Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hai mảnh vỏ - bivalve.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
204.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
801

Hai mảnh vỏ - bivalve.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HAI MẢNH VỎ - BIVALVE

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là nhóm loài khai thác lớn nhất trong số các loài nhuyễn thể có

vỏ ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng bãi triều. Đây là các loài có giá trị thực phẩm cao,

nhu cầu tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, nhiều đối tượng đã trở thành hàng hoá có giá trị

kinh tế cao.

Một số loài có giá trị xuất khẩu ở Việt nam

1. Sò huyết

Tên tiếng Anh : Blood Cookle, Arca Cuneata Reeve,

Granular Ark

Tên khoa học : Andara granosa (Linné, 1758)

Tên tiếng Việt : Sò huyết, sò trứng, sò tròn

Sò huyết là loài sống ở vùng trung triều, độ sâu 1-2m nước.

Chất đáy thích hợp là bùn cát. Nơi có ảnh hưởng nước ngọt

(độ mặn 15-20 ‰) ở vùng cửa sông là khu vực phân bố thích

hợp của sò huyết. Sò huyết thường sống vùi mình trong lớp

bùn đáy. Dinh dưỡng bằng hình thức lọc. Thức ăn là động vật

phù du và bùn bã hữu cơ.

Sò huyết có khả năng sinh sản quanh năm, nhưng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến

tháng 8. Cá thể thành thục sinh sản trong môi trường nước. Ấu trùng phù du trải qua giai đoạn

biến thái và chuyển xuống sống đáy khi xuất hiện điểm mắt.

Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được dùng làm món ăn đặc sản tại

các nhà hàng hải sản và các khách sạn. Sò huyết là sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

Đặc điểm hình thái : Vỏ dày có hình dạng trứng, hai vỏ bằng nhau. Mặt ngoài vỏ có gờ

phóng xạ phát triển, số lượn gờ từ 17 đến 20 gờ, trên mỗi gờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Bản lề

rộng, hình thoi, có màu nâu đen. Vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ

hơn, hình tam giá. Sò huyết là loài có máu đỏ. Mặt ngoài vỏ có màu nâu đen, mặt trong vỏ có

màu trắng sứ. Con lớn, vỏ dài 50-60 mm, cao 40-50mm.

Vùng phân bố : Ở Việt Nam sò huyết được phân bố dọc ven bở biển từ Bắc vào Nam, ở các

vùng cửa sông và đầm phá. Sò huyết có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Phú

Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bến tre, Kiên Giang.

Khai thác : Sò huyết được khai thác bằng phương pháp thủ công, dùng cào

Mùa vụ khai thác : quanh năm, chính vụ : th áng 6 - 9

Tình hình nuôi : Sò huyết hiện nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,

Bến Tre, Kiên Giang, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế

Hình thức nuôi : nuôi bãi triều.

Năng suất nuôi cao nhất đạt 60 tấn/ha. Nguồn giống chủ yếu vớt tự nhiên. Gần đây, Viện

nghiên nuôi trồng thuỷ sản 3 đã thu được những kết quả bước đầu trong việc sản xuất nhân tạo

giống sò huyết.

Giá trị kinh tế : Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon. Là thức ăn ưa thích

và phổ biến ở các nhà hàng đặc sản. Sò huyết là sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

Dạng sản phẩm : ăn tươi, hấp, luộc, nướng

Thành phần dinh dưỡng của sò huyết:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!