Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ở Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHẠM THỊ HÀ
HÁT XẨM VÀ NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU
Ở NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHẠM THỊ HÀ
HÁT XẨM VÀ NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU
Ở NINH BÌNH
Chuyênngành: VănhọcViệt Nam
Mãsố: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Thái Nguyên – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hằng Phương. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào.
Nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hà
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Văn - Xã hội và sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.
Nguyễn Hằng Phương, em đã thực hiện đề tài "Hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm
Hà Thị Cầu ở Ninh Bình".
Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TSNguyễn Hằng Phương -
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, xây
dựng và hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo địa phương, cùng bà
con nhân dân Yên Phong và xã Yên Nhân, huyện Yên Mô đã tận tình cung cấp
thông tin tư liệu, trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để triển khai đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết
mà bản thân em chưa nhận thấy được. Em kính mong nhận được sự tham gia ý
kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên
Phạm Thị Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................2
2.1. Những nghiên cứu chung về hát Xẩm.................................................2
2.2. Những nghiên cứu về hát Xẩm ở Ninh Bình.......................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................8
4.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................9
6. Những đóng góp của luận văn..................................................................10
7. Bố cục của luận văn..................................................................................10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NINH BÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ
LUẬN VỀ HÁT XẨM
.........................................................................................11
1.1. Khái quát về tự nhiên, lịch sử xã hội, văn hóa ở Ninh Bình..................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................11
1.1.2. Đặc điểm lịch sử- xã hội.....................................................................12
1.1.3. Đời sống văn hóa................................................................................15
1.2. Một số vấn đề lí luận về hát Xẩm..........................................................18
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc hát Xẩm..........................................................18
1.2.1.1. Khái niệm hát Xẩm.........................................................................18
1.2.1.2. Nguồn gốc của hát Xẩm..................................................................19
1.2.2. Đặc điểm của nghệ thuật hát Xẩm......................................................21
1.2.2.1. Môi trường diễn xướng....................................................................21
1.2.2.2. Các nhạc cụ......................................................................................23
1.2.2.3. Hệ thống làn điệu.............................................................................27
1.2.2.4. Đặc điểm lời ca................................................................................30
1.3. Vài nét về Hát Xẩm ở Ninh Bình...........................................................33
1.3.1. Các “điểm sáng” về hát Xẩm..............................................................33
1.3.2. Hiện trạng sưu tầm lời ca hát Xẩm.....................................................35
Chương 2: NHỮNG KHÚC HÁT XẨM Ở NINH BÌNH.......................40
2.1. Hát Xẩm ở Ninh Bình nhìn từ phương diện nội dung............................40
2.1.1. Xẩm là lời tâm sự về tình mẫu tử, tình vợ chồng................................40
2.1.2. Xẩm là tiếng kêu than thân trách phận.................................................42
2.1.3. Xẩm là tiếng nói đả kích,châm biếm những thói hư tật xấu trong xã
hội...................................................................................................................45
2.2. Hát Xẩm ở Ninh Bình nhìn từ phương diện nghệ thuật..........................48
2.2.1. Nhan đề và thể thơ...............................................................................48
2.2.2.Nhân vật trữ tình...................................................................................51
2.2.3. Một số biện pháp tu từ.........................................................................53
2.2.3.1. Biệnpháp so sánhtu từ......................................................................54
2.2.3.2. Biện pháp ẩn dụ tu từ.......................................................................54
2.2.3.3 Biện pháp điệp từ ngữ........................................................................57
2.2.3.4. Biện pháp khoa trương.....................................................................58
2.2.4. Ngôn ngữ.............................................................................................60
Chương 3: NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU..............................62
3.1. Cuộc đời và nghiệp diễn.........................................................................62
3.1.1. Cuộc đời..............................................................................................62
3.1.2. Nghiệp diễn.........................................................................................68
3.2. Phương thức diễn xướng của nghệ nhân Hà Thị Cầu............................70
3.3. Vị trí và những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu với nghệ thuậ thát
Xẩm...............................................................................................................77
3.4. Hà Thị Cầu với vấn đề bảo lưu và phát triển nghệ thuật hát Xẩm........80
Chương 4: HÁT XẨM TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA DÂN GIAN...85
4.1. Tổ chức các câu lạc bộ hát Xẩm ở Ninh Bình........................................85
4.2. Biểu diễn hát Xẩm ở Ninh Bình.............................................................89
4.3. Những lời Xẩm mới................................................................................93
4.4. Xẩm Ninh Bình trong cái nhìn đối sánh.................................................99
4.4.1. Xẩm Ninh Bình xưa và nay..................................................................99
4.4.2. Xẩm Ninh Bình và Xẩm Hà thành......................................................101
KẾT LUẬN...................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................
PHỤ LỤC..........................................................................................................
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình xưa là quê hương của hát Chèo, được coi đất
tổ của nghệ thuật sân khấu Chèo tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Làm phong phú bản
sắc văn hóa dân gian nơi đây còn phải kể đến hai loại hình dân ca hát Xẩm và Ca
trù. Ninh Bình cũng là cái nôi của loại hình nghệ thuật hát Xẩm cổ truyền bởi nơi
đây có những vùng đất và những nghệ nhân tiêu biểu nhất của dân tộc đã lưu giữ
loại hình nghệ thuật hát Xẩm.
Tìm hiểu về hát Xẩm ở Ninh Bình và nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu là
công việc hữu ích góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa của
dân tộc.
Từ việc tìm hiểu về hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm, tác giả luận văn thấy
rằngđã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu hát Xẩm về nhiều phương diện:
nguồn gốc, ca từ, làn điệu,... Song cho tới nay chưa có một công trìnhnào nghiên
cứu một cách chuyên biệt, hệ thống về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cũng như
nội dung và nghệ thuật của loại hình hát Xẩm ở Ninh Bình.
Bên cạnh đó tác giả là một giáo viên dạy Văn, sinh ra và lớn lên từ chính
quê hương Ninh Bình. Vì vậy việc nghiên cứuhát Xẩm ở Ninh Bình và nghệ nhân
hát Xẩm Hà Thị Cầu từ góc độ văn học ở Ninh Bình còn có ý nghĩa thiết thực là
phục vụ trực tiếp cho phần giảng dạy văn học địa phương sau này.
Hơn nữa chúng tôi cũng mong muốn được góp một phần công sức rất nhỏ
bé cho tỉnh nhà vào việc khẳng định, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân
gian độc đáo của Ninh Bình.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm Hà
Thị Cầu ở Ninh Bìnhlàm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về hát Xẩm
Xưa nay đã có nhiều nhà nghiên cứu có các bài viết nghiên cứu về hát
Xẩm nói chung, về nguồn gốc, làn điệu, ca từ Xẩm nói riêng. Tuy nhiên, chưa
có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị
Cầu mà chỉ đề cập sơ qua, còn chủ yếu nghiên cứu về các làn điệu Xẩm.
Thời kỳ trước năm 1945 hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên
cứu trực tiếp về Xẩm. Sau năm 1945, các công trình nghiên cứu về Xẩm bắt đầu
xuất hiện và có xu thế tăng về số lượng.
Cuốn “Hát Xẩm”của tác giả Bùi Đình Thảo (1995, Sở văn hóa thông tin
Ninh Bình xuất bản) đã cung cấp những thông tin cơ bảnvề nghệ thuật hát xẩm –
một nghệ thuật bình dân: nguồn gốc hình thành hát xẩm; nội dung ca từ; cách thức
hát; nhạc cụ biểu diễn cũng như các làn điệu chính của nghệ thuật xẩm; sự phát
triển của loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống văn hóa hiện nay...Bên
cạnh đó, tác giả còn giới thiệu về vùng đất Ninh Bình – cái nôi của nghệ thuật hát
Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu với tiết mụcTheo Đảng trọn đời. Có thể nói đây
là một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Xẩm. Công trình đã khái
quát, nhìn nhận, đánh giá về Xẩm là một loại hình ca hát dân tộc độc đáo, chúng
ta cần học tập, giữ gìn.
Tiếp đó là tác giả Khương Văn Cường(2009),“Âm nhạc trong nghệ thuật
hát xẩm”– khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy – chuyên ngành Lý Luận
Âm Nhạc, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội, tác giả đã cung cấp
thông tin về nguồn gốc Xẩm, một số đặc điểm trong hát xẩm về lời ca, hệ thống
nhạc đệm... tác giả khẳng định hát Xẩm là một nghệ thuật tổng hợp có hát, có đàn.
3
Cuốn Tìm hiểu nghệ thuật hát Xẩm(nghệ thuật âm nhạc Việt Nam) do tác
giả nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Việt Ngữ biên soạn, Nhà xuất bản quân
đội nhân dân, 2017) cung cấp những thông tin cơ bản về nghệ thuật hát xẩm: Tổ
chức phường hội của những người hát xẩm; sự tích về nguồn gốc hình thành hát
xẩm; nội dung ca từ, nhạc cụ biểu diễn cũng như các làn điệu chính của nghệ thuật
xẩm; sự phát triển của loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống văn hóa
hiện nay.Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu một số bài hát xẩm, truyện xẩm tiêu
biểu cho các làn điệu còn được lưu giữ.
Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc
Thăng Long - Hà Nội” (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2002) của tác giả Bùi Trọng Hiền
và tác phẩm “Hát Xẩm” (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2002) của tác giả Trần Việt
Ngữ.Đâylà những nghệ sĩ, tác giả đã dành nhiều tâm huyết với loại hình nghệ
thuật này.
Với cuốn “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” tác giả Bùi
Trọng Hiền đã khái quát về lịch sử của hát Xẩm nói chung (từ lịch sử cho đến nội
dung nghệ thuật ca từ trong hát Xẩm). Ông cũng có sự tìm tòi nghiên cứu các loại
nhạc khí độc đáo được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này.
Hay trong tác phẩm “Hát Xẩm” của Trần Việt Ngữ, tác giả đã giới thiệu khái quát
về hát Xẩm, đi sâu vào nghiên cứu về những làn điệu Xẩm cổ, trong đó có sưu
tầm, trích dẫn rất nhiều lời của các bài hát Xẩm thuộc các làn điệu cổ theo các
điệu Xẩm Ba bậc, Huê tình, Phồn huê, Thập ân như: “Dạt nước cánh bèo” (trích
bài Xẩm theo điệu Hà Liễu - lời cổ), “Công cha nghĩa mẹ sinh thành” (bài hát
Xẩm theo điệu Thập ân - lời cổ), “Nước chảy đôi dòng” (bài hát Xẩm theo điệu
Huê tình trong Ca trù - lời cổ)…
4
Bên cạnh đó là sự ra mắt của album hát Xẩm mang phong cách Hà Nội chào
đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của 3 NSƯT Thanh Ngoan,
Mai Tuyết Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Quang Long. Album này giới thiệunhững điệu
xẩm đầy hóm hỉnh nhưng hàm ý giáo dục rất cao.
Ngoài ra còn một số nhạc sĩ rất nổi tiếng với nhiều lời nhận xét, đánh giá có
giá trị về hát Xẩm như nhạc sĩ Thao Giang, nhạc sĩ Quang Long… Trong đó, nghệ
sĩ Quang Long được biết đến với cái tên “Người của “thế giới” Xẩm Hà Nội”.
Mặc dù mới ngoài 30 tuổi nhưng nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã là một trong
những nhà nghiên cứuâm nhạc trẻ được nhiều người biết đến. Nhiều bài viết về
âm nhạc truyền thống của anh mang thiên hướng lý luận, đã được đăng tải trên
tạp chí và được độc giả đón nhận. Những năm gần đây, anh còn được biết tới là
một trong những nghệ sĩ góp công phục hồi nghệ thuật Xẩm và dòng Xẩm Hà
Nội.
Một sự kiện đáng chú ý nữa là sự ra mắt công chúng bộ phim “Xẩm đỏ”
hoàn thành năm 2012 - một bộ phim tài liệu tái dựng lại chân dung nghệ nhân Hà
Thị Cầu cùng những thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm trong dòng chảy cuộc
sống đương đại của Đạo diễn Lương Đình Dũng. Tuy nhiên, đến tháng 9/2016,
đạo diễn Lương Đình Dũng mới hoàn thiện sản phẩm và giới thiệu
(theo báo Dân trí, Số ra ngày 10/09/2016).
Phim lấy bối cảnh quay tại Yên Mô (Ninh Bình) với nhân vật chính là nghệ
nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cùng cây đàn nhị truân chuyên đã gắn bó với bà hơn
sáu mươi năm. Câu chuyện kể về cuộc đời long đong, lận đận của lão nghệ nhân
được ví là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷXX, là “báu vật sống” của loại hình
di sản văn hoá dân gian này, được kể lại bằng những câu hát Xẩm ngân lên theo
từng nhịp Sênh, tiếng Phách, xen lẫn đó là nỗi niềm trăn trở và luyến tiếc của
người trong cuộc về một loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một.
5
Hay một số các bài báo viết đăng trên các báo và tạp chí như: Hát Xẩm -
“Nghệ thuật của cội nguồn dân gian” (Phương Lan, baomoi.com), “Nghệ thuật
hát Xẩm” (Thanh Ngoan, 2009, 12/3/2013), “Nghệ thuật hát Xẩm - di sản văn hoá
Ninh Bình” (Trần Hữu Bình, ninhbinh.gov.vn, 12/6/2012)… và bài viết“Một số
tương đồng và dị biệt giữa hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Huế”
(tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - 8 văn hoá, 27/08/2012).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được bản chất của
Xẩm.Tính chuyên nghiệp của hát Xẩm được quy định chặt chẽ ở bốn yếu tố: tính
chất văn học, làn điệu (cấu trúc âm nhạc), nhạc khí và môi trường diễn xướng.
Các yếu tố này hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc sắc riêng của loại hình nghệ
thuật này. Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng
kể trong việc sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu về Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu.
2.2. Những nghiên cứu vềhát Xẩm ởNinh Bình
Đối với bất kì một loại hình nghệ thuật, sự phát triển thịnh hay suy phụ
thuộc vào ba yếu tố: Sự phát triển đông đảo của tầng lớp nghệ sĩ, sức lan tỏa trong
cộng đồng và nhận được sự yêu thích của đông đảo công chúng. Hát Xẩm cũng
nằm trong quy luật đó.
Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Hát Xẩm phát triển thịnh đạt gắn liền
với sự ra đời và phát triển rầm rộ của các gánh Xẩm. Khoảng thời gian đó, Xẩm
là công cụ để thể hiện tâm tư cũng như các vấn đề cấp bách của xã hội đương thời
nên được nhiều người yêu thích. Điều quan trọng nhất là số lượng người khiếm
thị sống bằng nghề hát Xẩm đông đảo, bằng hình thức hát rong, hát dạo, nghệ
nhân Xẩm hầu như đặt chân đến mọi vùng miền của tổ quốc, do vậy vùng lan tỏa
của Xẩm tương đối rộng không chỉ ở miền Bắc mà còn du nhập vào miền Trung
và miền Nam với mục đích tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến chống
6
thực dân Pháp. Như vậy, trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, loạn lạc hát Xẩm
được đề cao và ưa chuộng, len lỏi vào từng góc phố, làng quê.
Cho đến thời điểm hiện tại gánh Xẩm của ông trùm Chánh Trương Mậu đã
tan rã hơn nửa thế kỉ, các nghệ nhân Xẩm cũng không còn nữa. Người vợ út của
ông trùm đất Ninh Bình là cố nghệ nhân Hà Thị Cầu - người được coi là nghệ
nhân Hát Xẩm cuối cùng của thế kỉ XX cũng đã mất năm 2013. Hơn nữa hát Xẩm
là một loại hình nghệ thuật rất khó hát, không phải ai cũng có được chất Xẩm theo
đúng nghĩa. Trong rất nhiều học trò của bà Cầu lúc sinh thời bà chỉ tâm đắc duy
nhất người học trò Vũ Thị Thu Sợi, người học trò được coi là có tư chất hơn cả
và có thể hát được Xẩm. Tuy nhiên, một học trò dù có tư chất, có khả năng hát
được Xẩm nhưng nghệ nhân truyền dạy không còn nữa thì cũng rất khó trong việc
đạt tới trình độ của một nghệ nhân Hát Xẩm.
Hơn thế nữa, hát Xẩm được coi như một loại diễn xướng dân gian đặc trưng
của Yên Mô, Ninh Bình. Hiện nay, hát Xẩmđang trong thời gian đệ đơn
đểUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên hiện
nay các công trình khoa học nghiên cứu vềhát Xẩm ởNinh Bình còn rất ít ỏi. Năm
2012, trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa của trường Đại học Văn Hóa
Hà Nội, tác giả Ngô Thị Minh Trangcó nghiên cứu“Tìm hiểu hình thức hát Xẩm
ở xã Yên Phong huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình”. Trong khóa luận này, tác giả đã
chỉ ra được vai trò của Xẩm trong đời sống xã hội của một địa phương là xã Yên
Phong, Ninh Bình. Ngoài ra công trình khoa học này cũng đã đề cập đếnhình
thức nghệ thuật hát xẩm và hướng giữ gìn, bảo tồn và phát huy hình thức nghệ
thuật này. Đây cũng là tác phẩm có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn
hát Xẩm nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương nói chung.
Riêng về hát Xẩm ở Ninh Bình, người có công sưu tầm, biên soạn là tác giả
Mai Đức Thiện, một chàng trai 8x trẻ tuổi, tuy không sinh ra và lớn lên ở Ninh
7
Bình nhưng xuất phát từ niềm say mê Xẩm và mong muốn gìn giữ nền văn hóa,
văn học dân gian của dân tộc nên tác giả Mai Đức Thiện đã có nhiều công trình
biên soạn, nghiên cứu về Xẩm có giá trị. Trong đó có cuốn Hát Xẩm “xưa &
nay”,cuốn sách này đã trình bày một số vấn đề lý luận về hát xẩm như nguồn
gốc, môi trường diễn xướng, ca từ, nội dung... và một số bài hát Xẩm tiêu
biểu.Bên cạnh đó còn có tuyển tập những bài hát Xẩm của huyện Yên Mô do
Phòng Văn hóa huyện Yên Mô sưu tầm và của Sở văn hóa thông tin Ninh Bình
cung cấp.Ngoài ra ở những tài liệu trên, các tác giả còn sưu tầm được một số
lượng đáng kể các bài Xẩm vốn được lưu truyền trong dân gian. Tuy rằng đây là
những công trình rất có giá trị trong việc sưu tầm và giữ gìn các văn bản Xẩm
nhưng nhìn từ góc độ văn học, các tác giả chưa chú ý giới thiệu giá trị về nội dung
và nghệ thuật của lời hát Xẩm cũng như chưa quan tâm tìm hiểu về nghệ nhân hát
Xẩm Hà Thị Cầu.
Qua việc tìm hiểu, chúng tôi thấy thực tế đã nhiều công trình nghiên cứu về
Xẩm. Các công trình nghiên cứu ấy chủ yếu khám phá giá trị của Xẩm dưới góc
độ văn hóa nghệ thuật. Tuy đã có những tác giả khoa học bàn cụ thể về Xẩm
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về loại hình dân ca này ở
góc độ văn học, nhất là đối với hát Xẩmvà nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu ởNinh
Bình. Đó là những gợi ý và cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những bài hát Xẩm được sưu
tầm ở Ninh Bình và nghệ nhân Hà Thị Cầu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
8
- Mai Đức Thiện, sưu tầmHát Xẩm “xưa & nay” cùng với những văn bản
Xẩm, các thông tin về nghệ nhân Hà Thị Cầu do Sở văn hóa thông tin Ninh Bình
và Phòng Văn hóa huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cung cấp.
- Văn bản Xẩmvà các tư liệu về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu do chính
tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân ở các xã của các huyệnvà một số địa phương
lân cận trong tỉnh Ninh Bình.
*Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Trong điều kiện và khuôn khổ cho phép, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu
những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật trong lời hát Xẩm ở Ninh Bình
và nghiên cứu về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
-Đề tài này nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực
nhất về hát Xẩmvà nghệ nhân hát Xẩm ở một địa phương cụ thể.
- Khám phá những giá trị sâu sắc về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật
chứa đựng trong những bài hát Xẩm, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc. Đồng thời thấy được vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc
lưu giữ và bảo tồn loại hình hát Xẩm.
- Có được một số tài liệu cơ bản về hát Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu để
phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học chương trình văn học địa phương.
- Góp phần gìn giữ, bảo tồn một hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân
gian tốt đẹp của dân tộc trong đời sống dân gian.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.
- Sưu tầm, tìm hiểu về nghệ nhân Hà Thị Cầu và các lời hát Xẩm với một số
loại hình văn hóa nghệ thuật có liên quan đến đề tài đang lưu truyền trong đời
sống dân gian.