Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành vi công dân tổ chức của nhân viên và hiệu quả trong công việc - Trường hợp là các thuyền viên thuộc nội bộ tàu biển trong nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
VÕ MINH TÚ
HÀNH VI CÔNG DÂN TỔ CHỨC CỦA
NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ TRONG
CÔNG VIỆC: TRƯỜNG HỢP LÀ CÁC
THUYỀN VIÊN THUỘC ĐỘI TÀU BIỂN
TRONG NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
VÕ MINH TÚ
HÀNH VI CÔNG DÂN TỔ CHỨC CỦA
NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ TRONG
CÔNG VIỆC: TRƯỜNG HỢP LÀ CÁC
THUYỀN VIÊN THUỘC ĐỘI TÀU BIỂN
TRONG NƯỚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRỊNH THÙY ANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Hành vi công dân tổ chức của nhân viên và hiệu
quả trong công việc: Trường hợp là các thuyền viên thuộc đội tàu biển trong nước”
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
Võ Minh Tú
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý và động
viên nhiệt tình của Thầy Cô, người thân, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô của Trường Đại Học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và kinh
nghiệm thực tiễn trong thời gian học tại Trường.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Cô Trịnh Thùy Anh.
Cô đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè, các
bạn thuyền viên đang ngày đêm làm việc chăm chỉ trên biển nhưng vẫn dành thời
gian để trả lời khảo sát.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện nội dung nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tiếp
thu ý kiến, song luận văn chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Kính mong những phê bình
và góp ý của Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
iii
TÓM TẮT
Việt Nam với vị trí địa lý đặc thù với hơn 2000 km bờ biển nên ngành hàng hải
đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của kinh tế của xã hội. Do đó nhà nước
cũng đã xác định việc phát triển ngành hàng hải nói chung và ngành vận tải biển nói
riêng để nhằm mục tiêu đưa nước ta từng bước trở thành một nước giàu về biển và
mạnh lên từ biển. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những thuyền viên,
những người ngày đêm lao động cật lực trên biển, điều khiển các con tàu vượt đại
dương để vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị, vật liệu đáp ứng cho sự phát triển
kinh tế và xã hội của đất nước. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi mang tính công dân tổ chức của thuyền viên và tác động của
nó đến hiệu quả trong hoạt động của họ. Bởi vì nếu thuyền viên bộc lộ những hành
vi tích cực trên thì điều đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức mà cụ
thể là nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty vận tải biển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng trong việc, sự công bằng trong tổ chức
và sự hỗ trợ của tổ chức có tác động tích cực có ý nghĩa đến hành vi công dân tổ
chức của thuyền viên và hành vi này cũng có tác động tích cực có ý nghĩa rất lớn
đến hiệu quả hoạt động của họ. Do đó, để khuyến khích thuyền viên bộc lộ tự
nguyện các hành vi trên thì các công ty vận tải biển phải xem xét nâng cao sự hài
lòng trong công việc của họ, tạo sự công bằng về phân phối, thủ tục và tương tác
trong tổ chức. Đồng thời quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và cuộc sống của
thuyền viên trong quá trình sinh hoạt và làm việc trên biển bởi vì bản thân của họ
phần nào đó cũng chịu thiệt thòi và vất vả hơn những người khác khi chọn nghề đi
biển.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................II
TÓM TẮT .................................................................................................................III
MỤC LỤC................................................................................................................ IV
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ........................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................VIII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................X
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................................................1
1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài:...............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................5
1.4 Đối tượng và nguồn dữ liệu của nghiên cứu:........................................................6
1.5 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................6
1.6 Kết cấu của luận văn: ............................................................................................6
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu: .......................................................................................7
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................8
2.1 Cơ sở lý thuyết: .....................................................................................................8
2.1.1 Hành vi công dân tổ chức của nhân viên:.......................................................8
2.1.2 Hiệu quả hoạt động của nhân viên:.................................................................9
2.1.3 Sự hài lòng trong công việc của nhân viên:..................................................10
2.1.4 Sự công bằng trong tổ chức:.........................................................................12
2.1.5 Sự hỗ trợ của tổ chức:...................................................................................13
2.1.6 Các nghiên cứu tiền đề: ...............................................................................14
2.2 Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.............................................26
2.2.1 Mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và hành vi công dân tổ chức
của nhân viên: .......................................................................................................26
2.2.2 Mối quan hệ giữa sự công bằng trong tổ chức và hành vi công dân tổ chức
của nhân viên: ........................................................................................................27
v
2.2.3 Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của tổ chức và hành vi công dân tổ chức của
nhân viên:...............................................................................................................28
2.2.4 Mối quan hệ giữa hành vi công dân tổ chức của nhân viên và hiệu quả hoạt
động của nhân viên: ...............................................................................................29
2.2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất:........................................................................30
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................32
3.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................32
3.2 Qui trình nghiên cứu ...........................................................................................32
3.3 Nghiên cứu sơ bộ định tính:................................................................................32
3.3.1 Đối tượng, phương pháp chọn và kích thước mẫu: ......................................33
3.3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện:..................................................................33
3.3.3 Thang đo chính thức cho các biến trong mô hình nghiên cứu: ....................33
3.4 Nghiên cứu chính thức định lượng: ....................................................................39
3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi:...................................................................................39
3.4.2 Thu thập dữ liệu:...........................................................................................39
3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu: ..........................................................................40
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................42
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu: .......................................................................................42
4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát:......................................................................44
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo:.......................................................................47
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA):....................................................................51
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập:..............................................52
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá biến Hành vi công dân tổ chức của thuyền viên:
...............................................................................................................................53
4.4.3 Phân tích nhân tố khám phá biến Hiệu quả hoạt động của thuyền viên:......54
4.5 Phân tích tương quan và hồi quy:........................................................................55
4.5.1 Phân tích tương quan:..................................................................................55
4.5.2 Phân tích hồi qui tuyến tính:.........................................................................56
4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu: .......................................................................61
vi
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................65
5.1 Kết luận:..............................................................................................................65
5.2 Kiến nghị:............................................................................................................66
5.2.1 Về sự hài lòng trong công việc của thuyền viên:..........................................67
5.2.2 Về sự công bằng trong tổ chức:....................................................................67
5.2.3 Về sự hỗ trợ của tổ chức:..............................................................................69
5.3 Hạn chế của đề tài: ..............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71
PHỤ LỤC 1 – DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM.....................................................79
PHỤ LỤC 2 - TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................84
PHỤ LỤC 3 - PHIẾU KHẢO SÁT THUYỀN VIÊN .............................................92
PHỤ LỤC 4 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG SPSS ...........................97
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 - Tổng sản lượng vận tải biển Việt Nam từ 2002-2015 ...............................1
Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu của Ozturk (2010) ..................................................15
Hình 2.2 - Intaraprasong và cộng sự (2012) ............................................................16
Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu của Miao (2011) ....................................................17
Hình 2.4 - Mô hình nghiên cứu của Afsar và Badir (2016)......................................18
Hình 2.5 - Mô hình nghiên cứu của Buluc (2015)....................................................19
Hình 2.6 - Mô hình nghiên cứu của Ali và cộng sự (2017) ......................................20
Hình 2.7 - Mô hình nghiên cứu của Troena và Noermijati (2013)...........................21
Hình 2.8 - Mô hình nghiên cứu của Sawitri và cộng sự (2016)................................22
Hình 2.9 – Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................30
Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu ..............................................................................32
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 - Tóm lược các nghiên cứu tiền đề............................................................25
Bảng 3-1 – Tiến độ thực hiện nghiên cứu.................................................................32
Bảng 3-2 Kết quả điều chỉnh thang đo sự hài lòng trong công việc .........................34
Bảng 3-3 Kết quả điều chỉnh thang đo sự công bằng trong phân phối.....................34
Bảng 3-4 Kết quả điều chỉnh thang đo sự công bằng trong thủ tục..........................35
Bảng 3-5 Kết quả điều chỉnh thang đo sự công bằng trong tương tác......................36
Bảng 3-6 Kết quả điều chỉnh thang đo sự hỗ trợ của tổ chức ...................................37
Bảng 3-7 Kết quả điều chỉnh thang đo hành vi công dân tổ chức của thuyền viên..38
Bảng 3-8 Kết quả điều chỉnh thang đo hành vi công dân tổ chức của thuyền viên..39
Bảng 4-1– Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính, độ tuổi, thời gian đảm nhiệm chức
danh và loại tàu. ........................................................................................................42
Bảng 4-2 Mô tả mẫu khảo sát theo chức danh, thu nhập và trình độ học vấn của
thuyền viên ................................................................................................................44
Bảng 4-3 – Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sự hài lòng trong công việc và sự
công bằng trong phân phối........................................................................................48
Bảng 4-4 – Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sự công bằng trong thủ tục và sự
công bằng trong tương tác.........................................................................................49
Bảng 4-5 – Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sự hỗ trợ của tổ chức và hành vi
công dân tổ chức của thuyền viên .............................................................................50
Bảng 4-6 – Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo hiệu quả hoạt động của thuyền
viên............................................................................................................................51
Bảng 4-7 – Kết quả phân tích nhân tố 5 biến độc lập ...............................................53
Bảng 4-8 – Kết quả phân tích nhân tố Hành vi công dân tổ chức của thuyền viên ..54
Bảng 4-9 – Kết quả phân tích nhân tố Hiệu quả hoạt động của thuyền viên............54
Bảng 4-10 – Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu.............................................................................................................................55
Bảng 4-11 - Kết quả phân tích hồi qui của mô hình 1. .............................................56
ix
Bảng 4-12 - Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư và biến
độc lập của mô hình hồi quy 1 ..................................................................................58
Bảng 4-13 - Kết quả phân tích hồi qui của mô hình 2. .............................................60
Bảng 4-14 - Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư và biến
độc lập của mô hình hồi quy 2 ..................................................................................61
Bảng 5-1 – Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ................66
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIMCO : Baltic and International Maritime Council
EFA : Exploratory factor analysis
ICS : International Chamber of Shipping
IMO: : International Maritime Organization
KMO : Kaiser – Meyer - Olkin
PCA : Principal Component Analysis
VIF : Variance Inflation Factor
1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài:
Theo Văn phòng vận tải quốc tế (ICS) thì gần 90% hàng hóa trên thế giới được
vận chuyển bằng đường biển và lực lượng thuyền viên đã đóng một vai trò rất lớn
trong việc vận chuyển hàng hóa cho nhân loại. Ngành hàng hải đóng một vai trò rất
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với những đặc thù của
ngành là tiềm năng rất lớn và mang tính quốc tế hóa cao, nên mọi hoạt động của
ngành đều có tác động đến sự phát triển của những ngành khác như kinh tế biển, du
lịch, thương mại đồng thời còn góp phần vào việc đảm bảo an ninh quốc phòng,
đảm bảo chủ quyền quốc gia và bảo vệ môi trường biển (Tạp chí giao thông, 2015).
Theo báo cáo của Cục Hàng Hải Việt Nam (2016) thì đội tàu biển Việt Nam tính
đến tháng 4/2016 có 1.895 tàu (trong đó có 39 tàu công-te-nơ với năng lực chở
khoảng 20.000 TEU), tổng dung tích khoảng 5,13 triệu GT, tổng trọng tải 7,97 triệu
DWT, độ tuổi trung bình là 17 năm. Số lượng chủ tàu Việt Nam khoảng 600 chủ
tàu, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp nhà nước (gồm Vinalines) chiếm 40%
tổng trọng tải đội tàu quốc gia. Khoảng trên 500 chủ tàu là doanh nghiệp tư nhân đa
phần chỉ có 01 hoặc 02 tàu có năng lực tài chính, trình độ quản lý hạn chế, còn
manh mún. Tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam năm 2015 đạt 125,8
triệu tấn, tăng so với năm 2014 là 27,5%. Tổng sản lượng vận tải của Việt Nam
tăng 5,4 lần so với năm 2002.
Hình 1.1 - Tổng sản lượng vận tải biển Việt Nam từ 2002-2015
23.7
69.4
81.1 88.9 96.3 100.5 98.4 98.5
125.8
0
20
40
60
80
100
120
140
Triệu tấn
Năm