Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG
HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG
HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự & Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự rằng toàn bộ nội dung luận văn này là kết quả của
quá trình tổng hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện. Các bản án, thông tin được nêu trong luận
văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kiều Nhung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Bộ luật Hồng Đức LHĐ
2 Bộ luật Gia Long LGL
3 Bộ dân luật BDL
4 Bộ luật dân sự BLDS
5 Luật hôn nhân và gia đình Luật HN&GĐ
6 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
7 Tòa án nhân dân TAND
8 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA
KẾ…………………………………………………………………...........................6
1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề hạn chế phân chia di sản thừa
kế………………………………………………………………………………….....6
1.1.1. Khái niệm thừa kế…………………………………………………………….6
1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế……………………………………………………..7
1.1.3. Khái niệm hạn chế phân chia di sản thừa kế……………………………………..8
1.2. Ý nghĩa của quy định pháp luật về hạn chế phân chia di sản thừa kế……..9
1.2.1. Nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản………………………………...9
1.2.2. Nhằm tôn trọng sự thỏa thuận của các đồng thừa kế………………………...9
1.2.3 Nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái giữa các thành viên trong gia
đình, củng cố tình đoàn kết của vợ chồng và tôn trọng những phong tục, tập quán
tốt đẹp của dân tộc…………………………………………………………………10
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về hạn chế phân chia di sản thừa kế từ
thế kỷ XV đến nay………………………………………………………………...10
1.3.1. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến trước năm 1945………………………………...11
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực…….13
1.3.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến nay…………………..16
1.4. So sánh với pháp luật Pháp trong việc xây dựng quy định về hạn chế phân
chia di sản………………………………………………………………………....18
1.4.1 Những nét tương đồng về việc hạn chế phân chia di sản thừa kế giữa pháp
luật Pháp và pháp luật Việt Nam…………………………………………………..18
1.4.2 Điểm khác biệt về việc hạn chế phân chia di sản thừa kế giữa pháp luật Pháp
và pháp luật Việt Nam……………………………………………………...............19
Kết luận chƣơng 1………………………………………………………………...21
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HẠN
CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ…………………………........................22
2.1. Một số vấn đề pháp lý của việc hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành………………………………………...22
2.1.1. Theo ý chí của người lập di chúc……………………………………………22
2.1.2. Theo sự thoả thuận của tất cả những người thừa kế………………………..24
2.1.3. Theo ý chí của nhà làm luật…………………………………………………28
2.2 Hậu quả pháp lý của việc hạn chế phân chia di sản thừa kế………………35
2.2.1. Đối với những người thừa kế………………………………………………..35
2.2.2 Đối với chủ nợ của người để lại di sản và người thừa kế…………………...36
Kết luận chƣơng 2………………………………………………………………...39
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ VỀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI
SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT…………………………...........................40
3.1. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc hạn chế phân chia
di sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành………………………40
3.1.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc hạn chế phân chia di sản
theo ý chí của người lập di chúc…………………………………………………...40
3.1.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc hạn chế phân chia di sản
theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế…………………………..........49
3.1.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hạn chế phân chia di sản theo ý
chí của nhà làm luật…………………………..........................................................55
3.2. Những hạn chế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về việc hạn chế
phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành……………..76
Kết luận chƣơng 3…………………………...........................................................78
PHẦN KẾT LUẬN……………..............................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, do đó lối sống và tư
tưởng, văn hóa nước ngoài tất yếu ảnh hưởng đến con người Việt Nam. Bên cạnh
tiếp thu những mặt tích cực, người dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi mặt tiêu
cực từ nước ngoài. Hiện nay, tư tưởng và lối sống của người dân Việt Nam có biểu
hiện xuống cấp, nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực
thừa kế. Các bên tranh chấp về di sản thừa kế với nhau không ai khác chính là
những người thân trong gia đình như tranh chấp giữa anh, chị em với nhau, giữa
con cháu với ông, bà, cha mẹ. Đáng lên án hơn là họ tranh chấp với nhau phần di
sản dùng vào việc thờ cúng tổ tiên hay phần tài sản chung của cha hoặc mẹ của họ
để lại, điều này là trái với đạo lý. Nhằm tôn trọng và bảo vệ những giá trị đạo đức,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, pháp luật nước ta quy định việc hạn chế phân chia
di sản trong một số trường hợp nhất định, những quy định này thể hiện tại Điều 686
Bộ luật dân sự năm 2005 đồng thời thể hiện trong một số quy định đặc thù như di
sản dùng vào việc thờ cúng hay di chúc chung của vợ chồng. Hơn 8 năm thi hành
Bộ luật dân sự năm 2005 nói chung và chế định thừa kế nói riêng cho thấy, những
quy định này đã đi sâu vào cuộc sống và cơ bản phù hợp với thực trạng quan hệ
thừa kế. Tuy nhiên, việc hạn chế phân chia di sản thể hiện trong các quy định đã
nảy sinh một số bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế.
Nguyên nhân của những bất cập này là do pháp luật nước ta chưa xem xét toàn diện
các vấn đề lý luận và thực tiễn mà chỉ nhìn nhận ở một số khía cạnh mang tính
nguyên tắc pháp lý hoặc tuy có xét đến những trường hợp mang tính bảo vệ truyền
thống dân tộc nhưng vẫn chưa bao quát tất cả các trường hợp. Điều này sẽ dẫn đến
tình trạng các Thẩm phán sẽ theo quan điểm chủ quan của mình để quyết định, như
vậy sẽ không đảm bảo tính thống nhất, khách quan, công bằng trong việc giải quyết
vụ việc
Qua những bất cập và nguyên nhân của thực trạng pháp luật về việc hạn chế
phân chia di sản, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện vấn đề pháp lý về hạn chế phân
chia phân chia di sản thừa kế là rất thiết thực. Từ đó tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh
những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực thừa kế nói chung và về hạn chế phân chia
di sản nói riêng, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân
đồng thời phù hợp với những nguyên tắc cơ bản ghi nhận trong Bộ luật dân sự là
tôn trọng và phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp, tinh thần tương thân
tương ái của dân tộc ta. Do đó, tác giả quyết định chọn vấn đề “Hạn chế phân chia
2
di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, có ý
nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thừa
kế. Do đó, vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong từng giai
đoạn phát triển của xã hội và pháp luật, cụ thể các công trình nghiên cứu đó là:
sách Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn
Ngọc Điện do nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (năm 2001); sách Thừa kế
theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của tác giả Phùng
Trung Tập do nhà xuất bản Tư pháp (năm 2005). Các công trình này đã nghiên cứu
bao quát các vấn đề về thừa kế, đặc biệt là so sánh với luật cổ và bình luận khoa học
những vấn đề pháp lý về thừa kế qua từng giai đoạn phát triển của xã hội. Những
công trình khoa học này đã đóng góp quan trọng trong nền pháp luật Việt Nam cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả sau khi ban hành Bộ luật dân sự
năm 2005 như: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005, tập III do Hoàng Thế
Liên (chủ biên), công trình này đã phân tích và nêu lên những điểm mới về quy định
hạn chế phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, công trình này nghiên cứu chỉ dừng lại
ở những lý giải cơ bản về vấn đề mới được bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Trong sách chuyên khảo như:
Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận án tập 1, 2 của tác giả Đỗ Văn
Đại (Xuất bản lần thứ 2) do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật - Hà Nội (năm
2013);
Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các tác giả Phạm
Văn Tuyết, Lê Thị Kim Giang do nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội (năm 2013).
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích, bình luận những quy định của
pháp luật về thừa kế thông qua các bản án đã giải quyết trong đó có vấn đề di sản
dùng vào việc thờ cúng, di chúc chung của vợ chồng,... Những luận giải, định
hướng trong công trình nghiên cứu này rất thiết thực để tác giả vận dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài của mình.
Bên cạnh đó, việc hạn chế di sản được đề cập trong công trình nghiên cứu
luận văn Thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp như:
Hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành của
tác giả Lê Minh Hùng, luận văn Thạc sĩ (năm 2003). Tác giả công trình nghiên cứu
này đã nêu một số bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hạn
chế phân chia di sản thừa kế quy định tại trong Bộ luật dân sự năm 1995 như: về
các trường hợp hạn chế phân chia di sản, hậu quả pháp lý của việc hạn chế phân
3
chia di sản, thời hạn hạn chế phân chia di sản thừa kế,… Đây là những vấn đề mà
tác giả tập trung nghiên cứu trong đề tài luận văn của mình.
Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam hiện hành của tác giả
Võ Thị Cẩm Tú, luận văn Thạc sĩ (năm 2013), đề tài này đã nêu một số vấn đề pháp
lý của việc hạn chế phân chia đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng, đây là
phần nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả.
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành Khóa luận tốt nghiệp (năm 2011) của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương và
khóa luận tốt nghiệp (năm 2013) của tác giả Đặng Thị Nga về đề tài Di chúc chung
của vợ chồng - Những lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu
nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện hay vấn đề di chúc chung của vợ chồng, tuy nhiên
các công trình này đã nêu lên một số bất cập của việc hạn chế phân chia di sản có
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả.
Ngoài ra, các bài viết có nêu một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
của tác giả đăng trên tạp chí khoa học pháp lý, tạp chí tòa án, tạp chí kiểm sát và
nghiên cứu lập pháp như:
Lê Minh Hùng (2005), “Những điểm mới của các quy định về thừa kế trong
Bộ luật dân sự năm 2005", Tạp chí khoa học pháp lý, (06), tr.14-22; Lê Minh Hùng
(2006), “Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ
chồng”, Tạp chí khoa học pháp lý, (04), tr. 28-37.
Nguyễn Minh Hằng (2009), “Yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc chia một phần
di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu khởi kiện”, Tạp chí kiểm sát, (15), tr.29-33;
Nguyễn Thế Lục (2011), Trao đổi bài viết bàn về hiệu lực di chúc chung của vợ
chồng”, Tạp chí tòa án nhân dân (4).
Phạm Văn Bằng (2014), “Những vấn đề đặt ra về chế định thừa kế khi sửa đổi
Bộ luật Dân sự”, Nghiên cứu lập pháp(05), tr.32-44;…
Các nội dung bài viết trên đã nêu lên những bất cập và giải pháp hoàn thiện về
vấn đề hạn chế phân chia di sản nói chung và một số bất cập của việc hạn chế phân
chia đối với phần tài sản chung của vợ chồng được định đoạt trong di chúc chung và
phần tài sản dùng vào việc thờ cúng hay ảnh hưởng của việc hạn chế phân chia di
sản đối với thời hiệu khởi kiện thừa kế
Từ đó cho thấy, các tác giả trên chỉ tập trung nghiên cứu một cách tổng thể về
thừa kế hay một số khía cạnh về thừa kế nên việc phân tích và đưa ra giải pháp để
hoàn thiện pháp luật về vấn đề hạn chế phân chia di sản chưa được chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên, những nguồn tài liệu trên là quan trọng để tác giả tham khảo khi thực
hiện đề tài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài của tác giả là phân tích, đánh giá những vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng của việc hạn chế phân chia di sản thừa kế thể hiện trong
các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó nêu lên những bất cập, vướng mắc của
pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
4
Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, làm rõ những lý luận chung về hạn chế phân chia di sản thừa kế và ý
nghĩa của việc hạn chế phân chia di sản thừa kế. Bên cạnh đó nêu lên lịch sử phát
triển về việc hạn chế phân chia di sản thừa kế thể hiện trong các quy định của pháp
luật Việt Nam đồng thời so sánh với pháp luật của Pháp về vấn đề này.
Thứ hai, phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về việc hạn
chế phân chia di sản thừa kế. Từ đó nêu lên những ưu và khuyết điểm của pháp luật
hiện hành về vấn đề này
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những hướng sửa đổi, bổ sung về việc hạn chế
phân chia di sản thừa kế thể hiện ở các quy định trong pháp luật hiện hành.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật Việt
Nam hiện hành về việc hạn chế phân chia di sản thừa kế, cụ thể tác giả tập trung
nghiên cứu những ưu và khuyết điểm của các trường hợp hạn chế phân chia di sản
thừa kế theo Điều 686 Bộ luật dân sự năm 2005 và việc hạn chế phân chia đối với
phần di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 670), phần tài sản chung của vợ chồng
được định đoạt trong di chúc chung (Điều 663 và Điều 668) quy định trong Bộ luật
dân sự năm 2005. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
5. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu nêu trên, tác giả tập trung
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật hiện hành về việc hạn
chế phân chia di sản thừa kế thể hiện ở các quy định nêu trong Bộ luật dân sự năm
2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
6. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp này
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ vận dụng phương pháp này trong
cả ba chương
- Phương pháp so sánh, lịch sử: Dùng để đối chiếu giữa quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành với pháp luật trước đây ở Việt Nam và pháp luật của Pháp
về việc hạn chế phân chia di sản, tác giả vận dụng phương pháp này chủ yếu trong
chương 1
- Kết hợp lý luận với thực tiễn: Dựa trên các quy định của pháp luật, đối chiếu
với thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó phân tích những bất cập, vướng mắc của pháp
5
luật hiện hành về việc hạn chế phân chia di sản thể hiện trong các quy định và đưa
ra giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tác giả vận dụng phương pháp này chủ yếu trong
chương 3
7. Tính mới và ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tính mới của đề tài
Điểm mới của đề tài nghiên cứu của tác giả so với các công trình nghiên cứu
khoa học trước đây là nghiên cứu trọng tâm, chi tiết và có hệ thống về việc hạn chế
phân chia di sản thừa kế thể hiện trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành đồng thời tác giả mở rộng vấn đề nghiên cứu và hướng giải quyết mới trên cơ
sở kế thừa có chọn lọc những giải pháp hoàn thiện pháp luật của các tác giả trước
đây.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với những kiến thức đã được nghiên cứu và trình bày, tác giả nhận thấy rằng
tuy đề tài nghiên cứu ở một khía cạnh của pháp luật thừa kế nhưng có ý nghĩa và
tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn bởi lẽ với những kiến nghị mà tác giả đề
xuất trong luận văn sẽ góp phần giải quyết cơ bản và cấp thiết những vấn đề của
thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực thừa kế nói chung và vấn đề hạn chế phân chia di
sản nói riêng. Tác giả hy vọng rằng trong tương lai công trình nghiên cứu này sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu pháp luật của các tác giả
khác, đặc biệt đối với đội ngũ làm công tác xây dựng và ban hành pháp luật.
8. Bố cục của Luận văn
Luận văn được thiết kế thành 3 phần (tổng số trang là 80) gồm: Phần mở đầu,
nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Lý luận chung về hạn chế phân chia di sản thừa kế
Chƣơng 2. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hạn chế phân chia di
sản thừa kế
Chƣơng 3. Một số bất cập, hạn chế về hạn chế phân chia di sản thừa kế theo
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
6
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ
HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Để xem xét một cách toàn diện vấn đề hạn chế phân chia di sản thừa kế thể
hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành, trước tiên tác giả đề cập đến một
số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Thừa kế, di sản thừa kế và
hạn chế phân chia di sản thừa kế. Từ đó tác giả nêu lên ý nghĩa của việc hạn chế
phân chia di sản đồng thời trong chương này tác giả nêu lên lịch sử phát triển về
việc hạn chế phân chia di sản thể hiện trong các quy định của pháp luật Việt Nam
và so sánh với pháp luật Pháp về vấn đề này.
1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề hạn chế phân chia di sản thừa
kế
1.1.1. Khái niệm thừa kế
Qua nghiên cứu, thừa kế được giải thích theo nhiều cách khác nhau như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt “Thừa kế là hưởng tài sản của người chết để lại hay
thừa kế gia sản của cha mẹ”1
. Đây là cách hiểu thông thường nhất về khái niệm
thừa kế.
Theo Từ điển Luật học“Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế
và thừa kế là phương tiện để duy trì củng cố quan hệ sở hữu”2
. Cách giải thích này
đã đã khẳng định giữa sở hữu và thừa kế có mối liên quan chặt chẽ với nhau bởi sở
hữu là tiền đề để thừa kế phát sinh, ngược lại thừa kế sẽ duy trì, củng cố và phát
triển tài sản. Từ đó cho thấy mục đích chính của thừa kế là nhằm duy trì cuộc sống
gia đình đồng thời phát triển tài sản của bản thân và gia đình.
Ngoài ra, thừa kế còn được hiểu “Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của
người chết cho một chủ thể - đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức- theo ý chí của
người để lại di sản hoặc theo các quy tắc của xã hội, mà mỗi chế độ xã hội khác
nhau có những quy tắc khác nhau do điều kinh tế, chính trị - xã hội…quyết định”3
.
Theo cách hiểu này, thừa kế không những là sự chuyển dịch tài sản của người chết
cho cá nhân, tổ chức theo ý chí của người để lại di sản mà còn theo những quy tắc
của xã hội.
1 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Tư Pháp, TP.Hồ Chí Minh, tr.895
2 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, tr.754
3
Trường đại học luật TP.Hồ Chí Minh (2012), Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu về tài sản và quyền thừa
kế, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.176
7
Từ đó cho thấy, mặc dù thừa kế được các tác giả giải thích theo nhiều cách
khác nhau nhưng các khái niệm này đều có điểm chung và có thể hiểu một cách
khái quát như sau: “Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu của người để
lại di sản cho người có quyền hưởng di sản theo di chúc hay theo pháp luật”
1.1.2. Khái niệm di sản thừa kế
Theo từ điển Tiếng Việt, di sản được hiểu hiểu là “Tài sản của người chết để
lại. Hưởng di sản của cha mẹ”4
.
Theo Từ điển Luật học“Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho
những người thừa kế … Di sản thừa kế bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của
người chết để lại …”
5
Tác giả khác quan niệm di sản như sau“Di sản là toàn bộ tài sản có giá trị vật
chất hoặc giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền tiếp nối
từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác được bảo hộ về mặt pháp
lý”6
. Cách định nghĩa này đã gần như bao quát các vấn đề pháp lý của di sản thừa
kế bởi lẽ di sản là tài sản không chỉ mang tinh chất vật chất mà còn mang những giá
trị tinh thần và đặt thêm vấn đề về nghĩa vụ tài sản đối với những người thừa kế khi
người để lại di sản còn nghĩa vụ đối với những người khác đồng thời khẳng định
quyền thừa kế hay quyền lợi của người khác liên quan đến di sản thừa kế được Nhà
nước bảo hộ bằng pháp luật.
Từ những quan niệm về di sản trên cho thấy, các tác giả này đều có cách hiểu
chung, đó là xem di sản là tài sản của người chết để lại cho người còn sống.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm di sản mà di sản được
quy định một cách ngắn gọn như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”7
. Như
vậy, di sản được pháp luật dân sự hiểu là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người
chết để lại cho người sống và chúng được chia thành hai loại như sau:
Thứ nhất, di sản là tài sản riêng của người chết: Theo quy định của pháp luật
dân sự, tài sản thuộc quyền sở hữu của tư nhân (cá nhân) bao gồm: “thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các
tài sản hợp pháp khác của cá nhân”8
. Điều đó có nghĩa là những tài sản mà pháp
luật công nhận là tài sản và thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân thì di sản mới có giá
trị pháp lý và tất nhiên cá nhân có quyền để lại thừa kế. Để xác định tài sản nào là
4 Viện ngôn ngữ học (2002), tlđd 1, tr.229
5 Viện khoa học pháp lý (2006), tlđd 2, tr.216-217
6 Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.34
7 Điều 634 BLDS 2005
8 Điều 212 BLDS 2005