Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
ĐẶNG THỊ THU HUỆ
HÀNH VI HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Giang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực
phê phán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý
của giáo viên hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là xác thực, chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì công trình
nào khác.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn....................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 6
1.1. Một số lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................... 6
1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ............................................................. 6
1.1.2. Điều kiện thực hiện các hành vi ở lời............................................... 6
1.1.3. Phân loại các hành vi ngôn ngữ........................................................ 7
1.1.4. Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi ................................................ 14
1.2. Câu nghi vấn và hành vi hỏi ................................................................. 17
1.2.1 Khái niệm câu nghi vấn ................................................................... 17
1.2.2. Hành vi hỏi...................................................................................... 18
1.2.3. Mối quan hệ giữa câu nghi vấn và hành vi hỏi............................... 20
1.3. Lý thuyết về phép lịch sự...................................................................... 21
1.3.1. Lý thuyết về phép lịch sự của R.Lakoff và G.N.Leech.................. 21
1.3.2. Mô hình lịch sự của Brown và Levinson........................................ 23
1.4. Đôi nét về tác giả, tác phẩm truyện ngắn hiện thực phê phán Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945......................................................................... 24
1.4.1. Đôi nét về Nguyễn Công Hoan và tác phẩm của ông..................... 25
1.4.2. Đôi nét về Nam Cao và tác phẩm của ông .................................... 28
1.4.3. Đôi nét về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông......................... 30
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 31
Chƣơng 2. HÀNH VI HỎI TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP TRONG
TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM ............................ 33
2.1. Thống kê và phân loại........................................................................... 33
2.2. Hành vi hỏi trực tiếp trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ... 34
2.2.1. Hành vi hỏi trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi tƣờng minh .......... 36
2.2.2. Hành vi hỏi trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp........... 39
2.3. Hành vi hỏi gián tiếp trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam..... 53
2.3.1. Dùng hành vi biểu hiện để thực hiện hành vi hỏi gián tiếp............ 54
2.3.2. Dùng hành vi điều khiển để thực hiện hành vi hỏi gián tiếp.......... 56
2.3.3. Dùng hành vi biểu cảm để thực hiện hành vi hỏi gián tiếp……….58
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 60
Chƣơng 3. HÀNH VI HỎI ĐƢỢC DÙNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC HÀNH
VI NÓI TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 61
3.1. Thống kê và phân loại........................................................................... 61
3.2. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi biểu hiện (xác tín)... 63
3.2.1. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi khẳng định ........ 63
3.2.2. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi phủ định/ bác bỏ 66
3.2.3. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi đánh giá, nhận xét....69
3.3. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi điều khiển................ 71
3.3.1. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi yêu cầu.............. 72
3.3.2. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi khuyên bảo........ 73
3.3.3. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi gợi ý .................. 75
3.4. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi biểu cảm.................. 78
3.4.1. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi bộc lộ ............... 78
3.4.2. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi tự vấn ................ 80
3.4.3. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi trách phê phán... 83
3.4.4. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi mắng ................. 85
3.4.5. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi thanh minh ........ 87
3.4.6. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi chê..................... 89
3.4.7. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi mỉa mai ............. 91
3.4.8. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi chào................... 94
3.4.9. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi khen................... 95
3.4.10. Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi phản đối .......... 97
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 99
KẾT LUẬN................................................................................................... 101
NGUỒN DẪN LIỆU..................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 105
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTNP: cấu trúc ngữ pháp
BTNVTM: biểu thức ngữ vi tƣờng minh
BTNVNC: biểu thức ngữ vi nguyên cấp
ĐTNV: động từ ngữ vi
ĐTTr.T: động từ trung tâm
BN1: chủ thể tiếp nhận
BN2: nội dung hỏi
Sp1 (Speaker 1): ngƣời phát ngôn – ngƣời hỏi trong hành vi hỏi
Sp2 (Speaker 2): ngƣời tiếp nhận phát ngôn – ngƣời đƣợc hỏi trong hành vi hỏi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại các lớp hành vi ở lời theo J.R.Searle..................... 11
Bảng 2.1: Bảng phân loại hành vi hỏi trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi
tƣờng minh và hành vi hỏi gián tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi
nguyên cấp trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam...... 33
Bảng 2.2: Bảng phân loại về tần số xuất hiện của hành vi hỏi gián tiếp
trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam.......................... 34
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp mô hình cấu trúc BTNVNC thực hiện hành vi hỏi
trực tiếp ......................................................................................... 52
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành
vi nói trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam. .............. 61
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phƣơng tiện tƣ duy và công cụ giao tiếp của xã hội. Ngôn
ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay nó là
công cụ quan trọng nhất. Nhƣng trong giao tiếp hàng ngày không phải ai cũng
biết cách chắc lọc, lựa chọn và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh, mục
đích, cũng nhƣ đối tƣợng giao tiếp…. Nhắc đến phạm trù giao tiếp, chúng tôi
muốn đề cập đến bộ môn Ngữ dụng học – ra đời những năm 40. Bộ môn này
nghiên cứu về sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ
thực sự trong những ngữ cảnh chuyên biệt. Trong công trình nghiên cứu của
mình Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra cụ thể 4 phƣơng diện của Ngữ dụng học nhƣ
sau: lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận, nghĩa
hiển ngôn và hàm ngôn. Trong giao tiếp hội thoại, ta thấy một phát ngôn
ngoài ý nghĩa mà ngƣời nghe tiếp nhận trực tiếp từ các yếu tố ngôn ngữ nhƣ:
âm thanh, từ ngữ, kết cấu câu…. Còn có thế tiếp nhận rất nhiều ý nghĩa khác
thông qua các thao tác suy ý và dựa vào nhân tố ngoài ngôn ngữ, vào ngôn
cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán phát triển trong khoảng mƣời lăm năm
nhƣng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức
tranh đậm nét về đời sống xã hội mang đến giá trị nhận thức cao cho ngƣời
đọc. Trong truyện ngắn hành vi hỏi đƣợc các nhà văn sử dụng rất nhiều, qua
tìm hiểu truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam với ba tác giả: Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hành vi hỏi cũng đóng góp một phần
quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Trên cơ sở khảo sát hành vi hỏi
cụ thể trong một số truyện ngắn hiện thực phê phán.
Có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của những nhà văn nói
2
trên ở phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Ở phƣơng diện ngôn
ngữ qua tìm hiểu đã có những khảo sát, nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ
trong truyện ngắn, song chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu toàn
diện về hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam. Xuất
phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Hành vi hỏi trong truyện
ngắn hiện thực phê phán Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Câu nghi vấn là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
Kiểu câu này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Trong cuốn “Tiếng
Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” của Cao Xuân Hạo cho rằng “Câu nghi
vấn (câu hỏi) của tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác, ngoài giá trị hỏi
(yêu cầu thông báo) là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó còn có thể có một
(những) giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, tỏ ý ngờ vực,
thách thức, tranh luận…) và có nhiều trường hợp, cái giá trị ngôn trung
“phái sinh” này lại là công dụng và mục đích duy nhất của câu nói, trong khi
tính chất nghi vấn chỉ còn là một hình thức thuần túy, may mà chỉ góp một cái
sắc thái tu từ (hùng biện) nào đó cho câu nói” [11, tr.400-401].
Ở Việt Nam, Ngữ dụng học đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ
học. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu của các giáo sƣ có tên tuổi nhƣ:
Giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học – tập II” của Đỗ Hữu Châu đã
trình bày về lý thuyết cơ bản của hành động ngôn ngữ. Đó là sự phân loại
hành động ngôn ngữ, phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi.
Giáo trình “Ngữ dụng học – tập I” của Nguyễn Đức Dân cũng để hẳn chƣơng
2 để viết về hành động ngôn ngữ với những nội dung căn bản về nó. Tiếp đó
cuốn sách “Ngôn ngữ học xã hội” của Nguyễn Văn Khang cũng đã đề cập
đến vấn đề này.
Cuốn “Dụng học Việt học” của Nguyễn Thiện Giáp ra đời năm 2000 lí
giải một số vấn đề của ngữ dụng học nói chung và hành động ngôn ngữ nói
3
riêng khi áp dụng vào tiếng Việt.
Các công trình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trên là những cơ sở lý
thuyết quan trọng giúp ích nhiều trong luận văn của chúng tôi. Song song với
những công trình này, những công trình vận dụng về lý thuyết ngôn ngữ cũng
đƣợc chúng tôi tổng hợp làm tiền đề nghiên cứu cho bài viết của mình.
Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 1994 của Nguyễn Thị Thìn
“Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi”. Luận
án đã đƣa ra phƣơng pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi.
Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn 1996 của Nguyễn Thị Lƣơng
“Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn
ngữ”. Tác giả đã dựa vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle
(điều kiện mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn
bản) để chỉ ra cơ sở xác định các hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi
hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị.
Luận án tiến sĩ năm 2003 của Đặng Thị Hảo Tâm “Cơ sở lí giải nghĩa
hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại”, đã chú trọng đến
việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong
hội thoại.
Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 1996 của Lê Đông “Ngữ
nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh”.
Luận văn thạc sĩ năm 2006 của Trịnh Minh Thành “Câu hỏi trong truyện
Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói”.
Luận văn thạc sĩ năm 2007 của Đỗ Thị Tƣơi “Câu hỏi và chất vấn
trong tiếng Việt”.
Luận văn thạc sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Hằng “Hành vi hỏi và hồi
đáp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”.
Luận văn thạc sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Hồng Toan “Hành động
hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”.
4
Luận văn thạc sĩ năm 2009 của Nguyễn Thị Thủy “Biểu thức ngữ vi thể
hiện hành động khen, cảm ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam”.
Luận văn thạc sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Kim Huệ “Hành động
cảnh báo trong tiếng Việt”.
Luận án Tiến sĩ năm 2013 của Lê Thị Thu Hoài “Ngữ nghĩa ngữ dụng
của câu hỏi tu từ trong tiếng Việt”.
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học năm 2010 của Lê Thị Thƣ “Hành vi
ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao”.
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học năm 2013 của Hoàng Thị Kim Trang,
“Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu”.
Từ những công trình trên đã tạo điều kiện phù hợp, dễ dàng cho việc
khảo sát, nghiên cứu hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực phê phán.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở lý thuyết dụng học, lý thuyết về
hành vi ngôn ngữ, chúng tôi tiến hành khảo sát hành vi hỏi trong truyện ngắn
hiện thực phê phán. Từ đó có những hiểu biết sâu sắc hơn về tác phẩm của
các nhà văn, thấy đƣợc đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành vi hỏi
trong phong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm một
nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dƣới góc
độ ngôn ngữ.
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính
phải thực hiện sau đây.
- Nghiên cứu, trình bày một số lý thuyết ngôn ngữ đƣợc chọn làm căn
cứ lý luận cho luận văn.
- Thống kê các kiểu hành vi hỏi đƣợc thể hiện bằng hình thức trực tiếp,
gián tiếp và hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi nói trong truyện
ngắn hiện thực phê phán Việt Nam.
5
- Phân tích các hành vi hỏi đƣợc thể hiện bằng hình thức trực tiếp, gián
tiếp và hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi nói trong truyện ngắn
hiện thực phê phán Việt Nam đã đƣợc phân loại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng khá nhiều trong truyện ngắn. Do hạn
chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hành
vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn (1930-1945)
với ba tác giả: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng để phân tích, miêu tả cách sử
dụng của phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện
thực phê phán Việt Nam.
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn.
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận: làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hành vi hỏi nói chung
và hành vi hỏi trong truyện ngắn hiện thực phê phán nói riêng.
Về thực tiễn: Luận văn là tƣ liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và
những ngƣời có nhu cầu tìm hiểu về truyện ngắn hiện thực phê phán.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, trong luận văn này
gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Hành vi hỏi trực tiếp và gián tiếp trong truyện ngắn hiện thực phê
phán Việt Nam.
Chƣơng 3: Hành vi hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành vi nói trong truyện
ngắn hiện thực phê phán Việt Nam.
6
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Khi giao tiếp, con ngƣời có thể sử dụng rất nhiều phƣơng tiện khác nhau
trong đó có ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra hiệu
quả, tác động nào đó đối với nhân vật giao tiếp chính là ngƣời nói đã dùng
các hành vi ngôn ngữ.
Nhà ngôn ngữ học ngƣời Anh – Austin đã đặt nền tảng cho lý thuyết
hành vi ngôn ngữ. Theo ông khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ để nói
cho ngƣời nghe, tác động vào ngƣời nghe nhằm thực hiện mục đích nào đó và
tƣơng ứng với nó là sự hƣởng ứng, cộng tác của ngƣời nghe.
1.1.2. Điều kiện thực hiện các hành vi ở lời
Hành vi ở lời cũng nhƣ các hành vi khác, muốn thực hiện đƣợc phải có
những điều kiện nhất định. J.R.Searle đã dùng 12 tiêu chí khác nhau để làm
tiêu chuẩn phân loại các hành vi ở lời, trong đó chú trọng 04 tiêu chí cơ bản:
điều kiện nội dung mệnh đề; điều kiện chuẩn bị; điều kiện chân thành (điều
kiện tâm lí) và điều kiện căn bản.
1.1.2.1. Điều kiện nội dung mệnh đề:
Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung hành vi ở lời. Nội
dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo
nghiệm, xác tín, miêu tả) hay hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín, tức
là câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời “có” hoặc “không”). Nội dung mệnh đề
có thể là một hành động của ngƣời nói (hứa hẹn) hay một hành động của
ngƣời nghe (lệnh, yêu cầu). (J.R.Searle) [8, tr.117] .
7
1.1.2.2. Điều kiện chuẩn bị
Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về
năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và
ngƣời nghe [6, tr.117] .
1.1.2.3. Điều kiện chân thành (điều kiện tâm lí):
Điều kiện chân thành chỉ ra trạng thái tâm lí tƣơng ứng của ngƣời phát
ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; lệnh đòi
hỏi lòng mong muốn, hứa hẹn đòi hỏi ý định của ngƣời nói… [5, tr.117].
1.1.2.4. Điều kiện căn bản:
Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr.117], điều kiện căn bản là điều kiện đƣa ra
kiểu trách nhiệm mà ngƣời nói hoặc ngƣời nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời
đó đƣợc phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ đƣợc thực hiện
(lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc
ngƣời nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra).
1.1.3. Phân loại các hành vi ngôn ngữ
1.1.3.1. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle
Phân loại các hành vi trong lời của Austin. Năm 1977, trong bài “sự
phân loại các hành vi tại lời” (có in lại trong Searle, 1982), Searle cho rằng
Austin đã phân loại trên những tiêu chí chồng chéo và không rõ ràng nên đã
có những yếu tố không tƣơng hợp đƣợc xếp trong một lớp, lại có những hành
vi đƣợc xếp vào những lớp khác nhau [1, tr.19-21]. Chẳng hạn hành động
describe đƣợc Austin xếp vào hai lớp phán xét và bày tỏ. Thuộc lớp phán xét
vì đó là sự đánh giá, chính thức hoặc không. Thuộc lớp bày tỏ vì đó là sự
trình bày một vấn đề gì đó. Nhƣng điều chủ yếu mà Searle không tán thành là
Austin đã không thấy sự khác biệt giữa hành vi tại lời và vị từ thể hiện hành
vi tại lời. Searle thấy rằng có nhiều nguyên lý khác nhau để phân loại hành vi
tại lời cần dựa trên những nguyên lý rõ ràng và có liên kết với nhau. Searle
nêu ra 12 phƣơng diện mà các hành vi tại lời có thể khác nhau. Trong số này,
8
ông chọn ra 3 tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi trong lời.
- Đích tại lời (illocutionary point).
Nếu chúng ta hỏi đích của một mệnh lệnh ban ra là gì thì câu trả lời đại
loại sẽ là “để một ai đó làm một việc gì” hoặc “để một ai đó không làm một
việc gì” hay “dừng một công việc gì lại”. Đó là “đích tại lời”của một hành vi
ra lệnh. Đích tại lời của một hành vi miêu tả là trình bày một sự tình nào đó ở
thế giới bên ngoài.
Đích trong lời của một hành vi trong lời là mục đích của hành vi đó.
Đích tại lời của hành vi hứa là tự gắn trách nhiệm tinh thần về sự thực hiện
việc gì. Đó là điều kiện thiết yếu của hành vi hứa, đích tại lời không trùng với
hành vi tại lời. Nó chỉ là một bộ phận của hiệu lực trong lời. Hai hành vi khác
nhau có thể có cùng một đích trong lời nhƣng hiệu lực trong lời khác nhau.
Chẳng hạn, hai hành vi ra lệnh và thỉnh cầu đều cùng một đích tại lời nhƣng
hiệu lực trong lời thì khác nhau: ra lệnh thì bắt buộc ngƣời nghe thực hiện
hành vi, còn thỉnh cầu thì kêu gọi thiện chí của ngƣời nghe.
- Hƣớng trùng khớp giữa lời nói với hiện thực (direction of fit).
Sự trùng khớp giữa lời nói với hiện thực có thể xảy ra trong hai chiều từ
hiện thực tới lời nói và từ lời nói tới hiện thực.
Chiều từ lời nói tới hiện thực phản ánh các loại hành vi mà lời nói diễn
ra trƣớc rồi hiện thực diễn ra sau đúng với lời. Ví dụ: “Tòa tuyên án, ông
Nguyễn Văn A lãnh án năm năm tù giam”. Thì sau lời tuyên án của Tòa, ông
Nguyễn Văn A phải lãnh án năm năm tù giam. Các hành vi hứa, ra lệnh, yêu
cầu… thuộc loại này. Chiều từ hiện thực tới lời nói phản ánh các loại hành vi
mà thực tiễn ra trƣớc rồi lời nói mới diễn ra sau đúng với hiện thực. Ví dụ:
“tôi đã sửa xe giúp ông ấy”, thì việc sửa đã đƣợc hiện thực trƣớc khi nói ra
câu này. Các hành vi trần thuật, miêu tả… thuộc loại này. Điều cần lƣu ý là
có hai hành vi tại lời giống nhau về sự trùng khớp nhƣng khác nhau về đối
tƣợng hành vi. Chẳng hạn: “hứa” và “sai”(cả hai đều đòi hỏi hiện thực diễn ra