Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ điều hành DOScapital 6.0 Phần hai: kết nối vào hệ thống docx
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
216.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1300

Hệ điều hành DOScapital 6.0 Phần hai: kết nối vào hệ thống docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hệ điều hành DOScapital 6.0

Phần hai: kết nối vào hệ thống

"Anh mang bao nhiêu tiền trong

người?”. Một nhân viên hải quan

Albania tại sân bay Tirana, quát hỏi

tôi bằng giọng của một cảnh sát, khi

tôi đang trên đường ra máy bay rời

nước này. Vừa nghe thấy như vậy tôi

có cảm giác rợn người – nhiều khả năng tôi sẽ bị

tịch thu mất hết tiền.

“Tôi có 3.500 đô-la”, tôi đáp, đập nhẹ tay vào ví

đeo trước bụng.

“3.500 đô-la?”, cô ngày thốt lên, mắt sáng rực.

“Anh này có 3.500 đô-la”, cô nói với một nam

đồng nghiệp đứng bên cạnh đang theo dõi máy X￾quang chiếu hành lý.

“Anh từ đâu đến?” anh này hỏi, dường như tính

toán xem tôi có dễ bị bắt nạt không và xác định rõ

tôi không phải là một nhà ngoại giao. Tôi nói với

anh ta tôi là một ký giả của báo The New York

Times. “New York Times?” nam nhân viên này

lặp lại, rồi vẫy tay, “để cho anh ta đi”.

Ai có thể ngờ rằng tờ The New York Times lại có

ảnh hưởng như vậy ở Tirana! Tôi chạy vội tới

máy bay. Tôi có lý do để lo lắng. Tôi đã trải qua

những chuyện tương tự như thế này ở Iran – ở

một quốc gia trong đó pháp quyền không hẳn là

kim chỉ nam. Chỉ có điều ở đó mọi việc đã không

kết thúc tốt đẹp như ở đây. Vụ đó bắt đầu cũng

tương tự, tại sân bay quốc tế Teheran, khi tôi đi

qua hàng rào kiểm soát của hải quan lúc bốn giờ

sáng. Một nhân viên hải quan ra lệnh cho tôi mở

va-li và trình tờ khai hải quan. Trên đó có một

dòng hỏi số tiền mang theo người là bao nhiêu và

tôi đã khai chính xác là 3.300 đô-la. Do thẻ tín

dụng chưa được chấp nhận ở Iran, nên tôi phải

mang theo nhiều tiền mặt. Nhân viên hải quan

Iran gầy gò có ria mép này kiểm tra tờ khai và nói

với tôi với vẻ mặt rất tham lam, “Thưa ông, ông

chỉ được phép mang 500 đô-la theo người khi xuất

cảnh thôi”.

“Ôi, làm sao bây giờ”, tôi nói.

Nhân viên này vươn người tới và nói thầm vào tai

tôi, “Trả cho tôi 300 đô-la, tôi sẽ giúp”. Có một

hàng người xếp hàng sau lưng tôi đang quan sát –

chắc chắn là họ biết rõ những gì đang xảy ra. Tôi

mở ví, rút ra ba tờ 100 đô-la và vo tròn chúng lại

trong tay.

“Hãy cẩn thận”, nhân viên hải quan này nói thầm

– cứ làm như là những người xếp hàng đằng sau

tôi sẽ đi trình báo vậy. Rồi hai chúng tôi làm ra vẻ

lục lọi trong va-li, và trong chớp mắt, anh này

cướp món 300 đô-la khỏi tay tôi. Mọi việc nhanh

như chớp – chắc phải tua thật chậm thì mới có thể

nhìn thấy được. Rồi nhân viên nọ đưa cho tôi một

mẫu khai mới, nói tôi khai lại, viết vào đó là tôi

mang có 500 đô-la theo người. Nhưng thế chưa

phải đã xong. Khi lên gần tới cửa ra máy bay, lại

một cuộc khám người nữa. Bước vào một buồng

nhỏ, một nhân viên khác nói tôi mở ví ra để khám.

Tôi hoảng quá, “Làm thế nào giải thích khoản

3.000 đô-la bây giờ? Hay là gào lên, “Này, tôi đã

đút lót cho đồng nghiệp của anh ở dưới kia rồi, giờ

thì biến đi!” May quá, tay này nhìn vào khoản tiền

của tôi, nói gì đó bằng tiếng Farsi và cho tôi qua.

Du khách dày dạn kinh nghiệm trên thế giới sẽ

hiểu những điều tôi trải qua ở Albania và Iran chỉ

là chuyện thường ngày. Ai cũng gặp phải những

phiên bản của hiện tượng có thể gọi là “Nạn vòi

tiền”. Hiện tượng này vượt trên những hình thức

đút lót và tham nhũng mà người ta có lẽ thường

gặp ở các nước đang phát triển, và ở mức độ thấp

hơn, cả các nước phát triển. “Nạn vòi tiền” xảy ra

khi tất cả những chức năng của nhà nước – từ hệ

thống thuế tới hải quan và luật tư hữu hóa – trở

nên tham nhũng tràn lan; và những giao dịch hợp

pháp không còn là tiêu chuẩn, mà chỉ là ngoại lệ.

Một bình thường mà ai cũng phải chịu đựng đó là

các viên chức ở mọi cấp dùng quyền lực của họ để

vòi tiền của dân chúng, các nhà đầu tư và của bản

thân nhà nước. Ngược lại, dân chúng và các nhà

đầu tư sẽ tin rằng để đạt được một phê chuẩn hay

hưởng một dịch vụ nào đó, họ phải đút lót cho hết

thảy các cửa liên quan.

Có nước đã phải chịu đựng “nạn vòi tiền” nghiêm

trọng – nơi nhà nước được dựng lên từ những vụ

trộm cắp, như Nigeria chẳng hạn – cho tới loại có

“nạn vòi tiền” mới nảy nở, nơi tham nhũng tràn

lan và ai ai cũng phải chịu, mặc dù cũng có những

yếu tố về luật pháp và dân chủ tồn tại song song,

như Ấn Độ chẳng hạn. Sự khác biệt giữa hai hình

thái vòi tiền loại nghiêm trọng và loại chớm nở

được minh họa một cách tốt nhất bằng câu chuyện

cười được kể ở Ngân hàng Thế giới, về hai ông Bộ

trưởng Bộ Xây dựng hạ tầng cơ sở, người Á châu

và Phi châu, sang thăm đất nước của nhau. Đầu

tiên Bộ trưởng người châu Phi sang thăm đất

nước của Bộ trưởng Á châu và được ông này mời

về nhà ăn tối. Bộ trưởng Á châu sống ở một biệt

thự tuyệt đẹp như một cung điện. Ông Phi châu

hỏi ông Á châu, “Làm sao ông mua nổi dinh thự

này với mức lương của ông?” Ông Á châu mời

khách đi đến một khung cửa sổ, chỉ cho khách

thấy một chiếc cầu đằng xa và nói: “Ông thấy cây

cầu đó không?” “Có, tôi thấy rồi”, ông Phi châu

đáp lại. Và Bộ trưởng người Á châu chỉ vào ngực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!