Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
886

Hiện tượng thu mua nông sản lạ ở một số tỉnh thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế Học

iii

TÓM TẮT

Trong thời gian qua, hiện tƣợng thu mua nông sản lạ đƣợc phản ánh nhiều trên

các phƣơng tiện truyền thông ở nƣớc ta, nhƣng đến nay chƣa có một nghiên cứu khoa

học nào về hiện tƣợng này. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Hiện tượng thu mua nông sản

lạ ở một số tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đƣợc nghiên cứu nhằm đánh

giá, phân tích hiện tƣợng dƣới góc độ kinh tế học. Nghiên cứu này cung cấp thông tin

cho những ngƣời quan tâm đến hiện tƣợng, những nhà quản lý có những giải pháp phù

hợp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ những

thƣơng vụ mua bán nông sản lạ.

Đề tài nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp tiếp cận định tính. Nghiên cứu định

tính sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện đối với các

chủ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp nhƣ ngƣời nông dân, thƣơng lái trong nƣớc,

chính quyền địa phƣơng, chuyên gia. Trên cơ sở lý thuyết về kinh tế học hành vi và

lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc, phƣơng pháp phân tích đa chiều

đƣợc áp dụng tập trung vào bốn nhóm đối tƣợng sau: truyền thông, nông dân, thƣơng

lái trong nƣớc và chuyên gia. Đối với mỗi góc nhìn của từng nhóm đối tƣợng, nghiên

cứu tập trung vào các vấn đề về mức độ phổ biến của hiện tƣợng, mục đích và cách

thức thu mua, chủ thể tham gia và vai trò của từng chủ thể, những lợi ích, tổn thất trực

tiếp và gián tiếp.

Việc phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau của các nhóm đối tƣợng đối với

một số mặt hàng nông sản lạ (cau non, vịt đẻ, ớt Demon, lá mãng cầu xiêm) ở một số

tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang) cho

chúng ta một bức tranh tƣơng đối đầy đủ về hiện tƣợng. Giúp chúng ta có cái nhìn

khách quan và toàn diện hơn về những nguyên nhân, đặc điểm và vai trò của các chủ

thể liên quan. Để từ đó có cơ sở đề xuất kiến nghị phù hợp đối với hiện tƣợng thu mua

nông sản lạ đã và đang diễn ra ở Việt Nam.

Mục lục

iv

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................viii

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài ...........................................................................1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3

1.3.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................3

1.3.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3

1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................3

1.5 Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu....................................................................4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................6

2.1 Một số khái niệm ..................................................................................................6

2.1.1 Thị trƣờng nông sản và cơ cấu tổ chức thị trƣờng nông sản........................6

2.1.2 Nhận dạng chuỗi cung ứng nông sản lạ và các chủ thể liên quan................7

2.1.3 Khái niệm nông sản lạ ......................................................................................8

2.1.4 Khái niệm nông sản lạ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu................................8

2.2 Lịch sử quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc...........................8

2.3 Thông tin bất cân xứng......................................................................................13

2.4 Lý thuyết trò chơi trong hoạt động thƣơng mại..............................................14

2.5 Tiểu kết................................................................................................................15

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ CỦA

THƢƠNG LÁI TRUNG QUỐC TỪ CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ...........16

3.1 Các kênh truyền thông.......................................................................................16

3.1.1 Báo in, báo điện tử ..........................................................................................17

3.1.2 Truyền hình, phát thanh ................................................................................17

3.2 Nhận định của tác giả.........................................................................................18

3.2.1 Bảng thống kê tóm lƣợc..................................................................................18

3.2.2 Sơ đồ về hiện tƣợng.........................................................................................24

3.2.3 Đánh giá hiện tƣợng thu mua nông sản lạ từ phƣơng tiện truyền thông ..32

3.3 Tiểu kết................................................................................................................34

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ CỦA

THƢƠNG LÁI TRUNG QUỐC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ....................35

Mục lục

v

4.1 Nhận định về mặt hàng và địa bàn nghiên cứu...............................................35

4.2 Khung phân tích.................................................................................................36

4.3 Quy trình nghiên cứu.........................................................................................38

4.4 Phân tích hiện tƣợng ..........................................................................................39

4.4.1 Từ góc nhìn của truyền thông........................................................................39

4.4.1.1 Thu mua “cau non” ................................................................................39

4.4.1.2 Thu mua “vịt đẻ”....................................................................................42

4.4.1.3 Thu mua “ớt Demon” .............................................................................44

4.4.1.4 Thu mua “lá mãng cầu xiêm” ................................................................47

4.4.2 Từ góc nhìn của nông dân..............................................................................50

4.4.2.1 Chuyện thu mua “cau non”....................................................................50

4.4.2.2 Chuyện thu mua “vịt đẻ”........................................................................52

4.4.2.3 Chuyện thu mua “ớt Demon”.................................................................54

4.4.2.4 Chuyện thu mua “lá mãng cầu xiêm” ....................................................55

4.4.3 Từ góc nhìn của thƣơng lái ............................................................................57

4.4.4 Từ góc nhìn của cán bộ địa phƣơng..............................................................60

4.4.5 Từ góc nhìn của chuyên gia ...........................................................................62

4.4.6 Nhận định chung của tác giả..........................................................................66

4.5 Tiểu kết................................................................................................................69

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................70

5.1 Kết luận ..............................................................................................................70

5.2 Đề xuất kiến nghị................................................................................................71

5.2.1 Đối với ngƣời dân............................................................................................71

5.2.2 Đối với cơ quan chính quyền .........................................................................72

5.2.3 Đối với truyền thông .......................................................................................73

5.2.4 Đối với những nhà nghiên cứu.......................................................................73

5.3 Hƣớng phát triển đề tài nghiên cứu tiếp theo..................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................75

PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP THÔNG TIN HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ

TỪ CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ................................................................78

PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA BẠN ĐỌC TRÊN CÁC

PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ................................................................................79

PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU ................................................................88

PHỤ LỤC 4: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ..............................90

Mục lục

vi

PHỤ LỤC 5: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH..........................................................................94

PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA - ĐỒNG THÁP ......100

PHỤ LỤC 7: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA – TP.CẦN THƠ ......104

PHỤ LỤC 8: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA - TIỀN GIANG .......112

Danh mục hình ảnh

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Dây chuyền phân phối .................................................................................... 6

Hình 2.2: Chuỗi cung ứng nông sản lạ ........................................................................... 7

Hình 2.3: Lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc ................................... 9

Hình 2.4: Tỉ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất nhập khẩu Việt

Nam............................................................................................................................... 12

Hình 3.1: Bản đồ phân bố nông sản lạ đƣợc thu mua tại Việt Nam............................. 22

Hình 3.2: Bản đồ phân bố nông sản lạ đƣợc thu mua tại ĐBSCL................................ 23

Hình 3.3: Sơ đồ hiện tƣợng thu mua nông sản lạ từ các phƣơng tiện truyền thông ..... 24

Hình 3.4: Thông tin đối tƣợng nông sản lạ ................................................................... 27

Hình 3.5: Thông tin hoạt động chủ thể Thƣơng lái Trung Quốc.................................. 28

Hình 3.6: Thông tin hoạt động của chủ thể Thƣơng lái trong nƣớc ............................. 29

Hình 3.7: Thông tin hoạt động chủ thể ngƣời Nông dân.............................................. 30

Hình 3.8: Thông tin hoạt động chủ thể Chính quyền địa phƣơng ................................ 31

Hình 4.1: Quy trình tiến hành nghiên cứu .................................................................... 38

Hình 4.2: Hiện tƣợng thu mua nông sản lạ dƣới góc nhìn truyền thông ...................... 50

Danh mục bảng biểu

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phân loại mặt hàng nông sản lạ...................................................................... 8

Bảng 2.2: Phân tích yếu tố lợi ích theo lý thuyết trò chơi ............................................ 15

Bảng 3.1: Bảng thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo địa

phƣơng .......................................................................................................................... 18

Bảng 3.2: Các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo sản phẩm ............................. 19

Bảng 3.3: Thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo từng địa

phƣơng tại vùng ĐBSCL. ............................................................................................. 21

Bảng 3.4: Thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ thu mua tại vùng ĐBSCL.... 21

Chương 1: Giới thiệu

1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống

kê năm 2013, tỉ lệ ngƣời dân sống ở nông thôn là 67,8% và kinh tế nông nghiệp đóng

góp khoảng 20% GDP. Vì vậy, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

của nƣớc ta. Kinh tế nông nghiệp không chỉ giúp tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao

động (chiếm 47,4% vào năm 2012) mà còn góp phần ổn định và đảm bảo an ninh

lƣơng thực quốc gia.

Sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển ổn định theo hƣớng chuyên canh nhƣ:

vùng sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); vùng chuyên canh cây

công nghiệp cà phê, cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; vùng nuôi trồng thủy sản

ở ĐBSCL và các tỉnh Duyên Hải; vùng trồng cây ăn quả tại ĐBSCL; … Một số mặt

hàng nông sản Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng thế giới nhƣ: gạo,

cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, … Và gần đây là cá tra, cá basa, tôm, …

đang là những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu hiện nay.

Dù chính phủ đã đầu tƣ đáng kể cho nông nghiệp, nông thôn nhƣng đời sống

của nông dân Việt Nam vẫn nhiều khó khăn. Thị trƣờng nông sản chƣa phát triển nên

việc bán nông sản của bà con nông dân vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thu

mua của các thƣơng lái. Thƣơng lái thu mua nông sản không chỉ có thƣơng lái trong

nƣớc mà còn có thƣơng lái nƣớc ngoài. Bên cạnh việc thu mua các nông sản thông

thƣờng có thị trƣờng tiêu thụ rõ ràng, thƣơng lái nƣớc ngoài (cụ thể là thƣơng lái

Trung Quốc) còn thu mua những nông sản dị biệt, bất thƣờng hay “lạ”. Theo các

phƣơng tiện thông tin đại chúng thì hiện tƣợng thu mua nông sản lạ của thƣơng lái

Trung Quốc đã xuất hiện từ lâu (khoảng thập niên 90 của thế kỷ trƣớc). Nhƣ việc họ

đến những vùng nông thôn Việt Nam để thu mua móng trâu, móng bò, mèo,… và thời

gian gần đây là lá điều khô, lá khoai lang non, rễ cây hồ tiêu, ốc bƣu vàng, đỉa, …

Theo các phƣơng tiện thông tin truyền thông, khi thu mua những nông sản lạ tại

Việt Nam, thƣơng lái Trung Quốc thƣờng áp dụng những cách thức làm giá tinh vi. Dù

mua bán công khai hay không công khai phần lớn ngƣời dân đều không rõ ngƣời

Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì nhƣng do giá thành cao nên ngƣời nông dân

vẫn ồ ạt chạy theo sản xuất, thu hoạch những nông sản lạ này với số lƣợng khá lớn.

Chương 1: Giới thiệu

2

Chỉ đến khi giá hạ thấp, thậm chí là không bán đƣợc thì xảy ra tình trạng thua lỗ, gây

thiệt hại đáng kể. Tổn thất này không chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời nông dân mà còn ảnh

hƣởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế - xã

hội Việt Nam nói chung. Dù ảnh hƣởng về kinh tế của hiện tƣợng này chƣa đƣợc đánh

giá đầy đủ nhƣng những tác động về mặt xã hội là rất lớn.

Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến trái chiều về hiện tƣợng thu mua nông sản

lạ không có giá trị kinh tế sẽ giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập. Cũng có ý kiến

đề xuất cần tìm hiểu rõ hơn về công dụng của những sản phẩm “lạ” này để có hƣớng

khai thác và sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều này chƣa đƣợc

quan tâm đúng mức. Cho đến nay, vẫn chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện để đánh

giá một cách toàn diện về vấn đề này1

, các thông tin hiện có chủ yếu đƣợc phản ảnh từ

những bài báo phổ thông.

Vậy mức độ phổ biến của hiện tƣợng này ở Việt Nam là nhƣ thế nào? Thƣơng

lái Trung Quốc mua những nông sản lạ để làm gì? Họ sử dụng những cách thức thu

mua nhƣ thế nào? Việc thu mua nông sản lạ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi ích kinh

tế của ngƣời nông dân nói riêng và địa phƣơng nói chung? Chúng ta có thể làm gì để

nâng cao hiệu quả, đồng thời tránh đƣợc những tổn thất có thể xảy ra từ việc mua bán

nông sản lạ với thƣơng lái Trung Quốc? Đó là mối quan tâm không chỉ của ngƣời dân

mà còn là của các nhà quản lý kinh tế cấp địa phƣơng và các cấp Bộ ngành có liên

quan.

Do đó, việc phân tích toàn diện và đầy đủ về hiện tƣợng sẽ cung cấp những

thông tin hữu ích để ngƣời dân, các cơ quan chức năng có cơ sở đề ra quyết định phù

hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực từ hoạt

động này. Đó là lý do tôi thực hiện luận văn đánh giá và phân tích “Hiện tượng thu

mua nông sản lạ ở một số tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long” ở Việt Nam.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thứ nhất, mức độ phổ biến của hiện tƣợng thƣơng lái Trung Quốc đến thu mua

nông sản lạ nhƣ thế nào?

1

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không tìm thấy

một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!