Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng phân bố và tình hình khai thác cây ngô đồng đỏ ở cù lao chàm, thành phố hội an, tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
51
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1277

Hiện trạng phân bố và tình hình khai thác cây ngô đồng đỏ ở cù lao chàm, thành phố hội an, tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

  

HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH KHAI

THÁC CÂY NGÔ ĐỒNG ĐỎ Ở CÙ LAO CHÀM,

THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hợi

Lớp : 12CDMT

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hồ Phong

Khóa : 2012- 2016

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐỊA LÝ

PHẠM THỊ HỢI LỚP: 12CDMT

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Hồ Phong và

PGS.TS.Đinh Thị Phương Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong

suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự quan tâm,

giúp đỡ nhiệt tình Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp và Cô Hồ Thị Nở, Chú Hồ Bá

Đương, Cù Lao Chàm.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, ban giám hiệu Trường Đại

học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho em trong suất quá trình học tập và thực hiện đề tài này.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp do có nhiều hạn chế về thời gian

và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cô

để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hợi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐỊA LÝ

1

PHẠM THỊ HỢI LỚP: 12CDMT

DANH MỤC VIẾT TẮT

BVMT-ĐHBK: Bảo vệ môi trường- Đại học Bách khoa

CV: Mã lực

VNĐ: Việt Nam Đồng

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các tuyến khảo sát vùng phân bố cây Ngô đồng đỏ ở Cù Lao Chàm

Bảng 2.1: Thành phần cơ giới của đất

Bảng 3.1 Vai trò của cây Ngô đồng đỏ đối với người dân

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Hình 1: Bản đồ các tuyến và điểm thực địa.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý đảo Hòn Lao, xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An,

Quảng Nam

Hình 1.2: Bản đồ địa hình đảo Hòn Lao.

Hình 1.3: Bản đồ độ dốc đảo Hòn Lao.

Hình 2.8: Bản đồ phân bố cây Ngô đồng đỏ tại đảo Hòn Lao.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Biểu đồ Sinh trưởng của cây Ngô đồng đỏ

Hình 2.2: Cây Ngô đồng trồng thử nghiệm tại khu vườn hộ gia đình cô Hồ Thị

Nở

Hình 2.3: Ngô đồng đỏ phân bố trên đất có đá lộ đầu lớn

Hình 2.4: Mẫu đất ở Đảo Hòn Lao.

Hình 2.5: Cây Ngô đồng đỏ thử nghiệm tại vùng nguyên liệu Cù Lao Chàm

Hình 2.6: Đường “Ngô đồng đỏ” trong dự kiến trước khi có dự án cải tạo đường.

Hình 2.7: Đường “Ngô đồng đỏ” trong dự kiến sau khi có dự án cải tạo đường

Hình 3.1: Sản phẩm võng Ngô đồng đỏ

Hình 3.2 Các sản phẩm từ cây Ngô Đồng đỏ

Hình 3.3: Một số sản phẩm mới từ vỏ ngô đồng

Hình 3.4: Các sản phẩm từ hạt Ngô đồng đỏ

Hình 3.5: Số lượng người dân khai thác lâm sản ngoài gỗ ở Cù Lao Chàm.

Hình 3.6: Quá trình mở rộng đường chặt bỏ các cây Ngô đồng

Hình 3.7: Mô hình khai thác Cây Ngô đồng đỏ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐỊA LÝ

2

PHẠM THỊ HỢI LỚP: 12CDMT

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm

cách thành phố Hội An khoảng 18 km về phía Đông, có tọa độ địa lý 15052’30’’-

16000’00’’ độ vĩ Bắc và 108024’30’’- 108034’30’’ độ vĩ Đông. Cù Lao Chàm có 8

hòn đảo lớn nhỏ: trong đó đảo Hòn Lao có diện tích tự nhiên, diện tích rừng lớn

nhất.

Hệ thực vật trên đảo có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật

bậc cao, có mạch, trong đó có 342 loài có ích, trên 60 loài có thể sử dụng vào các

mục đích khác nhau. [1]

Đảo Hòn Lao là đảo có diện tích lớn nhất (1.317 ha) và là đảo duy nhất có dân

cư sinh sống trong quần đảo Cù Lao Chàm.

Đảo Hòn Lao là một địa điểm du lịch sinh thái thu hút nhiều người ở các quốc

gia khác nhau. Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao với hệ thực vật lên đến 415

loài. Trong đó có 30 loài được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc, 17 loài cây ăn

quả, 14 loài cây làm bonsai, 9 loài làm thủ công mỹ nghệ, 40 loài thực vật được sử

dụng làm nước uống. [2] Hiện nay, việc khai thác nguồn tài nguyên ở đảo mới chỉ

tập trung vào các bãi tắm và các sản phẩm khai thác từ biển. Việc khai thác nguồn

tài nguyên thực vật trên cạn chỉ mang tính chất tự phát ở quy mô hộ gia đình. Một

trong số các loài thực vật hiện nay được khai thác làm thủ công mỹ nghệ là cây Ngô

đồng đỏ (Firmiana colorata (R.Br).

Cây ngô đồng đỏ (Firmiana Colorata (R.Br) là loài thực vât thuộc họ Trôm

(Sterculiaceae) chỉ phân bố ở một số nước như: Srilanka, India Burma, Bangla

Desk, Ấn Độ và Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2009). Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng

Hộ (1999) chúng chỉ phân bố ở Nha Trang và Bà Rịa. Theo công bố của Lê Trần

Chấn, 2002, Ngô đồng đỏ cũng có mặt ở đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm, Hội An.

Hiện nay ở Việt Nam, Ngô đồng đỏ chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Theo

một số công bố, cây Ngô đồng đỏ ở một số nơi trên thế giới được dùng để làm cây

bóng mát ven đường, là cây thuốc truyền thống của một số dân tộc trên thế giới.

Một số dân tộc tại Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanca dùng lá rễ, hoa, vỏ, thân và hạt

để chữa một số bệnh hoặc chống suy nhược. Lá cây Ngô đồng đỏ có khả năng chữa

trị rối loạn đường ruột, hạt Ngô đồng đỏ trị bệnh vàng da, dịch nước ép của lá và

hoa cây Ngô đồng đỏ có thể chữa trị viêm mắt, vỏ, thân và rễ của cây Ngô đồng đỏ

dùng để trị bệnh lỡ loét da và bệnh tả. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cần được

nhân giống ở một số nước.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐỊA LÝ

3

PHẠM THỊ HỢI LỚP: 12CDMT

Tại Cù Lao Chàm, cây Ngô đồng đỏ được người dân địa phương sử dụng vỏ

cây để lấy sợi, sợi được làm từ vỏ cây Ngô đồng đỏ để đan võng với giá trị cao. Bên

cạnh đó, cây Ngô đồng đỏ là một loài có hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ, mọc phổ biến ở

triền núi và ven đường quanh đảo. Hiện nạy, việc khai thác tiềm năng cây Ngô đồng

đỏ trên đảo cho phát triển kinh tế xã hội đã diễn ra, năm 2015 là năm đầu tiên khai

thác hạt cây Ngô đồng đỏ phục vụ cho phát triển kinh tế của đảo.

Sau khi nghiên cứu về tiềm năng của cây Ngô đồng đỏ ở Cù Lao Chàm đối với

việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chúng tôi nhận thấy việc khai thác

trực tiếp nguồn tự nhiên dễ dẫn đến bị cạn kiệt và không đáp ứng được nhu cầu khai

thác của người dân.

Vì lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Hiện trạng phân bố và tình hình khai thác

của cây Ngô đồng đỏ ở Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh quảng Nam” làm cơ

sở khoa học cho việc mở rộng vùng phân bố của cây Ngô Đồng đỏ phục vụ cho

công tác bảo tồn và khai thác.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm sinh thái và phân bố của cây Ngô đồng đỏ để làm cơ sở

cho công tác bảo tồn và các nghiên cứu phục vụ kinh tế - xã hội tiếp theo.

- Tình hình khai thác cây Ngô đồng đỏ hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu các tài liệu khoa học về cây Ngô đồng đỏ trên thế giới và Việt

Nam.

- Đi khảo sát trên thực địa để xác định vùng phân bố và các chỉ tiêu về mật độ.

- Thu thập các dữ liệu về môi trường sống của cây Ngô đồng đỏ tại địa bàn

nghiên cứu.

- Đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất, kinh tế -xã hội.

3. Lịch sử nghiên cứu

- Đã có một vài công trình mới được công bố:

+ Lê Trần Chấn, 2002- 2011, “Hệ thực vật đảo Cù Lao Chàm và các đảo phụ

cận.”

+ Nguyễn Ngọc Thanh, 2009, “Đánh giá thực trạng khai thác sử dụng và đề

xuất giải pháp bảo tồn phát triển các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị tại khu vực

sinh quyển Cù Lao Chàm”.

+ Vũ Văn Dũng - Đinh Thị Phương Anh, 2014, “Hiện trạng khai thác và sử

dụng các loài thực vật làm nước uống của cộng đồng cư dân đảo Hòn Lao, Cù Lao

Chàm”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!