Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hậu Giang sau 5 năm tái lập
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
169.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1825

Hậu Giang sau 5 năm tái lập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hậu Giang sau 5 năm tái lập

Chuyên đề: Kinh tế ngành - địa phương

Tạp chí số: Tạp chí Số 1 (Số 417)

Năm xuất bản: 2008

Nếu ai đã có dịp đến tỉnh Hậu Giang, chắc chắn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sau 5 năm

tái lập (2003 - 2007), mặc dầu đã có nhiều bước tiến ngoạn mục so với chính mình,

nhưng so với các lợi thế, tiềm năng vốn có trên địa bàn thì đang là khoảng cách lớn và so

với nhiều địa phương khác trong cả nước thì Hậu Giang vẫn đang là một tỉnh thuộc diện

khó khăn, mất cân đối nhiều mặt.

Thành tựu đổi mới bước đầu

Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên hơn 1.600 km2, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp

chiếm hơn 80%; có 7 đơn vị hành chính huyện, thị, với tổng dân số gần 791 nghìn người;

trong đó có hơn 20 nghìn đồng bào dân tộc Khơ-me. Lợi thế lớn nhất để phát triển kinh tế là

đất đai màu mỡ, kênh, rạch và sông chằng chịt thông suốt với các tỉnh láng giềng Kiên Giang,

Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Là một tỉnh nằm ở vị thế áp chót giáp vùng đất mũi

Cà Mau, cách xa các đô thị lớn; không có núi đồi, biển và đầm lầy nước mặn cho nên ngành

nghề chủ yếu của nhân dân Hậu Giang là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, gia súc,

gia cầm quy mô nhỏ.

Xuất phát từ các lợi thế cũng như tập quán làm ăn truyền thống của nhân dân ở đây, liên tục

mấy năm qua, Hậu Giang tập trung khai thác các thế mạnh vốn có để phát triển các ngành

kinh tế chủ lực, thực thi các chương trình lồng ghép từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa

phương theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng.

Nhờ vậy, Hậu Giang đã gặt hái được một số thành tựu bước đầu khá ngoạn mục. Bức tranh

kinh tế - xã hội của Tỉnh đã có nhiều điểm sáng, khởi sắc, chứng minh điều đó: Tốc độ tăng

trưởng kinh tế bình quân bốn năm trở lại đây là 11%/năm (khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long là 9%, cả nước là 8%). Cụ thể, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,1%, năm 2006

tăng 11%, năm 2007, dự kiến tăng xấp xỉ 11,5% trong kế hoạch đặt ra từ 11 - 12%. Tương tự,

với các chỉ tiêu: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 45,5%;

43,8% và 40% trong kế hoạch 40%; Thu nội địa 179 tỷ đồng; 318 tỷ; 339,4 tỷ và 310 tỷ trong

kế hoạch 400 tỷ đồng (gấp hơn ba lần năm đầu tách tỉnh); Thu nhập bình quân tính theo đầu

người (quy đổi) 383 USD/năm; 419 USD; 463 USD và 450 USD trong kế hoạch 500

USD/năm; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2005 là 23,5%, năm 2006 là 20,3% và 19%

trong kế hoạch năm là từ 19 - 20%; số máy điện thoại (chiếc/100 dân) là 4,2 chiếc, 5,6 chiếc,

7,4 chiếc và 9 chiếc/100 người dân… Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm từ 2004 - 2006 trên

địa bàn đạt gần 6.500 tỷ đồng (riêng năm 2006 đạt khá cao gần 2.500 tỷ đồng), trong đó vốn

đầu tư phát triển từ các nguồn ngân sách do địa phương quản lý đạt 1.900 tỷ đồng, chiếm

30%. Mười một tháng đầu năm 2007, các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cũng

đã đạt xấp xỉ 2.100 tỷ đồng trong kế hoạch năm là 2.600 tỷ đồng. Tổng vốn tín dụng huy động

tại địa phương trong vòng 3 năm trở lại đây đã lên được 1.790 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn còn quá

thấp so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế cùng thời điểm là 6.500 tỷ đồng.

Là một tỉnh thuần nông, có điểm xuất phát thấp, thậm chí còn mất cân đối nặng giữa các

vùng, không cách nào khác, Hậu Giang đã và đang tập trung mọi nguồn lực phát triển nông

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!