Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hãy phân tích những điểm sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Khoa KHQL
Đề tài: Hãy phân tích những điểm sáng tạo trong quan điểm của Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và chứng minh.
BÀI LÀM
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải
phóng dân tộc dưới ngọc cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là
không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân
tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nứơc của
ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nứơc ấy, mà
quyết tâm ra đi tìm một con đường cưú nước mới.
Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy "tin tưởng, sáng
tỏ và cảm động". Người khẳng định: " Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng chúng ta". Người đã tìm thấy trong lý luận của
V.I Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.
Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ
(Le Paria), Người viết: " Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,
bình đẳng, bắc ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và
vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc...".
Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỉ tình trạng bóc lột và áp
bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xoá
bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nứơc thực sự
của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ,
mới thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc
lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người Hồ Chí Minh đưa ra quan
điểm: Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Lamphay Phanpadit - QLKT 47B 1
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Khoa KHQL
Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của các dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho dân tộc của dân tộc
mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới. Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lê nin một con
đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.
Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các
nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với
học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường
cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo
con đường đó.
Người chỉ ra rằng, sở dĩ các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu
tranh đúng đắn. Khi Chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống TG, một
mặt, chúng đấu tranh với nhau để giành giật thuộc địa, mặt khác, chúng
thống nhất với nhau để đàn áp phòng trào đấu tranh của các dân tộc thuộc
địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc, giai cấp vô sản
chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa có chung 1 kẻ thù. Chủ nghĩa
đế quốc như con đỉa 2 vòi, 1 vòi bám vào chính quốc, 1 vòi bám vào thuộc
địa. Muốn đánh thắng Chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai vòi của
nó đi. Vì vậy, CMVS ở chính quốc phải kết hợp với Cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa. "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường CMVS, tức là phải theo đường lối Mác - Lênin".
Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao
hàm những nội dung chủ yếu sau:
- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi
tời xã hội cộng sản".
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền
phong của nó là Đảng Cộng Sản.
Lamphay Phanpadit - QLKT 47B 2