Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện tượng lười phát biểu xây dựng bài của học sinh thpt thực trạng và giải pháp”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
`BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu
trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Bởi "Học tập là hạt
giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Để bắt kịp những tiến bộ
phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng
đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: “Đá mài mới sắc, người có
học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con
đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua.
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có bởi “Ngọc không giũa không
thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải”. Việc học có ảnh hưởng rất
lớn đến tương lai của mỗi người. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng
đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá
trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình
ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát
triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn.
Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến
thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người.
Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó. Hạt
giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn
ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một
người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến
thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không
tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức
đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những
tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Lênin nói: “Học, học nữa, học mãi”. Quả thật là đúng, con người chúng ta từ
khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ cái gì mà ta muốn biết thì cũng phải học. Học từ cách đi,
đứng, nói năng, học lấy cái chữ để còn biết đọc, biết viết lấy thêm tri thức, hiểu biết
để sử dụng trong cuộc sống. Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng
vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con
cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu.
Thế nhưng trong thời hiện đại ngày nay có một hiện tượng rất đáng chê trách đó
là có nhiều bạn lười học không chịu học bài, làm bài trước khi đến lớp, có một bộ
2
phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học, lười phát biểu xây dựng bài, có
thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chín chắn do
không xác định rõ mục đích của việc học. Thực trạng học sinh thụ động, học sinh
càng lên lớp lớn càng lười, ngại phát biểu trong giờ học, không chịu phát biểu xây
dựng bài đang xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh. Đây không phải là hiện tượng
hiếm, cá biệt nữa mà là hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông, nhất là ở
bậc THPT, rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ.
Chính vì vậy để học sinh THPT có thể tự do phát biểu ý kiến về những suy nghĩ
của mình, thoải mái bày tỏ những nhu cầu, mong muốn của bản thân với thầy cô, với
bạn bè, khẳng định những quan điểm, đánh giá, cách lí giải của bản thân về nội dung,
phương pháp liên quan đến các môn học mà không phải lo lắng, sợ sệt, thụ động,
trông chờ vào người khác tôi đã quyết định chọn đề tài “Hiện tượng lười phát biểu
xây dựng bài của học sinh THPT. Thực trạng và giải pháp”. Qua đó có thể
nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này của các
em học sinh. Ở phạm vi đề tài này người nghiên cứu không những đi nghiên cứu thực
trạng về vấn đề học sinh “lười phát biểu” mà còn đề ra những giải pháp khắc phục để
mỗi học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc xây dựng bài học. Đặc biệt giúp học
sinh có khả năng tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động học tập và vui chơi, trang bị
cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng lười phát biểu xây dựng bài của học sinh THPT.
Đề xuất các biện pháp để giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, có thể cởi
mở hơn, có thể nói hết được những khúc mắc cần giải đáp, những yêu cầu và nguyện
vọng của mình.
Phát huy khả năng sáng tạo, tự tin của học sinh khi thể hiện quan điểm, chính
kiến của bản thân trước thầy cô, bạn bè. Đặc biệt là phát hiện và phát triển khả năng
riêng biệt của từng học sinh gắn với hoạt động học tập và các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
Học sinh tự đánh giá khả năng của mình và tiến bộ lên nhờ khả năng vươn lên
và sự dìu dắt giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua
đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản
3
làm cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc
tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm
ban đầu. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên
cơ sở thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án có liên
quan đến tâm lý học sinh THPT và thực trạng học sinh lười phát biểu khi học tập, khi
giao tiếp hang ngày.
3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi, phân loại học sinh để đưa ra
cách thực hiện cho từng đối tượng. Vì thế chúng tôi quan sát các bạn học sinh trong
trường, lớp và thấy được những thực trạng của học sinh xung quanh vấn đề lười phát
biểu
3.2.2. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm
phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu. Kết quả của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng
nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
Trong đề tài này chúng tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câu
hỏi đóng, mở khác nhau về mức độ để học sinh THPT trả lời. Các câu hỏi điều tra
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp về hiện tượng học sinh “lười phát biểu” với
thầy cô, bạn bè.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tham
khảo ý kiến của tất cả giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về các vấn đề có liên
quan đến đề tài.
Chúng tôi tiến hành những cuộc phỏng vấn với các bạn học sinh THPT về
những vấn đề liên quan đến hiện trạng học sinh lười phát biểu. Chúng tôi cũng tiến
hành phỏng vấn thầy cô, cha mẹ học sinh để thu thập những thông tin các bạn học
sinh THPT có dám bày tỏ tình cảm, quan điểm, ý kiến của mình trong gia đình và
hoạt động giao tiếp hang ngày hay không.
3.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, cho học
sinh kiểm tra các kiến thức đã học, từ đó rút ra tỷ lệ phần trăm, đánh giá thực trạng và
định hướng nâng cao hiệu quả của các phương pháp.
4
3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên
gia về vấn đề của một sự kiện khoa học nào đó.Thực chất đây là phương pháp sử
dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét,
nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự
kiện đó.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá
trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm
chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên
cứu, củng cố các luận cứ…..
Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời
gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu.
Trong đề tài này vì điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể tham khảo của
giáo viên hướng dẫn, và các thầy cô chuyên môn khác.
3.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của những giải pháp đề ra
nhằm mục đích cho học sinh tích cực, chủ động hơn khi bày tỏ chính kiến của mình.
II. TÊN SÁNG KIẾN
Hiện tượng lười phát biểu xây dựng bài của học sinh THPT. Thực trạng và
giải pháp.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ và tên: Trần Thị Hồng Nhung
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn
Số điện thoại: 0975.255.584
Email: [email protected]
IV. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Trần Thị Hồng Nhung
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 10/2018
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề đang nổi cộm của học sinh hiện nay nhưng
chưa có đề tài nào chi tiết nghiên cứu về nó. Ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trên
hai phương diện của vấn đề:
5
Thực trạng học sinh THPT đang lười phát biểu xây dựng bài trong các giờ
học, các môn học, nghĩa là không dám bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình với thầy
cô, bạn bè về kiến thức, cũng như phương pháp học tập sao cho hiệu quả.
Các biện pháp nhằm thúc đẩy tính chủ động, tích cực của học sinh trong
việc bày tỏ thái độ, ý kiến, tình cảm và mong muốn của bản thân với thầy cô, bạn bè
và gia đình khi phát biểu xây dựng bài. Cung cấp tư liệu cho giáo viên trong việc thay
đổi nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc phát biểu xây dựng bài.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ có thể trả lời được những câu hỏi, những
băn khoăn lớn về hiện tượng lười phát biểu của học sinh THPT như:
Tại sao học sinh THPT mặc dù nhu cầu bày tỏ chính kiến rất lớn nhưng lại
không dám phát biểu những suy nghĩ của mình về nội dung bài học với thầy cô, bạn
bè?
Nếu học sinh THPT cứ không chịu phát biểu xây dựng bài trong tất cả các
giờ học, các cấp học mà giữ tất cả những suy nghĩ, những ý kiến của mình ở trong
lòng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
Khi học sinh dám thẳng thắn trình bày những chính kiến của mình với thầy
cô, bạn bè về phạm vi kiến thức trong chương trình giáo dục thì sẽ có lợi gì cho học
sinh, có hiệu quả gì với thầy cô và bạn bè?
Qua những nghiên cứu trong đề tài này chúng tôi muốn đưa ra những giải pháp
để các bạn học sinh có thể nói trực tiếp trao đổi thẳng thắn với các nhà quản lí giáo
dục, với thầy cô giáo, với bạn bè trong chương trình giáo dục THPT. Từ đó thúc đẩy
tính chủ động, tích cực của học sinh khi phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các tiết
học, cấp học ở tất cả các nhà trường.
Đề tài của chúng tôi muốn hướng tới một môi trường giáo dục thân thiện, tích
cực, muốn biến trường học không phải chỉ là nơi để học sinh lĩnh hội tri thức mà còn
là nơi học sinh được giao lưu, được tâm sự, được chia sẻ và khẳng định mình.
Cũng qua đề tài chúng tôi muốn tạo ra sự gần gũi giữa thầy cô giáo và học sinh,
tạo sự cởi mở, thân tình trong cách tiếp cận nội dung và phương pháp học tập sao cho
hiệu quả.
VII.1. VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan đến hiện tượng học sinh phát
biểu xây dựng bài của học sinh THPT.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng phát biểu ý kiến có một vai trò
quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con
người tham gia tích cực vào hoạt động giao tiếp xã hội. Khi được chủ động phát biểu
ý kiến con người cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học
tập, phát biểu ý kiến có vai trò hết sức quan trọng.
Trên thực tế hiện tượng lười phát biểu xây dựng bài của học sinh THPT nói
riêng cũng như của con người nói chung là một vấn đề khá mới nhưng lại đang diễn
ra phổ biến ở mọi lứa tuổi của con người. Đây là vấn đề mà đối với mọi người, đặc
biệt là với đối tượng là giáo viên và học sinh tưởng như là đã quá đỗi quen thuộc, gần
gũi nên nhiều người lại bỏ qua và không để ý tới. Nhưng vấn đề này lại đang nỗi
niềm trăn trở các các nhà quản lí giáo dục, của giáo viên bấy lâu nay.
Đã có một vài bài nghiên cứu về vấn đề học sinh lười phát biểu xây dựng bài
trong các nhà trường hiện nay như:
Bài tiểu luận “Những diến biến tâm lý học giai đoạn đầu của THPT” của Thiều
Thị Thơm, Trương Thị Trang đã chỉ ra : Hiện tượng lười phát biểu trong giờ học do
một số câu hỏi nhàm chán; do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều; do
một số thầy cô quá nghiêm khắc; một số học sinh lại chưa đủ tự tin về năng lực của
bản thân nên ngại phát biểu; do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào một số
môn nhất định. Và trong giờ dạy, một số thầy cô chưa thu hút được học sinh.
Nguyễn Thị Mai Lan trong bài viết “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh
THPT” thể hiện trong quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè đã chỉ rõ: Có thể nói, tự
khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầu tích cực của học sinh
THPT, thể hiện mong muốn khẳng định cái Tôi của bản thân theo hướng thay đổi vai
trò và mối quan hệ trong gia đình, các em mong muốn được tự khẳng định bản thân
mình theo hướng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình....
Tiếp đến là mong muốn được thể hiện sở thích và tính cách của mình trong quan hệ
với bạn.
Có thể nói, đối với lứa tuổi học sinh THPT đây cũng là một nhu cầu và mong
muốn rất lớn của các em, thể hiện rõ nét đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này, đó là sự
thể hiện và khẳng định cá tính riêng của mình, muốn cá tính của mình được bạn bè
thừa nhận..
7
Nguyễn Thị Hiền có nói trong đề tài “Kỹ năng tự nhận thức của học sinh trung
học phổ thông hiện nay” thì: Xét về mặt tâm sinh lí, học sinh THPT là một lứa tuổi
nhạy cảm, có những thay đổi to lớn về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Do đó,
trang bị những kỹ năng tự nhận biết và định hướng bản thân là một yêu cầu đầu tiên,
hết sức cần thiết…
Như vậy, các bài viết nghiên cứu từ trước tới nay mới chỉ đi sâu nghiên cứu về
tâm lý và những diễn biến tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT. Cũng có những đề tài
nghiên cứu về tâm lý, về hành vi lệch chuẩn, về nhận thức nhưng chưa có một đề tài
nào nghiên cứu sâu về hiện tượng lười phát biểu của học sinh THPT một cách hệ
thống. Có thể đây là một hiện tượng đang rất phổ biến của học sinh THPT nhưng
đồng thời nó cũng là một hiện tượng phổ biến ở các cấp học, các nhà trường. Nếu
hiện tượng cứ tiếp tục diễn tiến thì hệ lụy của nó là vô cùng nguy hại.
2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi gắn của học sinh THPT
2.1. Học sinh THPT là gì?
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc
dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.
Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên.
2.2. Tính chất tâm lí phức tạp học sinh THPT
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng,
nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì
không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng
trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về
mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian
phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi
nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội
và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi.
Việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa
tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian
học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến
chậm. Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. Vì thế