Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Gỡ bỏ rào cản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
616.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
800

Gỡ bỏ rào cản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

GỠ BỎ RÀO CẢN PHÁP LÝ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI

TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

Thành viên tham gia:

CAO KHÁNH LINH - 11182595

PHẠM THỊ ÁI - 11180002

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. ĐỖ KIM HOÀNG

Hà Nội - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi.

Những tài liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu do chính

chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

Sinh viên

Cao Khánh Linh

Phạm Thị Ái

0

A) PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với 70% dân số tham gia lao động trong ngành

kinh tế này, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, từ một đất nước nông nghiệp nghèo nàn lạc

hậu Việt Nam nay đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản, có uy tín trên thương

trường quốc tế nhờ có các chủ trương, chính sách đường lối đúng đắn của Đảng và

Chính Phủ Việt Nam là đất nước đang phát triển phải cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp

với những nước phát triển, vốn có nhiều lợi thế về quản lý, công nghệ, nghiên cứu và

phát triển, nguồn lực... Vì vậy, một trong những yếu tố giúp rút ngắn khoảng cách là

ứng dụng CNC vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhất là với

ngành nông nghiệp do bởi lĩnh vực này ở nước ta có đặc thù chịu ảnh hưởng nhiều bởi

tự nhiên và đang trong quá trình hiện đại hóa, do vậy nên đồng vốn tín dụng rất quan

trọng để duy trì sản xuất, đầu tư phát triển lâu dài trong ngành kinh tế lớn này

Nhận thức rõ cuộc cách mạng công nghệ bùng nổ trên khắp thế giới dẫn đến phát triển

nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến là hướng đi đúng đắn hiện nay,

Chính phủ Việt Nam quan tâm, chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ, ưu đãi để

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thông qua các chính sách, chủ trương về

tín dụng trong nông nghiệp Thủ đô Hà Nội có diện tích đồng bằng lớn, khí hậu nơi đây

ôn hòa, thích hợp cho phát triển cây trồng, trên thực tế Hà Nội đã có rất nhiều mặt hàng

nông sản chủ lực xuất khẩu sang các nước. Bên cạnh đó Hà Nội tập trung đông dân cư,

do vậy nhu cầu về lương thực thực phẩm rất lớn.

Nhận thấy tiềm năng phát triển cao ngành nông nghiệp tại TP Hà Nội cùng với sự

quan sát trên thực tế vẫn còn sự mâu thuẫn giữa các chính sách ưu đãi hỗ trợ tín dụng từ

phía Nhà nước dành cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC và khả năng tiếp cận

nguồn vốn của cá nhân tổ chức khiến cho việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất

nông nghiệp còn hạn chế trên thực tế, đề tài “gỡ bỏ rào cản pháp lý tạo điều kiện

thuận lợi tiếp cận tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn

thành phố Hà Nội” được lựa chọn làm bài nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tôi.

1

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của bài viết là xác định ảnh hưởng của những rào cản pháp lý tới việc

tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi dành cho nông nghiệp ứng dụng CNC cụ thể là trên địa

bàn TP Hà Nội và những chủ trương chính sách ưu đãi của TP trong thời gian qua đối

với lĩnh vực nông nghiệp đặc thù này. Trên cơ sở tìm ra những khó khăn, rào cản trong

quá trình tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của các cá nhân, doanh nghiệp muốn đầu tư

vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC, nhóm tác giả sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể

nhằm tạo ra hành lang pháp lý giúp nguồn tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực nông

nghiệp ứng dụng CNC và người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhau một cách dễ

dàng hơn.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu chung như vừa đề cập, bài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như

sau:

i. Tìm hiểu về các chính sách của Chính phủ và TP Hà Nội trong thời gian nghiên cứu

dành cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC nói chung và nông nghiệp ứng dụng

CNC trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng.

ii. Xác định tầm quan trọng của tín dụng đối với việc mở rộng, phát triển nông nghiệp

ứng dụng CNC trên địa bàn Hà Nội trong thời gian nghiên cứu.

iii.Xác định thực tế tổ chức thực hiện pháp luật tín dụng phát triển nông nghiệp ứng

dụng CNC trên địa bàn TP Hà Nội và những thành tựu ban đầu đạt được.

iv.Xác định các nút thắt rào cản về pháp lý khiến cá nhân, doanh nghiệp nông nghiệp

ứng dụng CNC khó nguồn vốn tín dụng ưu đãi, rào cản, khó khăn khiến các TCTD, các

NHTM còn e ngại khi rót nguồn vốn ưu đãi dành cho lĩnh vực này.

v. Đề xuất giải pháp giúp phần nào tháo gỡ các nút thắt trên và tạo ra hành lang pháp lý

giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng

CNC và các NHTM có thể tiếp cận nhau một cách dễ dàng hơn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng công tác thực hiện pháp luật về tín dụng phát triển nông nghiệp

CNC tại địa bàn Hà Nội.

2

4. Đối tượng nghiên cứu:\

- Làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về tín dụng phát triển nông nghiệp CNC tại địa

bàn Hà Nội

- Phân tích những khó khăn trong quá trình các cá nhân, tổ chức vay vốn tại các TCTD

nhằm mục đích đầu tư nông nghiệp CNC

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tín dụng phát triển nông nghiệp CNC

5. Phạm vi nghiên cứu:

Công trình tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2017 đến

đầu năm 2020

6. Đối tượng khảo sát:

Các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn 3 quận huyện Đông Anh, Gia

Lâm, Long Biên

7. Cấu trúc của công trình:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục

các hình, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, luận văn được chuyển tải

thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

Chương này đưa ra các vấn đề lý luận về nông nghiệp CNC, tín dụng nông nghiệp CNC

và hệ thống các văn bản pháp luật về tín dụng nông nghiệp CNC

- Chương 2: Thực trạng và kết quả về công tác thực hiện pháp luật tín dụng nông

nghiệp ứng dụng CNC. Chương này bao gồm thực trạng thực hiện pháp luật của các

chủ thể liên quan đến tín dụng nông nghiệp CNC trong xã hội gồm các TCTD, chính

quyền và đối tượng vay vốn cá nhân tổ chức cùng với kết quả thực hiện pháp luật và

những khó khăn vướng mắc của các đối tượng vay vốn trong quá trình cấp tín dụng

- Chương 3: Một số đánh giá, nhận xét về thực trạng và kết quả công tác thực hiện pháp

luật tín dụng nông nghiệp CNC và giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

nêu trên

3

B) NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG

DỤNG CNC - LÝ LUẬN VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

ỨNG DỤNG CNC

1.1.1. Nông nghiệp ứng dụng CNC:

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm:

Theo Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, các

công nghệ được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp CNC bao gồm: tự động hóa, cơ

giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu

mới, công nghệ sinh học; giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và giá

trị cao…Việc sử dụng công nghệ giúp cải tiến quy trình sản xuất của ngành nông

nghiệp gồm có quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… có hiệu quả kinh tế cao

cho đơn vị sản xuất, thân thiện với môi trường và tăng giá trị chất lượng của sản phẩm.

Theo Luật CNC 2008, CNC là “công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo

ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi

trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc

hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.

Tiếp cận định nghĩa về quá trình ứng dụng công nghệ, theo góc độ giả thuyết kinh

tế có thể được hiểu là sự tăng lên tổng productivity. Có nghĩa là người nông dân sản

xuất lượng sản phẩm đầu ra vật chất nhiều hơn với nguyên liệu đầu vào tương tự, hoặc

ngược lại là lượng sản phẩm đầu ra giữ nguyên nhưng nguyên liệu đầu vào ít hơn. Do

đó, việc ứng dụng công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi trong quá trình sản xuất và làm

tăng lợi nhuận. Công nghệ mới không chỉ thể hiện dưới dạng vật chất thông thường, có

thể là hàng hóa, lao động, đất đai, vốn mà còn là phương thức quản lý điều khiển hoặc

thông tin mới. Do đó, công nghệ có thể giúp tiết kiệm lao động, tối ưu hóa nguồn vốn,

4

1

Về khái niệm CNC, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm ra định

nghĩa cụm từ đó trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ nền tảng doanh nghiệp

(Firm-based), Morhrman và Von Glinow miêu tả các tổ chức doanh nghiệp CNC gắn

liền với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường bên ngoài. Về sản phẩm, có thể hiểu

sản phẩm CNC được đo lường xác định bởi mức độ chuyên sâu trong nghiên cứu để tạo

ra sản phẩm đó. Về nền công nghiệp CNC, Malecki đề cập tới hai đặc điểm chính, thứ

nhất đó là phần trăm các sản phẩm có chứa hàm lượng chất xám cao chiếm tỉ lệ đa số

trong nền công nghiệp đó. Thứ hai, ông đề cập tới những người làm việc về lĩnh vực

công nghệ đóng vai trò là lực lượng đông đảo và chủ chốt trong toàn bộ lực lượng lao

động. Nền công nghiệp CNC tồn tại bằng cách luôn luôn liên tục, nhanh chóng cải tiến

sản phẩm, và được miêu tả là nền công nghiệp “tốc độ đồng hồ”. Tại sao hai khái niệm

này lại được xem như là một ? Chính bởi vì góc độ nền tảng doanh nghiệp CNC (tập

hợp doanh nghiệp ở trong nền công nghiệp đó) đặc điểm của chúng là thích ứng với

môi trường, do vậy trong nền công nghiệp “tốc độ đồng hồ”, nếu một sản phẩm không

theo kịp sự phát triển sẽ trở nên lỗi thời. Có thể thấy, với giả thuyết này, có thể nhìn

nhận CNC dưới khía cạnh độ mới của sản phẩm (the newness aspect), nó đề cập đến

vòng đời của chúng rất ngắn, điều này dẫn đến sự đòi hỏi liên tục tới doanh nghiệp và

chính phủ về việc nâng cấp, chế tạo mới sản phẩm. Với nghiên cứu khác, CNC lại được

xem xét trên hai vấn đề đó chính là độ tinh vi của sản phẩm và độ phức tạp của quá

trình làm ra sản phẩm (the level of complexity). Mức độ công nghệ của một sản phẩm

thì dựa vào cả hai điều đấy.2

Tựu chung lại, mức độ công nghệ của một sản phẩm phải được đánh giá trên độ

mới và độ phức tạp. Sản phẩm CNC tức là sản phẩm đó được tạo ra, nâng cấp thường

xuyên và chứa hàm lượng chất xám cao trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Định nghĩa này không chỉ đúng trong một vài trường hợp mà nó còn có thể sử dụng

trong nhiều bối cảnh khác. Sản phẩm có giá trị cao hay thấp sẽ căn cứ vào hai khía cạnh

đó

1 Agricultural Technologies and Tropical Deforestation (1999) - Arild Angelsen, David Kaimowitz

2 High technology revisited: definition and position (2006) - Harm-Jan Steenhuis and Erik J. de Bruijn

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!