Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty 28 tại Đà nẵng.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Trong cơ chế thị truờng luôn luôn vận động và thay đổi .Đối với doanh
nghiệp kinh doanh, một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản
xuất đó là đối tượng lao động, vật liệu cũng vậy nó cũng là đối tượng lao
động nhưng đã thể hiện dưới dạng vật hoá như bông trong doanh nghiệp
dệt, da trong doanh nghiệp đóng dày, vải trong doanh nghiệp may mặc ...
Mặt khác mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi
phải hiểu rõ chính mình, làm sao để thành công và phát triển, làm sao có thể
cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác tức là đòi hỏi một doanh nghiệp
phải tạo ra được những sản phẩm mà uy tín của mình được giữ vững độ tin
cậy cao tạo cho khách hàng một sự tin tưởng khi làm ăn với nhau .Vì vậy
phải có những sản phẩm đạt chất lượng tốt đồng nghĩa với việc chọn vật
liệu đạt chất lượng , đúng tiêu chuẩn .
Cho nên vật liệu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng chỉ
mỗi vật liệu vẫn chưa đủ mà phải có công cụ dụng cụ để tác động lên vật
liệu tạo ra sản phẩm. Nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
sản phẩm hàng may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Nhận thức được tầm quan trọng trên đồng thời được sự đồng ý của
ban giám hiệu nhà trường và trong thời gian thực tế tại Chi Nhánh Công Ty
28 tại Đà Nẵng. Em đã chọn đề tài " HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ " để làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài trên gồm có những
phần sau
Báo cáo gồm có 3 phần :
Phần I : Cơ sở lý luận của chuyên đề .
Phần II : Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế
toán kế toán tại đơn
A. Giới thiệu về công ty .
B. Thực trạng công tác kế toán
Phần III : Những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế
toán kế toán tại đơn vị.
A. Đánh giá chung.
B. Những đóng góp
Tuy nhiên đề tài này so với một số đề tài khác hơi rộng. Song với trình
độ kiến thức còn hạn chế không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ
bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các anh, chị trong phòng hành
chính của Chi Nhánh Công Ty 28 tại Đà Nẵng làm cho đề tài càng ngày
hoàn thiện hơn.
PHẦN I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TRONG DOANH NGHIỆP
I. VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
A. VẬT LIỆU:
1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc kế toán và nhiệm vụ của vật liệu:
a. Khái niệm:
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, tham gia trực tiếp và thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm,
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
b. Đặc điểm:
-Tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định.
-Trong quá trình sản xuất vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi
hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm.
- Gía trị của nó được tính hết vào chi phí sản xuất
c. Nguyên tắc kế toán:
Khi nhập và xuất vật liệu phải tính giá thực tế. Được sử dụng một trong
hai phương pháp kế toán hàng tồn kho.
- Phương pháp kê khai thường xuyên: tài khoản sử dụng sẽ được phản
ánh trực tiếp trên tài khoản hàng tồn kho.
- Phương pháp kiểm kê định kì:
+ Gía trị vật liệu sử dụng chỉ được tính khi có giá trị tồn cuối kì.
+ Các tài khoản hàng tồn kho được ghi hai lần trong kì.
+ Tình hình biến động trong kì được theo dõi ở tài khoản 611
- Kế toán vật liệu phải thực hiện đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và
hiện vật.
- Kế toán phải được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
d. Nhiệm vụ:
-Tổng hợp số liệu tình hình nhập, xuất , tồn kho vật liệu cả về số lượng,
chất lượng, chủng loại...
- Hướng dẫn kiểm tra các phân xưởng, các kho, mở sổ sách cần thiết và
hạch toán vật liệu đúng chế độ, phương pháp.
- Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật
liệu, chế độ bảo quản, các định mức dự trữ, định mức tiêu hao, đề xuất biện
pháp xử lý vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng kém phẩm chất.
- Xác định vật liệu tiêu hao và phân bổ chính xác cho đối tượng sử dụng.
- Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu và lập báo cáo về vật liệu
2. Phân loại và tính giá vật liệu:
a. Phân loại:
Vật liệu của doanh nghiệp gồm nhiều loại do vậy cần thiết phải phân loại
nhằm quản lý một cách có hiệu quả. Gồm có:
- Nguyên vật liệu chính: là những yếu tố vật chất tạo nên phần chính của
sản phẩm được sản xuất ra. Nguyên liệu trực tiếp được nhận diện dễ dàng
trong sản phẩm vì nó đặc trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của cái gì đã được
sản xuất ra.
- Nguyên vật liệu phụ: được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính
để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, nó khong cấu thành thực thể
chính của sản phẩm mà nó chỉ làm thay đổi bên ngoài về hình dạng của
nguyên vật liệu chính.
- Nhiên liệu: là loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho
sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị như: sấy, ủi, hấp...
- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư dùng để thay thế, sữa chữa máy
móc, thiết bị phương tiện vận tải.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản, phế liệu thu hồi.
a. Tính giá vật liệu:
Đây là một vấn đề quan trọng trong việc tổ chức hạch toán quan trọng
trong việc tổ chức hạch toán vật liệu.
• Khâu nhập:
- Đối với vật liệu mua ngoài
Giá trị
vật liệu = Giá mua + thuế NK + CPKhác - các khoản giảm trừ ( nếu có)
nhập kho
- Đối với vật liệu mang tính chất đặc thù thì phải tính ra giá không có
thuế
Giá thanh toán
Giá chưa thuế =
1+% GTGT
- Vật liệu tự sản xuất : Giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu.
- Vật liệu thuê ngoài chế biến :
Giá nhập kho = Giá do đơn vị cấp + Chi phí vận chuyển bốc dỡ
- Vật liệu nhận góp vốn: Giá nhập kho do hội đồng đánh giá (được sự
chấp nhận của các bên).
- Vật liệu được biếu tặng: Giá nhập kho là gía thực tế trên thị trường.
• Khâu xuất: