Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống giao thông đường sắt việt nam thời pháp thuộc (1885 - 1945).
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1718

Hệ thống giao thông đường sắt việt nam thời pháp thuộc (1885 - 1945).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

-----   -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT VIỆT NAM THỜI PHÁP

THUỘC (1885 – 1945)

SVTH: Ngô Thị Thu Dung

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

GVHD: PGS.TS Lưu Trang

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đà Nẵng,

4/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

-----   -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT VIỆT NAM THỜI PHÁP

THUỘC (1885 – 1945)

SVTH: Ngô Thị Thu Dung

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

GVHD: PGS.TS Lưu Trang

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đà Nẵng,

4/2015

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình trong

thời gian vừa qua, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy,

cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và đặc biệt là

PGS.TS Lưu Trang, thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi tận tình trong suốt

thời gian tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn các sở, phòng ban và phòng thư viện

của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi trong quá trình tìm kiếm và khai thác tài liệu có liên quan đến đề tài

khóa luận của mình.

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này, mặc dù đã cố gắng hết

sức để khóa luận có tính khoa học và thực tiễn cao, tuy nhiên do trình độ

chuyên môn và vốn kiến thức còn hạn chế nên tôi khó tránh khỏi những

khiếm khuyết. Chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo

của các thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Ngô Thị Thu Dung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề. ..............................................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3

4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................3

4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................4

7.Bố cục của đề tài ............................................................................................................5

CHƢƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT Ở

VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC ...............................................................................7

1.1.Tình hình Việt Nam thời Pháp thuộc ..........................................................................7

1.1.1.Chính trị - xã hội......................................................................................................7

1.1.2.Kinh tế ....................................................................................................................11

1.1.3.Quân sự ..................................................................................................................15

1.2. Các nhân tố, điều kiện ra đời của hệ thống đường sắt Việt Nam ............................16

1.2.1.Mục đích khai thác, cai trị thuộc địa Việt Nam của thực dân Pháp......................16

1.2.2. Sự du nhập loại hình giao thông đường sắt vào Việt Nam ..................................19

CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ

THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (

1885 – 1945) ...................................................................................................................22

2.1. Bộ máy quản lý .......................................................................................................22

2.1.1. Bộ máy quản lý và điều hành ................................................................................22

2.1.2.Quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống đường sắt ở Việt Nam dưới thời Pháp

thuộc ................................................................................................................................25

2.2. Hệ thống các tuyến đƣờng giao thông đƣờng sắt chủ yếu..................................30

2.2.1. Hệ thống giao thông đường sắt Nam Kì ...............................................................30

2.2.2. Hệ thống giao thông đường sắt Bắc Kì.................................................................34

2.2.3. Hệ thống giao thông đường sắt Trung Kì .............................................................42

2.2.4. Giao thông đường sắt Bắc – Nam.........................................................................44

2.3.Hệ thống nhà ga.......................................................................................................46

2.4. Đặc điểm, vai trò và tác động hệ thống đƣờng sắt Việt Nam thời Pháp

thuộc. ..............................................................................................................................52

2.4.1. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường sắt Việt Nam thời Pháp thuộc. ..........52

2.4.1.1. Chủ yếu tập trung ở những vùng có tài nguyên và trung tâm ...........................52

2.4.1.2. Thiếu cân đối giữa các vùng trong quá trình quy hoạch và phát triển .............54

2.4.1.3. Phát triển theo sự thay đổi của chính quyền......................................................55

2.4.2. Vai trò của hệ thống đường sắt .............................................................................57

2.4.3. Một vài nhận xét và kinh nghiệm rút ra từ hệ thống giao thông đường sắt

Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. .....................................................................................60

KẾT LUẬN....................................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................65

PHỤ LỤC .......................................................................................................................69

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong chế độ phong kiến, nước ta chưa có phương tiện giao thông đường sắt.

Sau khi thôn tính Việt Nam, thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc xây dựng đường

sắt. Các nhà tư bản ở châu Âu đã tính toán được những lợi ích của việc xây dựng

đường sắt : đưa đường sắt đến mọi miền, vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn,

vận tải liên tục và tương đối an toàn, giá cước rẻ, phục vụ những cuộc hành quân,

chuyên chở binh lính, vũ khí lương thực …đường sắt phục vụ khá hiệu quả. Vì vậy,

Pháp đã cho xây dựng hệ thống đường sắt Đông Dương nói chung và ở Việt Nam

nói riêng. Cùng với những tuyến đường sắt thì Pháp đầu tư xây dựng các nhà ga, đã

mang đến một loại hình kiến trúc mới mẻ ở Việt Nam. Người Pháp nói họ đã mang

đường sắt đến Việt Nam. Thực chất việc Pháp mang đường sắt đến nước ta với mục

đích về kinh tế và quân sự, trong đó mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Việc

xây dựng hệ thống đường sắt và các ga trước hết nhằm mục đích điều động quân

đội nhanh chóng đánh dẹp những cuộc khởi nghĩa.

Tuyến đường sắt liên tỉnh Sài Gòn - Mỹ Tho, là tuyến đường đầu tiên của

nước Việt được chính thức hoạt động vào 20 - 7 - 1885, đã thay đổi hẳn tư duy giao

thông của người Việt vào cuối thế kỷ XIX chỉ với hai phương tiện duy nhất là ngựa

và ghe thuyền.Tuyến đường này đã chứng kiến bao thăng trầm của gần 100 năm

Pháp đô hộ nước ta. Cũng tuyến xe lửa này đã cùng đồng bào Nam bộ sôi sục trong

những ngày Cách mạng tháng Tám.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1918), tư bản Pháp tiếp tục xây dựng

một số tuyến đường sắt mới ở Việt Nam và Đông Dương, nhằm hoàn thành hệ

thống đường xuyên Đông Dương để phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa

lần thứ hai (1918 – 1939).

Tài liệu về xây dựng và khai thác các tuyến đường sắt, nhà ga Việt Nam hiện

phong phú gồm các bản thiết kế kỹ thuật và thi công cũng như tài liệu về quá trình

khai thác các tuyến đường từ 1884 đến 1954. Hiện nay, các tuyến này vẫn đang

được khai thác, góp phần quan trong vào công cuộc Đổi Mới của đất nước. Để mọi

người hiểu rõ hơn về quá trình ra đời và phát triển của Hệ thống đường sắt trong

thời Pháp thuộc, tôi đi sâu tìm hiểu đề tài này để nghiên cứu để nhằm phát huy giá

trị của nó trong cuộc sống.

2

2. Lịch sử vấn đề.

Giao thông đường sắt dưới thời Pháp thuộc là một vấn đề đã được giới sử

học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những bài viết, công trình đã được nghiên cứu

vẫn chưa đi sâu khai thác hết. Việc nghiên cứu hoạt động giao thông đường sắt dưới

thời Pháp thuộc đã giải quyết trong một số tác phẩm và tạp chí.

Trong bài viết“Hệ thống đường sắt ở Nam kì thời Pháp thuộc ”của tác

giả Hoàng Thị Thu Hiền,Th.s Trường THPT Ngô Quyền, quận 7, Hồ Chí Minh,

Hoisuhoctphcm.com.vn.Trong bài viết, tác giả nói về tuyến đường xe lửa Sài Gòn –

Mỹ Tho. Đây là đường xe lửa đầu tiên được xây dựng ở Nam Kì và cả ở Đông

Dương. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các tuyến xe lửa, xe điện ở Sài Gòn và

Nam Kì.

Hay trong tác phẩm “ Thiết lộ xuyên Việt ” của tác giả Nguyễn Đức

Phương. Tác giả đã nói về thiết lộ xuyên Việt bắt đầu được người Pháp thiết lập tại

Đông Dương từ năm 1885 và dần phát triển thành một hệ thống trải dài từ Bắc vào

Nam. Tồn tại sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939 – 1945), thiết lộ xuyên Việt

lại bị rơi vào chiến tranh một lần nữa, trên cả hai miền Nam và Bắc (1954 – 1975).

Sau chiến tranh, đường sắt Bắc – Nam được phục hồi và phát triển từ 1975 đến bây

giờ. Phần một, quyển sách nói về việc người Pháp xây dựng hệ thống thiết lộ xuyên

Đông Dương. Phần hai, là thời gian cả đất nước gánh chịu vì đau thương, hơn nữa

sau khi bị chia đôi bởi hiêp định Giơnevơ. Phần ba, là giai đoạn hồi phục và phát

triển của nghành đường sắt Việt Nam kể từ khi đất nước thống nhất.

Trong tác phẩm“ 120 năm Đường sắt Việt Nam” do bộ Giao thông vận tải

– Liên hiệp đường sắt Việt Nam thì nói về lịch sử xây dựng tuyến và giới thiệu về

đường sắt Việt Nam.

Một bài viết khác “ Ga đường sắt Việt Nam thời Pháp thuộc” của PGS.

TS.KTS Tôn Đại, theo Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam số 10/ 2011, tác giả nói về ga

đường sắt có tầm quan trọng về phương diện phát triển kinh tế, đồng thời là một yếu

tố quan trọng, là điểm nhấn của quy hoạch không gian, kiến trúc ga đường sắt.

Hay trong “Hệ thống đường sắt Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu

lưu trữ” của Trung tâm lưu trữ quốc gia I. Tài liệu đã nói về kế hoạch xây dựng các

3

tuyến đường của chính phủ Pháp thông quan Luật ngày 25 – 12 – 1898. Ngoài ra

còn có các báo cáo, công văn trao đổi, khai thác, thuế, ấn phẩm…

Trong bài viết“ Giao thông ở Mỹ Tho thời Pháp thuộc” của Nguyễn

Thanh Lợi, Tạp chí Xưa và Nay. Tác giả có đề cập tới giao thông đường sắt dưới

thời Pháp thuộc. Tuyến đường Sài Gòn – Mỹ Tho, đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở

Đông Nam Á, dài 71 km, khởi công cuối năm 1881 và hoàn thành năm 1885. Tuyến

đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đầu tiên nằm trong kế hoạch hệ thống đường

sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc tế.

Một bài viết “Tìm hiểu hệ thống giao thông đường sắt ở Nam bộ xưa”của

Ts. Phạm Vĩnh Phúc (2008), Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp, Trung tâm nghiên

cứu và truyền thống - Ấn phẩm xưa và nay. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến 3

tuyến đường sắt : Tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, Tuyến Sài Gòn - Xuân Lộc - Gia Ray,

Tuyến Sài Gòn - Lộc Ninh.

Nhìn chung, tất cả các tác phẩm, công trình, bài viết đó mới chỉ dừng lại ở

việc cung cấp những thông tin, những sự kiện liên quan đến đường sắt Việt Nam

nhưng chưa thật sự đi sâu tìm hiểu hệ thống của đường sắt. Vì vậy, chúng tôi hướng

đến tìm hiểu sâu về hệ thống đường sắt Việt Nam dưới thời Pháp thuộc từ năm 1885

đến 1945 để kế thừa những thành quả nghiên cứu đã đạt được đồng thời góp phần

bổ khuyết những khía cạnh hiện đang thiếu sót.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về Hệ thống giao thông đường sắt thời Pháp thuộc nhằm góp

phần cung cấp cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khách quan về hệ thống giao đường sắt

của nước ta dưới thời Pháp thuộc và quan trọng là thấy được vai trò của hệ thống

giao thông dưới thời kì Pháp đô hộ đối với đất nước ta lúc bấy giờ. Đồng thời qua

đó rút ra những bài học kinh nghiệm, liên hệ với vị trí, vai trò của hệ thống đường

sắt lúc bấy giờ để lại cho đến ngày nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!