Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Góp ý công tác phân tích công việc tại công ty tư vấn xây dựng điện I.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục lục
Nguyễn Thị Thu Giang - QTNL 42 A 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. ỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động và
dân số đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu về chuyên ngành Kinh tế
lao động và quản trị nguồn nhân lực.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Vân Điềm đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt 15 tuần thực tập, cảm ơn cô đã có những gợi mở, phê bình và
góp ý cho em khi thực hiện chuyên đề thực tập của mình.
Em xin cảm ơn các cô chú trong phòng Tổ chức cán bộ- Lao động thuộc công
ty Tư vấn xây dựng điện I, đặc biệt là cô Đỗ Thị Diễm Nghi đã tạo mọi điều
kiện cho em đến thực tập tại công ty và cung cấp cho em những tài liệu cần
thiết.
Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Giang
2. CÁC TỪ VIẾT TẮT
PTCV: Phân tích công việc
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MTCV: Mô tả công việc
YCCV: Yêu cầu công việc với người thực hiện
TCTHCV: Tiêu chuẩn thực hiện công việc
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
TCCB-LĐ: Tổ chức cán bộ lao động
P.8: Phòng 8
VP: Văn phòng
HTQT: Hợp tác quốc tế
ĐD:Đường dây
NMĐ: Nhà máy điện
TVTN:Thuỷ văn thuỷ năng
KT-KH: Kinh tế- kế hoạch
TC-KT: Tài chính kế toán
KHCNMT: Khoa học công nghệ môi trường
BP.TBCTĐ: Bộ phận thiết bị công trình điện
BP.ĐDĐP: Bộ phận đường dây địa phương
TV PTĐĐP: Tư vấn phát triển điện địa phương
Nguyễn Thị Thu Giang - QTNL 42 A 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích công việc là một công cụ quan trọng để tiến hành các hoạt động
QTNL khác như kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo
phát triển, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động…
Khái niệm Phân tích công việc không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp
ở phương Tây và đã được họ tiến hành hơn 100 năm qua. Tuy nhiên tại các
doanh nghiệp Việt Nam lí thuyết Quản trị nhân lực nói chung và Phân tích công
việc nói riêng còn khá mới. Vì vậy số lượng các công ty thực hiện công tác này
còn ít. Trong thời gian thực tập tại công ty Tư vấn xây dựng điện I em nhận thấy
ban lãnh đạo công ty đã bắt đầu quan tâm đến công tác này nhưng vẫn chưa có
điều kiện để tổ chức thực hiện. Đến thời điểm này, công ty chưa có bất kì các
bản Mô tả công việc, Yêu cầu của công việc với người thực hiện, Tiêu chuẩn
thực hiện công việc nào. Vì thế em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của
mình là:
“GÓP Ý CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN I ”.
Trong khi thực hiện chuyên đề của mình em đã sử dụng cả hai nguồn số liệu là
số liệu của công ty cung cấp và số liệu do em tự khảo sát.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài Lời mở đầu và Kết luận thì Nội dung
gồm có 3 phần chính như sau:
Phần I: Mục đích và tầm quan trọng của công tác Phân tích công việc trong
doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng công tác Phân tích công việc tại công ty Tư vấn xây dựng
điện I
Phần III: Các góp ý và giải pháp về tổ chức thực hiện công tác Phân tích công
việc tại công ty Tư vấn xây dựng điện I.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. PHẦN I
MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Phân tích công việc là một việc làm quan trọng mà tất cả các công ty đều
phải thực hiện nếu muốn các hoạt động QTNL khác được tiến hành thuận lợi.
Phân tích công việc đã được nhiều nước phát triển trên thế giới thực hiện hơn
100 năm qua và là công cụ quản trị nhân lực phổ biến nhất, tuy nhiên ở Việt
Nam đây vẫn là khái niệm mới mẻ.
Vậy PTCV là gì? Có thể hiểu PTCV là một quá trình thu thập các tư liệu và
đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến việc
thực hiện công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công
việc đó.
Có thể có nhiều người còn nhầm lẫn công việc và “ nghề” do đó còn hiểu sai
về PTCV, cho rằng PTCV hay phân tích một nghề, một nhiệm vụ hay một vị trí
là giống nhau. Thực chất các khái niệm “ nhiệm vụ”, “ vị trí”, “ công việc”,
“nghề” là khác nhau.
Nhiệm vụ là đơn vị nhỏ nhất của phân tích biểu thị từng hoạt động lao động
riêng biệt với tính mục đích cụ thể và mỗi người lao động phải thực hiện.
Vị trí biểu thị tất cả các hoạt động của cùng một người lao động, vị trí là cấp
độ tiếp theo của phân tích.
Công việc là tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hay
là tất cả các nhiệm vụ tương tự nhau được thực hiện bởi một số người lao động.
Công việc khác với nghề. Nghề là một khái niệm rộng hơn. Nghề là một tập
hợp các công việc tương tự nhau về nội dung có liên quan đến nhau ở một mức
độ nhất định với những đặc tính vốn có đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết
Nguyễn Thị Thu Giang - QTNL 42 A 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đồng bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, có những kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm
cần thiết để thực hiện. PTCV là công tác quan trọng là vì PTCV cung cấp cho
người lao động đầy đủ thông tin về công việc để họ hiểu rõ hơn trách nhiệm của
mình khi thực hiện công việc được giao (trách nhiệm trong lĩnh vực chuyên
môn, trách nhiệm với công việc của người khác…), người lao động để thực hiện
công việc đó thì cần có những tiêu chuẩn gì ( tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm cần phải có, các kĩ năng cần thiết, các tiêu
chuẩn về sức khoẻ, độ tuổi, giới tính…). PTCV còn giúp người lao động hiểu
được cách thức thực hiện công việc, các tiêu chuẩn để hoàn thành công việc,
ngoài nhiệm vụ chính người lao động còn phải thực hiện những nhiệm vụ gì
khác…
Không chỉ cung cấp thông tin cho người lao động, PTCV còn cung cấp cho nhà
quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó,
mối tương quan của công việc đó với công việc khác, kiến thức và kĩ năng cần
thiết và các điều kiện làm việc… Từ những thông tin đó nhà quản trị sẽ biết
công việc đó thích hợp với nhân viên nào, hay nói cách khác là biết tuyển chọn
người có những tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện những công việc đó hoặc biết
cần phải đào tạo những nhân viên trong công ty có những kĩ năng gì để thực
hiện công việc. PTCV cũng cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết
qua bản Mô tả công việc để đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân
viên được chính xác, từ đó mà trả thù lao cho người lao động một cách công
bằng, xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra…
Kết quả của PTCV là đưa ra ba bản: bản MTCV, bản YCCV, bản TCTHCV
Bản MTCV:
Là văn bản viết để giải thích về các nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm
việc và tất cả những khía cạnh khác có liên quan đến công việc cụ thể.
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bản MTCV bao gồm các nội dung chính sau: Chức danh công việc, bộ phận,
người viết, ngày viết, mã số công việc, số trang, chức danh ngừơi quản lí trực
tiếp, số người lãnh đạo dưới quyền, tóm tắt công việc, các nhiệm vụ, trách
nhiệm, điều kiện làm việc( phương tiện vật chất kĩ thuật, vệ sinh và an toàn lao
động...) .Bản mô tả công việc là bản liệt kê chính xác và súc tích những điều mà
công nhân viên phải thực hiện. Nó cho ta biết công nhân viên làm cái gì, làm
như thế nào và các điều kiện cần thiết để các nhiệm vụ đó được được thực hiện.
Bản YCCV:
Là một văn bản liệt kê về những đòi hỏi của công việc với người thực
hiện bao gồm các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm cần phải có, trình
độ giáo dục, đào tạo phẩm chất và những đặc trưng cần phải có của người lao
động như sự chính xác, trung thực, phán đoán tốt, khả năng lãnh đạo, tính cẩn
thận và tỉ mỉ…
Bản TCTHCV:
Là bản mô tả một hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh các yêu cầu của
việc hoàn thành các nhiệm vụ được qui định trong bản MTCV cả về mặt số
lượng chất lượng, đây là bản chi tiết hoá bổ sung cho bản MTCV.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PTCV:
PTCV có ý nghĩa quan trọng và là công cụ cơ bản nhất trong mọi giai đoạn
của Quản trị nhân lực:
1. Đối với công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực(KHH NNL):
KHH NNL là quá trình đánh giá các nhu cầu về nguồn nhân lực xuất phát từ
mục tiêu của tổ chức và xây dựng các kế hoạch về nhân lực nhằm đáp ứng các
nhu cầu đó. KHH NNL là điều kiện để các tổ chức thực hiện thắng lợi các mục
tiêu của mình vì nhờ KHH mà có thể dự tính các giải pháp đáp ứng NNL, giúp
doanh nghiệp có đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động đáp ứng các mục tiêu
Nguyễn Thị Thu Giang - QTNL 42 A 7