Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2015
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1380

Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2015

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

GIAI ĐOẠN 1997-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

GIAI ĐOẠN 1997-2015

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN MINH

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đề tài Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Huyện

Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2015 là của bản thân tôi. Kết quả

nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố

trong bất kì một công trình của tác giả nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn

Xuân Minh, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm -

Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá

trình học tập và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp và nhân dân huyện Lương Tài đã nhiệt

tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin quý báu trong thời gian tôi đi thực tế để

hoàn thành Luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH..........................................................................v

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài..................................6

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................6

5. Đóng góp của Luận văn...................................................................................7

6. Bố cục của Luận văn .......................................................................................8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN

1997- 2015..............................................................................................................9

1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................9

1.1.1 khái niệm hiện đại hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn....................9

1.1.2 Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn ....................................................................................16

1.2 Cơ sở thực tiễn.............................................................................................18

1.2.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Lương

Tài............................................................................................................18

1.2.2 Đặc điểm xã hội........................................................................................23

1.2.3 Tình hình nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài ..............................25

Tiểu kết chương 1..............................................................................................31

Chương 2: QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

HUYỆN LƯƠNG TÀI (1997 - 2015)..................................................................32

2.1. Tỉnh Bắc Ninh và huyện Lương Tài vận dụng đường lối, quan điểm

của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn............32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.1. Chủ trương của tỉnh Bắc Ninh.................................................................32

2.1.2. Chủ trương của huyện Lương Tài ...........................................................39

2.2 Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài .............42

2.2.1. Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp ........................................................42

2.2.2. Quá trình hiện đại hóa nông thôn ............................................................53

Tiểu kết chương 2..............................................................................................61

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI (1997- 2015) ..............62

3.1. Kết quả........................................................................................................62

3.1.1 Về kinh tế..................................................................................................62

3.1.2. Về xã hội..................................................................................................64

3.2 Ý nghĩa chặng đường hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Lương

Tài giai đoạn 1997- 2015.........................................................................66

3.3. Hạn chế .......................................................................................................71

Tiểu kết chương 3..............................................................................................77

KẾT LUẬN ........................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................83

PHỤ LỤC...........................................................................................................88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTC Bộ Chính trị

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DTSX Diện tích sản xuất

GDP Tổng sản phẩm quốc dân

GRDP Tổng sản phẩm quốc nội của khu vực

GTNT Giao thông nông thôn

GTSX Giá trị sản xuất

KHKT Khoa học kĩ thuật

KHKTNN Khoa học kĩ thuật nông nghiệp

NĐ- CP Nghị định Chính phủ

NĐ/TW Nghị định Trung ương

NN& PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM Nông thôn mới

NTTS Nuôi trồng thủy sản

QĐ/TTg Quyết định Thủ tướng

QĐ-UBND Quyết định Uỷ ban Nhân dân

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TNHH XNK Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

THCS Trung học cơ sở

UBND Uỷ ban Nhân dân

USD Đôla Mĩ

VietGAP Quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Hình 1.1. Vị trí huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh ...........................................19

Bảng 1.1: Các nhóm đất chính ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .........................22

Bảng 2.1. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh .................................36

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu ............................................................................37

Bảng 2.3. Vùng sản xuất tập trung lúa năng suất cao của huyện Lương Tài năm

2010 – 2020..............................................................................................42

Bảng 2.4. Vùng sản xuất khoai tây tập trung ...........................................................45

Bảng 2.5. Vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung năm 2010-2020......................45

Bảng 2.6. Vùng chăn nuôi bò tập trung giai đoạn 2010 - 2020................................46

Bảng 2.7 Vùng chăn nuôi lợn tập trung giai đoạn 2010 - 2020 ..............................47

Bảng 2.8. Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung giai đoạn 2010- 2020 ........................47

Bảng 2.9. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung 2010 - 2020 .....................................48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp

thành của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 7, khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp

toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề

nông dân, nông thôn.

Tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Lương Tài nói riêng là một trong những

địa phương đã thực hiện thành công đường lối hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn. Đến nay, việc thực hiện đường lối hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên

địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực

trong kinh tế nông thôn cũng như trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã

hội nông thôn.

Từ một huyện có nền kinh tế nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, tự cấp tự túc,

các sản phẩm nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu của địa phương, đến nay

Lương Tài đã có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại được áp dụng công nghệ khoa

học kĩ thuật tiên tiến. Đó là kĩ thuật nuôi cấy mô các loại giống cây trồng, kĩ thuật

nuôi trồng trong nhà kính, nuôi chuồng trại, hướng tới nền nông nghiệp sạch theo

tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu đảm bảo chất lượng; đồng thời bảo vệ môi trường

phát triển nền nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững. Do đó, bộ mặt nông

thôn huyện Lương Tài có nhiều chuyển biến. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

nông thôn (bao gồm hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện phục vụ cho sản

xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt, trường học, trạm y tế, hệ thống thông tin

liên lạc, thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch và các cơ sở công nghệ, dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

kinh tế - xã hội khác) thay đổi rất căn bản. Đời sống nhân dân trong huyện được

nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương

Tài trong những năm 1997 - 2015 vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, cần phải

được khắc phục.

Là người con sinh ra và lớn lên ở huyện Lương Tài, từng chứng kiến những

sự đổi thay của quê hương, tôi có nguyện vọng đi sâu tìm hiểu đường lối, quan

điểm của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được vận

dụng thực hiện ở địa phương mình như thế nào.

Đó là lí do để tôi quyết định chọn vấn đề: Hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2015 làm đề tài Luận văn

Thạc sĩ Sử học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và hiện đại hóa

nông thôn nói riêng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà

lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học dưới các góc độ khác nhau.

Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành

đường lối chung mang tính định hướng cho sự phát triển. Đặc biệt, Đại hội đại

biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) được coi là mốc mở đầu thời kì đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội nhấn mạnh phải coi trọng

và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an

ninh lương thực.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đã thông qua 2 văn kiện quan

trọng là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005’’ và “Chiến

lược ổn định sự phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010’’. Đại hội nhận định cần

thiết phải cải cách hành chính tạo điều kiện cho hội nhập mở cửa thu hút các nhà

đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy thương mại dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phát triển. Việt Nam xuất khẩu hàng nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn; do đó cần

quan tâm chất lượng hàng nông sản mới đáp ứng được những yêu cầu thị trường.

Trong tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng

kinh tế địa phương vững mạnh (Nxb Sự thật-Hà Nội 1968), Tổng Bí thư Đảng

Lê Duẩn đã đề cập đến vai trò, vị trí của kinh tế địa phương đối với sự phát triển

của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tác phẩm Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại (Nxb Sự

thật - Hà Nội 1987) của đồng chí Trường Chinh đã phân tích chủ trương của

Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội IV, V, khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa

của những thành tựu đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm;

từ đó nêu lên sự cần thiết phải tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm

là đổi mới về kinh tế.

Trong tập giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay (Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội-1996) và Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay-Những vấn đề lí luận và

thực tiễn của CNXH ở Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội-1998), PGS.TS

Trần Bá Đệ đã nêu bật bối cảnh đất nước, nền tảng kinh tế-xã hội Việt Nam khi

tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới

của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội; coi đổi mới là đòi hỏi

cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với CNXH của nước ta; những thành tựu và

hạn chế trong bước đầu tiến hành công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Năm 2005, trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 (tr 72 - 82) đăng bài

báo của tác giả Nguyễn Đình Liêm, có nhan đề: Ba bài học kinh nghiệm về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đài Loan. Trong đó, tác giả

trình bày ba kinh nghiệm bao trùm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn ở Đài Loan. Đó là: 1- Nhận thức, tư duy về nông nghiệp, nông thôn

đúng đắn; 2- Chế định chính sách và đề ra quyết sách chính xác; 3- Năng lực

điều hành của chính quyền.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!