Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp hội các quốc gia đông nam á (1999-2014).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
:
Hiệp hội các quốc g a ông Nam Á (1999 – 2014)
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thiên Nhã
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
p : 11SLS
Người hư g : PGS.TS ưu Tra g
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến
quý thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tận tâm chỉ
bảo và giúp đỡ em.
Đặc biệt em muốn gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Lưu
Trang, gười đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận này.
Do thời gian nghiên cứu tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét cảu các
thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thiên Nhã
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu..................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 4
4.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu................................................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 5
7. Đóng góp đề tài............................................................................................................. 5
8. Bố cục đề tài.................................................................................................................. 6
NỘI DUNG..................................................................................................................... 10
Chươ g 1. Tổng quan về quá trình hình thành , xây dựng và hoàn thiệ cơ cấu
của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đô g Nam Á (1967 – 1998) ................................ 10
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự ra đời của ASEAN .......................... 10
1.1.1. Tình hình thế giới.................................................................................................. 10
1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á .......................................................................... 11
1.2. Quá trình ra đời của ASEAN................................................................................... 13
1.2.1. Sự vận động thành lập của tổ chức ....................................................................... 13
1.2.3. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 17
1.2.4. Mục đích, tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ........................ 20
1.2.4.1. Mục đích và tôn chỉ hoạt động của tổ chức ASEAN......................................... 20
1.2.4.2. Nguyên tắc hoạt động ........................................................................................ 23
1.3. Các giai đoạn phát triển từ 1967 đến 1996 .............................................................. 24
1.3.1. Giai đoạn từ 1967 đến 1975.................................................................................. 24
1.3.2. Giai đoạn từ 1975 đến 1978.................................................................................. 27
1.3.3. Giai đoạn từ 1979 đến 1989.................................................................................. 30
1.3.4. Giai đoạn từ 1990 đến 1998.................................................................................. 34
Chươ g 2. ASEAN tro g giai đoạn từ 1999 - 2014.................................................... 38
2.1. Tình hình thế giới và khu vực ASEAN cuối thiên niên kỷ thứ II đến thập niên thứ II
(1999 – 2014).................................................................................................................. 38
2.1. 1. Tình hình thế giới................................................................................................. 38
2.1.2. Tình hình khu vực................................................................................................. 40
2.2. Chiến lược phát triển ASEAN giai đoạn 1999 – 2014 ............................................ 42
2.3. Thành tựu và hạn chế của tổ chức ASEAN............................................................. 51
2.3.1. Những thành tựu mà tổ chức đạt được ................................................................. 51
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................................. 58
2.4. Vai trò, tác động của tổ chức ASEAN..................................................................... 61
2.4.1.1. Đối với thế giới.................................................................................................. 61
2.4.1.2. Đối với khu vực ................................................................................................. 63
2.5. Đặc điểm của tổ chức ASEAN .............................................................................. 70
2.6. Đánh giá và nhận xét ............................................................................................... 71
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài
Đông Nam Á là khu vực rộng có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575
triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Và hiện nay thì gồm có 11 nước bao gồm: Bru nây, Campuchia, ĐôngTimo,Indonexia, Lào, Malaixia, Mianma, Philippin, Thái Lan, Việt Nam và Xingapo.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực trừ Nhật Bản
đều là thuộc địa của các đế quốc Âu- Mỹ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ,
Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự Phát Xít. Từ cuộc đấu
tranh chống thực dân Âu – Mỹ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang đấu tranh chống
quân Phiệt Nhật Bản và giải phóng đất nước.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, từ cao trào giải phóng dân tộc, hàng loạt quốc
gia Đông Nam Á đã giành được độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng đất nước với
những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
Bước vào nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á và Thế
giới có nhiều biến chuyển tác động tới các nước trong khu vực. Sau hơn 20 năm đấu
tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước trong khu vực
bước vào thời kỳ ổn định, dốc sức phát triển kinh tế. Các nước đều có nhu cầu hợp tác
với nhau để cùng phát triển. Trong bối cảnh Mỹ ngày càng sa lầy trên chiến trường
Đông Dương, họ muốn liên kết lại để một mặt giảm bớt sức ép của các nước lớn, mặt
khác hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang thắng lợi ở Trung Quốc và Việt
Nam. Hơn nữa, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện
và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương
mại Tự do Mỹ Latinh (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM ). Những tổ chức
hợp tác mang tính khu vực này đã cổ vũ rất lớn cho các nước Đông Nam Á xích lại gần
nhau hơn.Trên cơ sở đó tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã ra đời nhằm đáp
ứng được yêu cầu của thời đại. Vậy tổ chức này hình thành và ở buổi đầu tổ chức phát
2
triển như thế nào? Cơ cấu tổ chức ra sao? Tổ chức này hình thành với mục đích gì?
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức là gì? Thì thông qua đề tài này chúng ta không chỉ
làm rõ được những vấn đề trên mà đặc biệt qua đây chúng ta còn có thể thấy rõ được
những hoạt động của đại gia đình 10 thành viên này từ năm 1999 đến 2014. Hơn nữa,
xuất phát từ yêu cầu học tập, từ việc nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của sinh viên, giúp hình thành lối tư duy mới của bản thân. Đồng thời, đây
là một đề tài mà em cảm thấy yêu thích, chính vì ý nghĩa thiết thực đó, em mạnh dạn
chọn đề tài “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1999 – 2014)” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấ đề
Đông Nam Á với tổ chức ASEAN có vai trò, vị trí ngày càng được nâng cao
không chỉ ở trong khu vực mà cả trên thế giới. Do đó, nghiên cứu về tổ chức ASEAN
là một vấn đề lớn thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học.
Với đề tài liên quan đến tổ chức ASEAN thì có rất nhiều công trình có đề cập
đến, tiêu biểu có các công trình sau:
Thứ nhất là cuốn “Lược Sử Đông Nam Á” do Phan Ngọc Liên (chủ biên),
Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh xuất bản năm 1998.Với công trình
này tổ chức ASEAN được đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, đặc
biệt trong đó nêu rất rõ các giai đoạn và thành tựu phát triển của ASEAN.
Thứ hai, cuốn “ Việt Nam hội nhập ASEAN” của Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam Ban ASEAN (1997) cũng đề cập đến tổ chức ASEAN với những nội
dung như: Đề cập đến tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức...
Đồng thời, tác phẩm còn đề cập đến tầm nhìn của ASEAN trong tương lai.
Thứ ba có cuốn “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” do Dương Văn Ninh (chủ
biên) xuất bản năm 2000 không chỉ nói đến về sự hình thành và phát triển của tổ chức;
về tôn chỉ và mục đích của tổ chức hay về nguyên tắc của tổ chức mà trong tác phẩm
này còn đề cập rất rõ về những đóng góp của ASEAN cho hòa bình, hợp tác và phát
3
triển của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết những tranh chấp,
bất hòa giữa các nước trong tổ chức.
Thứ tư là tạp chí “ 40 năm ASEAN thành tựu và vấn đề” của Nguyễn Quốc
Hùng xuất bản năm 2007, tập 10, số 09. Đã đề cập đến những thành tựu của tổ chức
ASEAN từ khi thành lập và đặc biệt là nói đến những vấn đề mà ASEAN đang gặp
phải. Hơn hết trong tạp chí này còn nói đến những thách thức đặt ra cho tổ chức
ASEAN trong tương lai.
Bên cạnh những tác phẩm trên thì còn có một số tác phẩm khác cũng đề cập đến
ASEAN như: “An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản” của Viện kinh tế thế
giới trung tâm kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (2001); hay cuốn “Kinh tế các nước
Đông Nam Á” của Đào Duy Huân (1995). Ngoài ra, những thành viên trong tổ chức
này còn được đề cập rải rác trong các tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam Á”, số 5/2001, số
6/2005....
Nhìn chung tất cả các công trình, các bài viết trên đều đề cập đến tổ chức
ASEAN, nhưng những đề cập đó chủ yếu là nói về tổ chức khi mới đầu thành lập và
bước đầu phát triển của tổ chức,các tác phẩm chưa thực sự đề cập sâu đến tổ chức này
một cách hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đây chính là những tài liệu tham khảo giúp em hoàn
thành tốt đề tài khóa luận của mình hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1999 - 2014)” thì đối tượng
được đề cập ở đây là những vấn đề xoay quanh tổ chức như: về lịch sử hình thành, phát
triển; về cơ cấu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức trong giai đoạn mới thành lập. Đặc
biệt với đề tài này thì vấn đề trọng tâm nhất trong bài đó là tìm hiểu về những hoạt động
cũng như là sự phát triển của tổ chức này trong giai đoạn từ 1999 đến năm 2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4
+ Không gian: Với trình độ hiểu biết còn hạn chế, trong khuôn khổ của một đề
tài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi giới hạn không gian nghiên cứu là tập trung đi sâu
vào tìm hiểu quá trình hoạt động của tổ chức cũng như những hoạt động của 10 nước
thành viên.
+ Thời gian: từ năm 1999 đến 2014.
4. Mục đích và hiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích ghiê cứu
Mục đích chủ yếu của đề tài là thông qua việc phân tích rõ quá trình hình thành
và phát triển của tổ chức để từ đó thấy được sự phát triển của tổ chức ở giai đoạn sau
cũng như sự những hoạt động ngày càng vượt bậc của tổ chức, giúp nâng cao vị thế
trên thị trường quốc tế.
Hơn hết, thông qua đề tài này thì chúng có thể thấy được vai trò và vị trí của tổ
chức đối với quyền lợi của mỗi nước tham gia, và đặc biệt là làm rõ được vai trò của tổ
chức đối với sự phát triển của khu vực Đông Nam Á nói chung và sự phát triển cuả
từng nước nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành và đạt được những mục đích nói trên, tác giả thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một : Vạch rõ bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á trước khi thành lập tổ
chức ASEAN cũng như là tìm hiểu bối cảnh thế giới và khu vực trong giai đoạn 1999
đến 2014
Hai: Nêu được quá trình ra đời của ASEAN và các giai đoạn phát triển giai đoạn
1967 -1998
Ba: Trình bày rõ ASEAN với những hoạt động và những diễn biến trong giai
đoạn từ 1999 đến 2014.
5. Nguồ tư liệu