sự........................................................................................30

1.3.1. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về hiệu lực

theo không gian của đạo luật hình sự....................................................30

1.3.2. Quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga về hiệu lực

theo không gian của đạo luật hình sự....................................................41

1.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự Thụy Điển về hiệu lực theo không gian

của đạo luật hình sự...............................................................................46

5

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC THEO KHÔNG GIAN VÀ

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN............................................56

2.1. Thực trạng quy định của Bộ luật hình sự về hiệu lực theo không gian

đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.................................................................................56

2.1.1. Khái niệm lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phạm vi

hiệu lực theo không gian của Bộ luật hình sự và một số bất cập............57

2.1.2. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hiệu lực theo không gian

đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam và một số bất cập ....................................................66

2.2. Thực trạng quy định của Bộ luật hình sự về hiệu lực theo không gian

đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.................................................................................75

2.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về hiệu lực theo không gian của

Bộ luật hình sự Việt Nam........................................................................80

2.3.1. Phương hướng hoàn thiện quy định về hiệu lực theo không gian

đối với hành vi thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam..................................81

2.3.2. Phương hướng hoàn thiện quy định về hiệu lực theo không gian

đối với hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam.............................82

KẾT LUẬN.....................................................................................................87

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quy định về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự là quy định

thuộc phần chung của Bộ luật hình sự Việt Nam nhằm xác định phạm vi áp

dụng của Bộ luật hình sự Việt Nam đối với những hành vi đƣợc quy định là

tội phạm. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, hiệu lực theo không

gian của đạo luật hình sự đƣợc quy định tại Điều 5 và Điều 6. Việc quy định

chính xác và xác định đúng trong thực tiễn phạm vi có hiệu lực của đạo luật

hình sự nói chung và hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian nói riêng có

ý nghĩa rất to lớn về nguyên tắc. Bởi vì điều đó có liên quan chặt chẽ với việc

xác định phạm vi của trách nhiệm hình sự; với việc quy định hành vi nguy

hiểm nào cho xã hội là tội phạm, hành vi nguy hiểm nào cho xã hội không

phải là tội phạm; với việc áp dụng hình phạt hay không áp dụng hình phạt đối

với những hành vi đó; với chức năng bảo vệ và phòng ngừa của đạo luật hình

sự, với nguyên tắc chủ quyền của nƣớc ta. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên

cứu, chúng tôi nhận thấy nội dung của quy định hiện hành về hiệu lực theo

không gian của đạo luật hình sự vẫn tồn tại một số bất cập, thiếu sót. Những

điểm bất cập, thiếu sót trong pháp luật hình sự về hiệu lực theo không gian có

thể kể ra nhƣ:

- Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa quy định hiệu lực của đạo luật hình

sự Việt Nam đối với những hành vi phạm tội do những ngƣời nƣớc

ngoài hoặc ngƣời không có quốc tịch bất kể thƣờng trú hay không

thƣờng trú tại Việt Nam thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã xâm

hại lợi ích của Việt Nam.

- Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa quy định hiệu lực của đạo luật hình

sự Việt Nam đối với những hành vi phạm tội do ngƣời nƣớc ngoài,

ngƣời không có quốc tịch thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã xâm

hại lợi ích của công dân Việt Nam hoặc các tổ chức xã hội hoặc tổ chức

2

tƣ nhân Việt Nam hoặc ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không có quốc tịch

cƣ trú tại Việt Nam.

- Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa có quy định cụ thể về điều kiện chƣa

bị kết án ở nƣớc ngoài hoặc bị xử lý bằng quyết định của tòa án nƣớc

ngoài khi xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm xảy ra

ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa ghi nhận quan điểm của Việt Nam về

nội hàm khái niệm lãnh thổ Việt Nam và vấn đề mở rộng lãnh thổ lên

tàu thuyền hoặc tàu bay mang quốc tịch Việt Nam. Cần quy định về

vấn đề này trong sự phù hợp với quy định của Nhà nƣớc Việt Nam về

luật biển và hàng không, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa quy định khái niệm hành vi phạm tội

xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên thực tế, những bất cập này đã dẫn đến nhiều hậu quả, mà có thể kể

đến là khả năng xảy ra các hiện tƣợng tuy trái pháp luật hình sự Việt Nam,

xâm hại đến lợi ích của Việt Nam nhƣng các cơ quan bảo vệ pháp luật lại

không có cơ sở để xử lý (ví dụ nhƣ: hành vi chống phá Nhà nƣớc Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các đối tƣợng phản động lƣu vong ở nƣớc

ngoài nói chung và các cá nhân ngƣời Mỹ gốc Việt nói riêng), từ đó gây tác

động tiêu cực đến công tác tuyên truyền pháp luật cũng nhƣ mục tiêu xây

dựng và tăng cƣờng ý thức pháp luật của ngƣời dân. Bên cạnh đó, hiệu quả áp

dụng quy định về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự bị ảnh hƣởng

ít nhiều khi sự liên thông cũng nhƣ phù hợp giữa quy định của Bộ luật hình sự

về hiệu lực theo không gian và các luật chuyên ngành có liên quan khác chƣa

đƣợc đảm bảo một cách triệt để.

Mặt khác, pháp luật hình sự các nƣớc cũng xây dựng các quy định về

hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự. Các quy định này, so với quy

định tƣơng ứng tại Điều 5 và Điều 6 Bộ luật hình sự Việt Nam, có một số

điểm tƣơng đồng và khác biệt. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng

những điểm khác biệt nên đƣợc phân tích, nghiên cứu một cách trực tiếp và

3

toàn diện hơn nhằm tìm ra xu hƣớng phát triển của khoa học pháp lý hình sự

các nƣớc về vấn đề này; từ đó xây dựng các cơ sở nhằm hoàn thiện quy định

về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự Việt Nam.

Vì những lý do kể trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hiệu lực theo

không gian của đạo luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề “Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự” đƣợc đề cập

thành một tiểu mục trong chƣơng về đạo luật hình sự của các giáo trình Luật

hình sự Việt Nam, có thể kể nhƣ:

- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của tác giả Lê Cảm (NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, năm 2003)

- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung của tác giả Võ Khánh

Vinh (Đại học Huế, trung tâm đào tạo từ xa, NXB Công an nhân dân,

năm 2006)

- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I của Trƣờng đại học Luật Hà

Nội (NXB Công an nhân dân, năm 2005)

- Luật hình sự Việt Nam phần chung của tác giả Trần Thị Quang Vinh và

Vũ Thị Thúy (NXB Trẻ, năm 2008)

Trong các giáo trình này, vấn đề “Hiệu lực theo không gian của đạo

luật hình sự” đƣợc đề cập chủ yếu ở các nội dung cơ bản sau đây: các nguyên

tắc chi phối việc xây dựng quy định về hiệu lực của đạo luật hình sự theo

không gian, vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy

ra trên lãnh thổ Việt Nam và xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, đề tài “Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự” đã

đƣợc nghiên cứu tập trung ở cấp độ luận văn cử nhân luật do tác giả Nguyễn

Thanh Thảo thực hiện vào năm 1999 tại Trƣờng đại học Luật TP Hồ Chí

Minh (khi đó thuộc Trƣờng đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Trong phạm

vi luận văn này, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cơ bản về hiệu lực của đạo

luật hình sự, nhƣ: đạo luật hình sự có hiệu lực với ai, ở đâu, trong những

4

trƣờng hợp nào, đồng thời cố gắng tìm cách giải quyết xung đột giữa các quốc

gia khi có tranh chấp về khả năng áp dụng đạo luật hình sự của các nƣớc

khác nhau.

Vấn đề “Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự” cũng đƣợc

phân tích trong một số bài viết nghiên cứu nhƣ bài “Hiệu lực của Bộ luật hình

sự về không gian” của tác giả Võ Khánh Vinh (tạp chí Nhà nước và pháp

luật, số 58, tháng 3 năm 1987) đề cập đến hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với

những hành vi phạm tội trên và ngoài lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

Tuy các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã nêu ra đƣợc những nội

dung cơ bản của “Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự”, nhƣng vấn

đề này vẫn còn tồn tại một số khía cạnh chƣa đƣợc xem xét, phân tích và

nghiên cứu một cách toàn diện để đƣa ra các định hƣớng hoàn thiện về mặt

lập pháp. Do đó, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu,

giải thích cặn kẽ, tiến đến xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy

định của pháp luật hình sự về hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và hình thức pháp lý của

các quy định về hiệu lực theo không gian trong Bộ luật hình sự nƣớc Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định tƣơng ứng một số quốc gia

khác nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga và Thụy Điển.

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu trên tổng thể các quy định

của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về hiệu lực theo không gian của đạo

luật hình sự. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế

và pháp luật hình sự hiện hành của một số nƣớc (nhƣ Cộng hòa Liên bang

Đức, Liên bang Nga và Thụy Điển) về hiệu lực theo không gian và các quy

định của pháp luật quốc tế, từ đó xây dựng các kiến nghị hoàn thiện cho pháp

luật hình sự Việt Nam về vấn đề này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!