Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng môi trường làng nghề thêu ren an hòa, xã an hòa, huyện thanh lêm, tỉnh hà nam và một số giả pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC N¤NG NGHIÖP Hµ NéI
-------------------------------------
b¸o c¸o tiÕn ®é
LUËN V¡N TH¹C SÜ N¤NG NGHIÖP
hiÖn tr¹ng m«i trêng lµng nghÒ thªu ren an
hoµ, x· thanh hµ , huyÖn thanh liªm, tØnh hµ
nam, vµ mét sè gi¶i ph¸p gi¶m thiÓu « nhiÔm
m«i trêng
Chuyªn ngµnh : QU¶N Lý §ÊT §AI
M· sè : 60.62.16
Ngêi híng dÉn khoa häc : PGS.ts. ph¹m ngäc thuþ
Ngêi thùc hiÖn : ph¹m v¨n thµnh
Hµ NéI - 2009
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề ..................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu.................................................................................. 4
1.2.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4
1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu ...............................................................................................4
Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................5
2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan ....................................................................................5
2.1.1 Các Khái niệm về KCN......................................................................................... 5
2.1.2 Bản chất của xây dựng KCN................................................................................. 7
2.1.3 Nguyên tắc và vai trò của xây dựng KCN............................................................. 7
2.2 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới và Việt Nam............................................13
2.2.1 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới......................................................... 13
2.2.2 Tình hình xây dựng các KCN ở Việt Nam.......................................................... 14
2.2.3 Tình hình xây dựng các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc.............................................. 16
2.3 Những tác động của việc xây dựng các KCN .............................................................19
2.3.1 Tác động về kinh tế .............................................................................................19
2.3.2 Tác động về xã hội:............................................................................................. 20
2.3.3 Tác động đến việc làm của người dân................................................................. 21
2.4 Kinh nghiệm các nước trên thế giới về giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu
hồi đất............................................................................................................................... 23
Phần III: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu............. 30
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 30
3.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 30
3.2.1 Điều tra việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố
Vĩnh Yên; .....................................................................................................................30
3.1.2 Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất của dự án xây dựng khu công nghiệp
Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên đến đời sống của người dân................................ 30
3.2.3 Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất của các dự án đến việc làm của người
dân................................................................................................................................ 30
3.2.4 Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các chính sách
sau thu hồi đất............................................................................................................... 30
3.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 30
3.3.1 Phương pháp điều tra.......................................................................................... .31
3.3.2 Phương pháp thống kê phân tích tài liệu............................................................. 32
3.3.3 Phương pháp chuyên gia..................................................................................... 32
Phần IV: Kết quả nghiên cứu.............................................................. 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội............................................................................. 33
4.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 33
4.1.2 Đặc điểm địa hình................................................................................................ 33
4.1.3 Đặc điểm địa chất khoáng sản ............................................................................34
4.1.4 Đặc điểm khí hậu ................................................................................................34
4.1.5 Tài nguyên đất..................................................................................................... 34
4.1.6 Đặc điểm kinh tế xã hội...................................................................................... 35
4.1.6.1 Dân số và nguồn lực lao động ......................................................................35
4.1.6.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế........................................................ 37
4.2 Khái quát về dự án KCN Khai Quang........................................................................ 38
4.2.1 Những căn cứ pháp lý liên quan đến dự án......................................................... 38
4.2.2 Vị trí, quy mô, tính chất của Dự án nghiên cứu ..................................................40
4.2.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án................................................................ 42
4.2.4 Đánh giá chung.................................................................................................... 49
4.3 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân........................................... 51
4.3.1 Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ
trợ.................................................................................................................................. 53
4.3.2 Tác động đến tài sản sở hữu của hộ.................................................................... 58
4.3.3 Tác động đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ so với trước khi thu hồi đất,
thành lập KCN.............................................................................................................. 59
4.3.3.1 Vấn đề quan hệ trong gia đình................................................................. ....59
4.3.3.2 Vấn đề tái định cư, ổn định cuộc sống........................................................ 60
4.3.3.3 Vấn đề môi trường sinh thái sau khi thành lập KCN.................................. 61
1
Phần I: Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai ngoài chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh và quốc phòng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có
thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và
thu hút cho đầu tư phát triển.
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất đai
thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì việc
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công
nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ
cấu đất đai hợp lý là con đường hết sức cần thiết và duy nhất. Hiện nay trên địa
bàn cả nước đã có trên 200 các Khu công nghiệp, gần 300 các cụm công nghiệp
và hàng nghìn các khu đô thị tập trung, các Khu công nghiệp thu hút trên 1
triệu lao động trực tiếp, nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 tỉ USD, đóng góp
rất lớn vào sự phát triển chung của đất nước (Ấn phẩm điện tử của trung tâm
thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - Số 28 năm 2008).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của việc đổi mới kinh tế đất
nước trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai hiện vẫn còn
những bất cập chưa được giải quyết kịp thời. Quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh có vị
trí địa lý và địa hình thuận lợi đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế
và văn hóa của người dân, làm biến đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn
truyền thống. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình
quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã tác động tới
2
đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân và trung bình,
cứ 1 ha đất bị thu hồi, có 10 người bị mất việc.
Sự thay đổi đời sống của người nông dân có đất bị thu hồi là một vấn đề
mang tính thời sự cấp bách trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước.
Thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyển tự do của lao
động nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm đang đặt ra cho các nhà quản
lý cũng như các nhà hoạch định cần giải quyết.
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp
đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm
nhất là đối với địa bàn nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc - Là một tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Hà Nội hơn 40 km có các điều kiện rất thuận
lợi, trong 10 năm kể từ sau khi tái lập đã trở thành một tỉnh có tốc độ CNH,
HĐH đứng đầu cả nước, hàng năm cho phép chuyển mục đích hàng trăm ha đất
nông nghiệp sang các mục đích khác thì sau giai đoạn mở rộng thu hút đầu tư
ban đầu, đời sống người dân, môi trường ở các khu vực đã chuyển mục đích sử
dụng đang là vấn đề được các cấp, các ngành trong tỉnh hết sức quan tâm, đòi
hỏi trả lời được những câu hỏi lớn:
- Sau khi bị thu hồi đất đời sống người dân có những biến chuyển như
thế nào, những khó khăn, thuận lợi của họ sẽ gặp phải?
- Sau khi bị thu hồi đất, nhận tiền bồi thường (hoặc đất tái định cư)
người dân đã tổ chức cuộc sống như thế nào, hiệu quả sử dụng của đồng vốn
có được ra sao, chuyển đổi nghề có gây ra các tác động xấu đến môi trường
hay không?
Trên cả nước hiện nay đã có hàng loạt các nghiên cứu đánh giá, các báo
cáo về đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất. Quá trình thực hiện việc tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất và các chính sách hỗ trợ cho người dân như
các Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hải Dương, Vĩnh Phúc,
3
Hưng Yên... đề tài nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và
hàng trăm các bài viết, các đề tài của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các
nghiên cứu kể trên đã đưa ra được khái quát về đời sống người dân ở các địa
bàn nghiên cứu và đã đề xuất được những giải pháp tương đối thỏa đáng. Tuy
vậy do đặc điểm của mỗi địa bàn khác nhau cộng với các hạn chế trong điều
tra thực tế nên vẫn còn gây ra những tranh cãi. Kết quả nghiên cứu chưa đầy
đủ, thỏa đáng, các giải pháp khó có thể áp dụng thống nhất thành các quy
phạm chung. Nhằm tìm hiểu các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các
khu công nghiệp đối với đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và đề
xuất các giải pháp hợp lý cho khu vực và có thể nhân rộng áp dụng rộng rãi nói
chung chính là mục tiêu của đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của
việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống, việc làm của người dân ”.