Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng khai thác thủy sản ở Quảng Ninh và những tác động tới môi trường tự nhiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 http://www.lrc-tnu.edu.vn
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở QUẢNG NINH
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Hồng1
, Nguyễn Thị Thu Cẩm2*
1
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
2Học viên cao học K17 – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái nguyên
Thủy sản là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng và những tác động đến môi trường sinh thái. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi,
nghề khai thác thủy sản ở Quảng Ninh trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên với tốc độ khai thác như
hiện nay nguồn lợi thủy sản ở Quảng Ninh ngày một suy giảm, nhất là vùng gần bờ, do tàu thuyền tập
trung cạnh tranh khai thác với mật độ cao, sử dụng các phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt như
chất nổ, chất độc, xung điện…để khai thác vào mùa vụ sinh sản, giai đoạn còn nhỏ của các loài thủy
sản, dẫn đến một số loài có nguy cơ cạn kiệt ở hầu hết các vùng nước ngọt, mặn, lợ, phá vỡ môi trường
sinh thái, chất lượng sống của một số loài bị đe dọa, một số vùng còn có dấu hiệu ô nhiễm môi trường
nước. Trước tình hình đó, yêu cầu các cơ quan ban ngành cần thực hiện các giải pháp sau một cách
đồng bộ: quy hoạch tổng thể lại ngành thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lí ở cả
hai tuyến khai thác, phát triển nhân lực, tổ chức lại chuỗi sản xuất,…nhằm phát triển ngành thủy sản
theo hướng nhanh và bền vững.
Từ khóa: Khai thác, thủy sản, tác động, môi trường, tài nguyên
MỞ ĐẦU *
Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan
trọng của đất nước, hàng năm đem về cho
nước ta một nguồn ngoại tệ lớn, phục vụ tái
đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Thuỷ sản còn được đánh giá là
thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp nguồn
dinh dưỡng thiết yếu cho con người, đồng thời
giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao
động, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đất
nước. Ngành thủy sản của nước ta trong
những năm gần đây đã có sự phát triển vượt
bậc và đạt được nhiều kết quả to lớn. Hiện nay
nước ta đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản
đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 thế giới
về sản lượng thủy sản nuôi trồng và đứng thứ
13 thế giới về sản lượng khai thác hải sản.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông
Bắc Bộ, là một trong những địa phương ở
nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển kinh tế thủy sản và có tiềm năng
khai thác thủy sản to lớn. Ngư trường vùng
biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600
hải lý vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT
*
Tel: 0983261987; Email: [email protected]
xác định “Ngư trường Quảng Ninh – Hải
Phòng là một trong 4 ngư trường khai thác
trọng điểm của cả nước”. Vùng biển có độ sâu
từ 30m nước trở vào là khu vực sinh sản và
sinh trưởng của nhóm cá nổi như cá trích, cá
nục, cá lầm và mực ống…Các loài cá tầng đáy
cư trú và sinh sản vùng gần bờ, cồn rạn san hồ
như cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai và các
loại tôm he, tôm sắt, tôm bột…Vùng ven bờ
tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn hòn đảo lớn
nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là
nơi cư trú, sinh trưởng và sinh sản của nhiều
loại có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Ninh
có những bãi tôm, bãi cá sinh trưởng tự
nhiên như bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều,
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cô
Tô,…
Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải
sản Hải Phòng, Quảng Ninh hiện có 168 loài
hải sản (chiếm 25,3%) thuộc 117 giống trong
69 họ (chiếm 51%) so với tiềm năng hải sản
có trong vịnh Bắc Bộ, trong đó có nhiều loài
hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá
nhụ, cá song…Trữ lượng nguồn lợi hải sản
của Quảng Ninh lên tới 82.000 tấn, trong đó
trữ lượng hải sản gần bờ là 38.000 tấn và xa
bờ 44.000 tấn. Khả năng khai thác cho phép là
29.000 tấn, chiếm 35,6% so với trữ lượng,