Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ
1. Yêu cầu
Nhìn chung, hiện có 9 loại tài sản trí tuệ đang được thừa nhận và bảo hộ bởi các công ước quốc tế. Đó là:
- Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari; Hiệp ước hợp tác về phát minh sáng chế; Hiệp ước
Buđapét);
- Các giải pháp hữu ích như các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari);
- Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít;
Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại);
- Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague; Công ước Pari; Hiệp định Lôcácnô);
- Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định
Mađrít về những chỉ dẫn giả);
- Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm, phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ;
Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ; Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền);
- Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với
các loại cây trồng mới - UPOV);
- Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn);
- Bí mật thương mại.
Trừ UPOV, tất cả các hiệp định quốc tế nêu trên đều nằm trong sự quản lý của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) mà
Việt Nam là thành viên.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, về nguyên tắc, chúng ta đã cam kết thực hiện các quy định cơ bản của Hiệp định
TRIPs của WTO. Hiệp định này bao gồm hầu hết các quy định của các công ước quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua
hình thức dẫn chiếu và cho phép các nước có thể bảo hộ cao hơn mức yêu cầu của Hiệp định TRIPs miễn là không trái với
các quy định của nó.
Các quy định có bản của Hiệp định có thể chia thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc,
đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập, hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ;
- Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối
thiểu của 7 loại quyền sở hữu trí tuệ sau: phát minh sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - Điều 33); bản quyền
và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh: 25 năm, các loại khác: 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm, những
người trình diễn và sản xuất đĩa ca nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thành: 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh - Điều
14:5); nhãn hiều thương mại (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc đăng ký lại - Điều 18); thiết kế công nghiệp (ít nhất là 10 năm -
Điều 26:3); thiết kế mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - Điều 38:2 và 38:3); thông tin mật, kể cả bí mật
thương mại (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại -
Điều 39); chỉ dẫn địa lý (không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng
hóa, ví dụ champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại Pháp chứ không phải nơi khác - Điều 22 và 23);
- Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng
quyền của mình hoặc có hành động hạn chế thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý.;
- Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù
có liên quan đến những việc như chủ sở hữu có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời tỏng luật dân sự; không để hải quan cho
qua hàng giả, hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừng trị những kẻ làm hàng giả,...;
- Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc gia cho phù hợp với các quy định trên là 1
năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước
kém phát triển nhất.
Trong khuôn khổ hợp tác APEC và ASEAN, Việt Nam và các thành viên khác đều cam kết thực hiện việc bảo hộ sở hữu trí
tuệ theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và công khai của Hiệp định TRIPs vào năm 2000; đang triển khai các
chương trình hợp tác tập thể và quốc gia của APEC như cung cấp danh mục địa chỉ liên lạc, các văn bản pháp luật và các cơ
quan thực thi về quyền sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực này (ký tháng
12-1995), trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống bằng sáng chế, phát minh và nhãn hiệu thương mại chung của
ASEAN.
Trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, ta đã cam kết chấp nhận Công ước Giơnevơ 1971 về bảo hộ người sản xuất bản
ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Bécnơ 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Pari
1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; UPOV 1978 hoặc 1991 về bảo hộ giống thực vật mới; và Công ước Brúcxen 1974
về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Các cam kết cụ thể của ta được xây dựng trên cơ sở thừa nhận