Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành vi tự tử nơi thanh thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí Minh – Một nghiên cứu xã hội học
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1704

Hành vi tự tử nơi thanh thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí Minh – Một nghiên cứu xã hội học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

HÀNH VI TỰ TỬ NƠI THANH THIẾU NIÊN THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH_MỘT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học và xã hội nhân văn

TP.HCM, tháng 03 năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

HÀNH VI TỰ TỬ NƠI THANH THIẾU NIÊN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_MỘT NGHIÊN CỨU

XÃ HỘI HỌC

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Đào Giới tính: Nữ

Trần Thúy An

Vũ Thị Ngọc Điệp

Nguyễn Lê Thị Phương Uyên

Dân tộc: Kinh

Lớp: XH12 Khoa: XHH-CTXH-ĐNÁ Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Xã hội học

Người hướng dẫn: ThS. Lê Minh Tiến

TP.HCM, Tháng 03 năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Hành vi tự tử nơi thanh thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí

Minh_Một nghiên cứu Xã hội học

- Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Đào

- Lớp: XH12 Khoa:XHH-CTXH-ĐNA Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS. Lê Minh Tiến

2. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu rõ suy nghĩ, quan điểm của thanh thiếu niên trước và sau tiến

trình thực hiện hành vi tự tử. Nhận diện được những trải nghiệm của họ.

Tìm ra nguyên nhân, yếu tố tác động đến hành vi tự tử của thanh thiếu

niên.

3. Tính mới và sáng tạo:

Trong khả năng tìm kiếm của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các

công trình trước chủ yếu chỉ đề cập ở khía cạnh các nguyên nhân dẫn đến

tự tử là do gia đình, nhà trường, văn hóa, xã hội,.... và chủ yếu là do áp

lực về tâm lý, trầm cảm, gặp nhiều biến cố trong tình cảm, tâm thần phân

liệt, thất tình. Tuy nhiên tiến trình nảy sinh ý định tự tử cho đến khi chủ

thể thực hiện hành vi, cũng như động cơ bên trong mỗi cá nhân có vai trò

quyết định như thế nào đến hành vi vẫn chưa có cuộc nghiên cứu nào đề

cập đến. Sở dĩ có hành vi tự tử là do cá nhân không tìm thấy ý nghĩa cuộc

sống của mình hoặc do nhiều yếu tố khác. Khám phá mới trong vấn đề tự

tử chúng tôi nghiên cứu được đó không phải là một hành động nhất thời

mà là để cá nhân đi đến thực hiện hành vi tự tử là một quá trình dài.

4. Kết quả nghiên cứu:

Tự tử không phải là một hành động nhất thời, chịu sự chi phối hoàn toàn

từ yếu tố bên ngoài cá nhân mà là một tiến trình dài, phức tạp có nhiều

giai đoạn phát triển và kết quả của nó tức quyết định tự tử hay không,

mức độ thực hiện như thế nào là sự kết hợp các giai đoạn. Từ nguyên

nhân, yếu tố tác động đến việc xuất hiện ý định tự tử và thực hiện hành vi

tự tử.

Không phải những người nào có ý định tự tử cũng đều bị trầm cảm. Đây

là loạt những hành động có ý thức, cân nhắc. Yếu tố tâm lý là yếu tố nhỏ

và cũng là dấu hiệu để nhận ra, đa số đều bị ảnh hưởng tâm lý trước quá

trình này.

Để đi đến cái chết, cá nhân phải vượt qua nỗi sợ cái chết và sợ đau mà tất

cả các đối tượng đều đề cập đến. Do đó không phải ai cũng có thể thực

hiện được.

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên yếu tố đầu tiên và quan trọng

nhất là gia đình, trong việc định hình suy nghĩ thông qua sự tương tác

(dạy dỗ, yêu thương, chăm sóc...) và trong cả giai đoạn sau, khi cá nhân

đối diện với thử thách và vượt qua nó cũng như hòa nhập lại cuộc sống

sau khi các biến cố xảy đến, trong cuộc sống đặc biệt trong giai đoạn

thành niên không ai không nhận thấy khó khăn, khủng hoảng khi đối diện

với những thay đổi trong cuộc sống và thường chúng ta cảm thấy bối rối

khi giải quyết vấn đề, và nếu được trang bị những “cách xử lý” như là

những suy nghĩ, quan niệm, cách nhìn nhận hay đơn giản là cách giải

quyết tình huống thì khi vấn đề xảy ra chúng ta có thể có nhiều sự lựa

chọn hơn. Mặt khác khi nhìn nhận vấn đề tự tử ở thanh thiếu niên không

chỉ quan tâm đến nguyên nhân trước mắt hay những vấn đề cá nhân gặp

phải mà phải xem xét nhiều hơn vì nó là cả một quá trình.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh,

quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Với đề tài này chúng tôi mong muốn kết quả này sẽ góp phần giúp hiểu

rõ hơn những yếu tố khiến các bạn trong độ tuổi vị thành niên chọn thực

hiện hành vi tự tử. Giúp cho phụ huynh hiểu rõ hơn tâm tư tình cảm của

con mình từ đó có nhận thức đầy đủ hơn và cùng chia sẻ tâm tư nguyện

vọng với con cái nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Góp phần

vào việc kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với hành vi tự tử của thanh

thiếu niên hiện nay. Ngoài ra, bài nghiên cứu này có thể làm tiền đề để

cho những bài nghiên cứu tiếp theo phát triển thêm hoặc tìm ra những

khía cạnh mới để hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên được tổng quát

hơn và nhiều người biết đến. Để từ đó giúp ngăn ngừa được tỉ lệ tự tử ở

lứa tuổi thanh thiếu niên trong tương lai.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài

(ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng

các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Tp.HCM, Ngày 09 tháng 03 năm 2016

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh

viên thực hiện đề tài:

Tp.HCM,Ngày 09 tháng 03 năm 2016

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Người hướng dẫn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Bùi Thị Đào

Sinh ngày: 05 tháng 10 năm 1994

Nơi sinh: Bình Sơn – Quảng Ngãi

Lớp: XH12 Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Xã Hội Học – Công Tác Xã Hội – Đông Nam Á

Địa chỉ liên hệ: 511 An Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình

Tân, TP.HCM

Điện thoại: 01657272611 Email: [email protected]

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

* Năm thứ 1:

Ngành học: Xã Hội Học Khoa: XHH-CTCH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình - Khá

Sơ lược thành tích:

* Năm thứ 2:

Ngành học: Xã Hội Học Khoa: XHH-CTCH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Khá

Sơ lược thành tích:

* Năm thứ 3:

Ngành học: Xã Hội Học Khoa: XHH-CTCH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

Sơ lược thành tích: Nhận học bổng khuyến khích học tập năm 2014 –

2015

* Năm thứ 4: (Đang theo học)

Ngành học: Xã Hội Học Khoa: XHH-CTCH-ĐNA

Kết quả xếp loại học tập:

Sơ lược thành tích:

Ảnh 4x6

TP.HCM, Ngày 09 tháng 03 năm 2016

Xác nhận của đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Hành Vi Tự Tử Nơi Thanh Thiếu Niên Tại TP.HCM

GVHD: ThS. Lê Minh Tiến i

LỜI TRI ÂN

Khoảng thời gian nghiên cứu đề tài là lúc các thành viên trong nhóm gắn bó và làm

việc với nhau nhiều nhất trong bốn năm đại học. Với vốn kiến thức còn giới hạn các

thành viên đã nỗ lực hết sức để xây dựng và đưa ra kết quả nghiên cứu nằm trong

khả năng cho phép.

Để bài Nghiên cứu khoa học được hoàn thành.

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn, lời tri ân chân thành, sâu sắc đến thầy Lê Minh

Tiến. Cảm ơn thầy trong thời gian qua đã nghiêm khắc giảng dạy và hết lòng chỉ

bảo, giúp đỡ chúng em.

Có lẽ chúng em sẽ không thể quên được tập thể Giảng viên ngành Xã hội học,

những người đã dìu dắt tập thểchúng em từ lúc còn chập chững, dạy chúng em

không chỉ kiến thức mà còn là cách sống, cách làm người và cách nhìn nhận các vấn

đề trong xã hội. Bằng cả tấm lòng nhiệt tình Thầy Cô đã luôn động viên, không

ngừng ủng hộ và giúp đỡ sinh viên trong những hoạt động thể chất, nhiều lúc là trò

chuyện cùng chia sẻ với sinh viên những ưu tư, phiền muộn. Cám ơn Thầy Cô đã

vun đắp, bồi dưỡng và cho chúng em những kỉ niệm vui – buồn của thời sinh viên.

Trong chúng em, Thầy Cô luôn là những người tận tâm, được các thế hệ học trò yêu

mến và kính trọng.

Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn nhóm đối tượng trong nghiên cứu, các bạn là

động lực khiến nhóm chúng tôi hình thành và phát triển hoàn thiện nghiên cứu.

Dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, nhóm chúng tôi đã có những thông tin rất

hữu ích để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

Sau cùng chúng con xin gửi lời cám ơn thành kính đến các bậc cha mẹ, là phụ

huynh của các thành viên trong nhóm. Đã tạo động lực và giúp đỡ về vật chất lẫn

tinh thần, để chúng con có thể hoàn thành bốn năm học một cách tốt nhất.

Tp.HCM, tháng 03 năm 2016

Nhóm sinh viên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!