Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai
PREMIUM
Số trang
153
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1575

Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Mai Thị Duyên

HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

FACEBOOK CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Mai Thị Duyên

HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

FACEBOOK CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Tứ.

Các số liệu nghiên cứu được phân tích một cách trung thực, chính xác và chưa

từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn là sự thật. Nếu có gì sai,

chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Mai Thị Duyên

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý

học, quý thầy cô đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viêc cao

học Tâm lý học khóa 25 hoàn thành tốt luận văn của mình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, thầy cô giáo và sinh viên

tại Trường Đại học Đồng Nai cùng các chuyên gia hỗ trợ tác giả hoàn thành đề

tài nghiên cứu này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với Tiến sĩ tâm lý học

Nguyễn Thị Tứ - người hướng dẫn khoa học đã luôn hướng dẫn tận tình, chỉ

bảo, định hướng, luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,

thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Mai Thị Duyên

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

FACEBOOK CỦA SINH VIÊN ....................................................................7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................7

1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi con người ...........................................................7

1.1.2. Những nghiên cứu về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook.............................9

1.2. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................................19

1.2.1. Khái niệm hành vi ................................................................................................19

1.2.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook......................................................................25

1.2.3. Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên.................39

1.3. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên.............................39

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên............................................................................39

1.3.2. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ..................43

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của

sinh viên................................................................................................................48

Tiểu kết chương 1.................................................................................................................52

Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG

NAI.....................................................................................................................53

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ...........................................................................53

2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................................53

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng...........................................................................54

2.2. Thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại

học Đồng Nai...................................................................................................................59

2.2.1. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường

Đại học Đồng Nai về nhận thức ........................................................................59

2.2.2. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên về cảm

xúc .........................................................................................................................72

2.2.3. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học

Đồng Nai qua hoạt động.....................................................................................75

2.2.4. Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook qua cơ thể của sinh

viên ........................................................................................................................88

2.2.5. Khả năng giải quyết các tình huống giả định của sinh viên đại học

Đồng Nai ..............................................................................................................90

2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của

sinh viên ..................................................................................................................96

2.3. Một số biện pháp tác động hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của Sinh

viên ............................................................................................................................98

Tiểu kết chương 2.............................................................................................................. 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 113

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Click : kích chuột

ĐLC : độ lệch chuẩn

ĐTB : điểm trung bình

Like : thích

MXH : mạng xã hội

Status : trạng thái

SV : sinh viên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu .................................................................... 53

Bảng 2.2. Cách thức quy đổi điểm................................................................................... 57

Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm cho câu hỏi 4 sự lựa chọn ............................................. 57

Bảng 2.4. Cách thức quy điểm câu hỏi có 3 sự lựa chọn.............................................. 57

Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook và hành vi sử

dụng MXH Facebook ...................................................................................... 59

Bảng 2.6. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của MXH Facebook ............. 62

Bảng 2.7. Nhận thức của sinh viên về lợi ích, tác hại của MXH Facebook............... 68

Bảng 2.8. So sánh sự khác biệt về mức độ nhận thức của sinh viên về lợi ích và

tác hại của MXH Facebook ............................................................................ 71

Bảng 2.9. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên về cảm xúc..... 72

Bảng 2.10. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua các hoạt

động ................................................................................................................... 76

Bảng 2.11. So sánh sự khác biệt về biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook

trong hoạt động................................................................................................. 80

Bảng 2.12. Thời điểm sử dụng MXH Facebook trong một ngày của sinh viên........... 85

Bảng 2.13. Cách giải quyết tình huống của sinh viên đại học Đồng Nai ..................... 90

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh

viên..................................................................................................................... 96

Bảng 2.15. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các

biện pháp tác động đến hành vi sử dụng MXH Facebook của SV ..........102

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Nhận thức về mục đích sử dụng MXH Facebook của sinh viên............... 64

Biểu đồ 2.3. Thời gian bắt đầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên......................... 82

Biểu đồ 2.4. Thời gian sử dụng MXH Facebook của sinh viên trong một ngày........... 83

Biểu đồ 2.5. Thời điểm sử dụng MXH Facebook trong một ngày của sinh viên ......... 85

Biểu đồ 2.6. Những hoạt động sinh viên thường hay sử dụng MXH Facebook ........... 87

Biểu đồ 2.7. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua cơ thể ..... 88

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung Ương khóa X “Về xây

dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí

thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát

triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở

thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiếsn

lược phát triển. Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn

con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí

tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức” [45]. Chúng ta cũng

thấy được Đảng đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ trí thức trong đó có đội ngũ sinh

viên là những trí thức tương lai và mục tiêu giáo dục hiện nay ở nước ta. Thực hiện

theo mục tiêu của Đảng, trường Đại học Đồng Nai luôn tạo môi trường thuận lợi nhất

cho sinh viên có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn

luyện, hoạt động phong trào và các hoạt động đoàn thể, xã hội khác.

Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể

chế chính trị. Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho

một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là

nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau

trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Tất cả những điều này làm cho sinh viên có

vai trò, vị trí xã hội rõ rệt. Tuy nhiên do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm

lý, do những điều kiện và hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không phải bất cứ

sinh viên nào cũng được phát triển ở mức độ tối ưu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào

những định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh

viên. Ở giai đoạn này, sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt

động của sinh viên đã thể hiện rõ rệt. Nhìn chung phạm vi giao tiếp của các em được

mở rộng và tính độc lập trong giao tiếp ngày càng tăng. Bao trùm lên tất cả các hoạt

2

động phong phú, đa dạng của sinh viên các trường đại học là những quan hệ giao lưu,

giao tiếp với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen với nhau [23]. Các em thường cố

tìm cho mình ít nhất một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống cá nhân để khẳng định sự

hiện diện của bản thân. Và đây cũng có thể lí giải được nguyên nhân các em đã làm

quen và chọn các trang mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu của bản thân mình.

Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã

hội Facebook đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một

cách có hiệu quả, mạng xã hội Facebook giúp thế giới “phẳng” hơn, nhỏ hơn, gần hơn

vượt qua trở ngại về không gian hay thời gian. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công

dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung

trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Với chức năng đa dạng

và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội Facebook đã có tác

động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy,

lối sống, văn hóa đối với người sử dụng trong đó một bộ phận khá lớn là sinh viên.

[13].

Đồng Nai trong ba năm trở lại đây, mạng xã hội ảo trở thành một hiện tượng nổi

trội trong đời sống tinh thần của các em sinh viên. Hiện nay, mọi lúc mọi nơi chúng ta

đều bắt gặp hình ảnh các em truy cập mạng xã hội Facebook, Có thể từ máy tính để

bàn, laptop, hoặc từ điện thoại di động. Mục đích, mức độ và cách thức tham gia của

mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội tuy có điểm khác nhau, nhưng một điểm chung

không thể phủ nhận rằng, sinh viên đã nhìn nhận mạng xã hội Facebook như một phần

không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Đối với nhiều bạn trẻ việc lạm dụng thái quá

mạng xã hội Facebook thì những mặt tích cực lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không

ít đến thời gian học tập, giảm sự tập trung trong học tập, hệ lụy đến sức khỏe, tinh thần

của sinh viên, trường hợp nặng có thể nghiện mạng xã hội Facebook, các em có thể bị

cuốn cuộc sống ảo mà rời xa hiện thực. Những tác hại tiêu cực của mạng xã hội

Facebook đã phần nào hạn chế giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận

thanh niên sinh viên hiện nay.

Tốc độ ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đang lan truyền rất rộng, thiết nghĩ

cần phải có các đề tài nghiên cứu cụ thể nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng

3

mạng xã hội Facebook cho sinh viên. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả lựa

chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của

sinh viên Trường Đại học Đồng Nai.”

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh

viên Trường Đại học Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động

tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook cho sinh viên trường Đại học

Đồng Nai hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

3.2. Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Đồng Nai.

4. Giả thuyết khoa học

Mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường

Đại học Đồng Nai ở mức độ trung bình.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh

viên trường Đại học Đồng Nai, nhưng chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài (bạn bè,

phương tiện liên lạc cá nhân) và các yếu tố bên trong (nhận thức bản thân về mạng xã

hội Facebook, tác hại, lợi ích và thời gian rảnh rỗi).

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: hành vi, mạng xã hội

Facebook, hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, biểu hiện hành vi sử

dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Đồng Nai.

5.2. Khảo sát thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên và

tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng

xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

4

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện hành vi sử dụng

mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai thông qua ba mặt: nhận

thức, cảm xúc, hành động và một số biểu hiện trên bình diện sinh học.

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài chỉ khảo sát khách thể là 400 sinh viên trường Đại học Đồng Nai. Trong

đó 200 sinh viên năm nhất, 200 sinh viên năm hai.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm

hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và những ảnh hưởng của hành vi sử

dụng mạng xã hội Facebook. Xây dựng bảng hỏi được tiến hành trên cấu trúc đã được

xác lập.

7.1.2. Quan điểm thực tiễn

Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook hiện là mối quan tâm của toàn xã hội

hiện nay. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về

một số thực trạng, một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ việc sử dụng một cách lệ

thuộc vào mạng xã hội Facebook quá mức, đặc biệt là giới sinh viên. Đáng báo động

hơn là một số trang cá nhân của các em sinh viên nữ đăng ảnh “khoe thân” để gây sự

chú ý, sự quan tâm của người khác đến những dòng trạng thái hay hình ảnh của bản

thân và để họ có thể ấn “like”. Tác dụng tích cực của mạng xã hội Facebook được rất

ít sinh viên khai thác. Vì vậy việc tìm hiểu hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook,

phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, đề xuất một số biện pháp nhằm tác động đến

nhận thức của các em để giảm thiểu việc sử dụng quá mức mạng xã hội Facebook là

đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra.

7.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp:

phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp

phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học.

5

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích

Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hành vi sử dụng

mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Đồng Nai.

Cách thức thực hiện

- Đọc, tham khảo, nghiên cứu các tài liệu lý luận như: sách, báo, tập chí, luận án,

luận văn…

- Đọc, tham khảo, nghiên cứu các kết quả nghiên cứu thực trạng của các công

trình nghiên cứu có liên quan.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích

- Tìm hiểu thực trạng về mức độ biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội

Facebook của sinh viên.

- Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook ở sinh

viên.

- Đề xuất các biện pháp nhằm tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã

hội Facebook ở sinh viên.

Cách thức thực hiện

Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến thông qua ba bước:

- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

- Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm (chỉnh sửa nếu chưa đạt độ tin

cậy)

- Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích

Tiến hành phỏng vấn sinh viên để làm rõ hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook.

Cách thức thực hiện

- Phỏng vấn nhóm: phỏng vấn một số nội dung gắn với bảng hỏi để làm tăng

tính thuyết phục cũng như độ phong phú và thực tế của số liệu.

6

- Phỏng vấn cá nhân: chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong các nội dung phỏng

vấn nhóm để phỏng vấn sâu thêm ở một số đối tượng.

- Nội dung câu hỏi phỏng vấn chủ yếu nhằm tìm hiểu biểu hiện hành vi mạng xã

hội Facebook của sinh viên, những ảnh hưởng của hành vi sử dụng mạng xã hội

Facebook.

- Bảng hỏi gồm 2 phần: Phần thứ nhất là lời chào và những câu hỏi tạo bầu

không khí thân thiện, thoải mái cho buổi phỏng vấn. Phần thứ hai là những câu hỏi

nhằm tìm hiểu biểu hiện hành vi sử dụng Facebook, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử

dụng mạng xã hội Facebook.

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích

Xử lí số liệu thống kê có liên quan đến đề tài như: tính tần số, phần trăm, kiểm

nghiệm T – Test, ANOVA,…

Cách thức thực hiện

Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 16.0 để xử lý các số liệu thống kê.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!